Phân biệt dấu hiệu sốt xuất huyết và Covid-19

Covid-19 và sốt xuất huyết đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây lan thành dịch.

Cả 2 bệnh đều có các biểu hiện ban đầu giống nhau dễ gây nhầm lẫn vì vậy người dân cần hết sức lưu ý.

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và Covid-19

1. Con đường lây truyền và thời gian ủ bệnh

Sốt xuất huyết: Là bệnh do virus Dengue gây nên. Virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh thường là trong vòng 5-7 ngày.

Covid-19 : Do virus SARS-CoV-2 gây ra, lây truyền từ người sang người qua các giọt b.ắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp, tiếp xúc gần. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày, trung bình từ 4-5 ngày tính từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh.

2. Các yếu tố nguy cơ dễ gây bệnh nặng

Sốt xuất huyết : Đối tượng t.rẻ e.m nhỏ t.uổi (đặc biệt trẻ sơ sinh), phụ nữ mang thai, người ở vùng dịch SXH hoặc người nhiễm sốt xuất huyết lần 2 (Sốt xuất huyết có 4 chủng virus khác nhau nên một người có thể mắc đến 4 lần trong đời), các bệnh nhân có bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường, hen suyễn, tim…

Covid-19: Trên 65 t.uổi hoặc có bệnh nền như tiểu đường, bệnh về hô hấp mãn tính, huyết áp, gan, phổi, thận hoặc suy giảm miễn dịch….

phan biet dau hieu sot xuat huyet va covid 19 b46 6101526

Muỗi vằn Aedes Aegypti không trực tiếp gây bệnh nhưng là vật chủ truyền virus Dengue gây bệnh.

3. Các triệu chứng của sốt xuất huyết và Covid-19

Sốt xuất huyết và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, người dân cần phân biệt rõ để phát hiện đúng bệnh và có phương án xử lý kịp thời.

Sốt xuất huyết:

– Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39-40 độ trong 2-7 ngày liền.

– Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

– Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ chích, c.hảy m.áu cam, ói ra m.áu.

– Các dấu hiệu của sốc: Mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp, hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt …

Trong đó cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng theo mức độ nặng hay nhẹ:

– Sốt xuất huyết mức độ nhẹ: Người bệnh chỉ sốt, chưa có hoặc có kèm theo triệu chứng xuất huyết.

– Sốt xuất huyết mức độ nặng: Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc hoặc sốc nặng: người bứt rứt, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ, hạ huyết áp; huyết áp kẹt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0).

Covid-19:

– Sốt (trên 37,5 độ C) hoặc ớn lạnh, mệt mỏi.

– Ho, hụt hơi hoặc khó thở.

– Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người.

– Mất vị giác hoặc khứu giác.

– Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Tiêu chảy.

phan biet dau hieu sot xuat huyet va covid 19 d9c 6101526

Nên chú ý đến các biểu hiện của bệnh để có cách xử trí kịp thời.

4. Cần làm gì khi nghi ngờ bị bệnh?

Đối với người nghi ngờ mắc bệnh, khi phát hiện có những triệu chứng khởi đầu của hai bệnh lý trên, cần đến ngay cơ sở y tế để được lấy mẫu xét nghiệm để nhận biết đúng bệnh và được thăm khám kịp thời. Với tình trạng nặng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị để tránh biến chứng xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn Covid-19

– Vệ sinh không gian sống thường xuyên, tránh nước tù đọng và loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi.

phan biet dau hieu sot xuat huyet va covid 19 5f7 6101526

Dọn dẹp các vật dụng gây tồn đọng nước để t.iêu d.iệt nơi sinh sản của muỗi xung quanh khu vực sống.

– Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà như chai lọ, các mảnh vỡ có thể đọng nước, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ,…

– Thả cá vào các dụng cụ đựng nước có dung tích lớn như bể, giếng, chum, vại,… để cá ăn hết lăng quăng/ bọ gậy nếu có.

– Nên ngủ màn, kể cả ban ngày.

– Sử dụng sản phẩm chống muỗi hàng ngày, đặc biệt vào khoảng thời gian chiều tối để bảo vệ khỏi muỗi đốt.

Thông tin sản phẩm

Remos – sản phẩm chuyên dùng chống muỗi đã được kiểm nghiệm và đảm bảo hiệu quả, an toàn. Remos kết hợp giữa hoạt chất chống muỗi và các mùi hương, tinh dầu thiên nhiên giúp tăng hiệu quả xua muỗi lên đến 10 giờ, giúp phòng ngừa muỗi đốt lây truyền bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Các dòng sản phẩm đa dạng và phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, làn da nhạy cảm…

phan biet dau hieu sot xuat huyet va covid 19 f70 6101526

1. Mentholatum Remos: Chứa Diethyltoluamide giúp duy trì hiệu quả chống muỗi suốt 10 giờ, hoạt chất được WHO và EPA công nhận an toàn và hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi. Sản phẩm dùng cho người lớn và t.rẻ e.m trên 4 t.uổi.

– Dạng phun sương với 2 hương: Sả chanh và Lavender.

– Dạng kem với 3 hương: Cam, sả chanh và Lavender.

2. Remos Baby: Chứa Picaridin, được WHO và EPA công nhận an toàn và hiệu quả. Sản phẩm có thể dùng cho t.rẻ e.m từ 6 tháng t.uổi, phụ nữ có thai, người có làn da nhạy cảm. Thiết kế dạng xịt và kem với tinh dầu khuynh diệp, hiệu quả xua muỗi kéo dài suốt 6 giờ.

Các sản phẩm đều được Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy phép lưu hành và Viện Sốt rét – Côn trùng – Ký sinh trùng TPHCM kiểm định hiệu quả và tính an toàn.

– Tham khảo thêm thông tin sản phẩm https://www.remos.com.vn/

Dấu hiệu điển hình phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết

Trong khoảng một tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội gia tăng nhanh, trong đó có nhiều ca bệnh nặng.

Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng nhanh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố chỉ trong một tuần (4 – 10/10) đã ghi nhận hơn 440 ca mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân rải rác tại 28 quận/huyện, 166 xã/phường.

Từ cuối tháng 8, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn nửa sau của tháng 9. Trong số các bệnh nhân đến thăm khám, có nhiều trường hợp diễn biến vừa tới nặng, phải nhập viện điều trị nội trú.

dau hieu dien hinh phan biet covid 19 va sot xuat huyet 2a6 6100183

Một bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC).

Tại Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai , từ cuối tháng 9 đã bắt đầu gia tăng số bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi người, phát ban, hạ tiểu cầu…

Hai tuần trở lại đây, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp trẻ sốt xuất huyết. Đặc biệt, có một bệnh nhi 9 t.uổi rất nguy kịch do nhập viện muộn.

Một tuần trước khi nhập viện, trẻ sốt cao liên tục (39 – 41độ C), dùng hạ sốt không đáp ứng nên được gia đình đưa đến cơ sở y tế gần nhà để thăm khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết. Bệnh nhi được theo dõi sức khỏe và truyền nước tại nhà, đến ngày thứ 6 của bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau bụng, co giật, sốt cao liên tục, li bì.

dau hieu dien hinh phan biet covid 19 va sot xuat huyet e1d 6100183

Sốt xuất huyết do virus Dengue được truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang mầm bệnh (Ảnh minh họa).

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Trường hợp bệnh nhân nam N.V.Đ. (60 t.uổi, Phú La, Hà Đông) nhập viện trong tình trạng sốt nóng, đau mỏi người, đau đầu, nôn, họng xung huyết, xét nghiệm Dengue virus dương tính. Hay như trường hợp bệnh nhân N.T.N.L. (58 t.uổi, Kiến Hưng, Hà Đông) cũng nhập viện với biểu hiện tương tự, xét nghiệm Dengue virus dương tính.

Đáng nói, có hiện tượng nhiều bệnh nhân khi có triệu chứng khởi điểm sốt thì ngại đi khám vì ngại Covid-19, hoặc có đi khám thì chỉ vào sàng lọc Covid-19 rồi về nhà, khiến nhiều người diễn biến rất nặng ở thời điểm nhập viện điều trị.

Cách phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh nguy hiểm do virus gây ra. Trong khi tác nhân gây bệnh của Covid-19 là SARS-CoV-2, thì sốt xuất huyết lại do virus Dengue được truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, 2 căn bệnh này lại có một số triệu chứng tương đối giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong đại dịch Covid-19, cần đặc biệt lưu ý chẩn đoán phân biệt giữa sốt xuất huyết Dengue và Covid-19:

Giống nhau

BS Thư chỉ ra rằng, Covid-19 và sốt xuất huyết Dengue có sự giao thoa về một số biểu hiện lâm sàng. Cụ thể, điểm giống nhau ở đây là tình trạng: sốt, đau cơ, đau đầu. Bên cạnh đó, cả 2 bệnh đều có thể gây ra tình trạng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và rối loạn chức năng gan.

Khác nhau

dau hieu dien hinh phan biet covid 19 va sot xuat huyet d28 6100183

Một trong những triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết là nổi ban xuất huyết (Ảnh minh họa).

Theo BS Thư, mặc dù có sự giao thoa về một số biểu hiện lâm sàng nhưng Covid-19 và sốt xuất huyết vẫn có các triệu chứng đặc trưng riêng để giúp phân biệt. Cụ thể:

Với sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân thường có tình trạng đau hốc mắt, ban xuất huyết, thường có đau bụng hoặc nôn.

Với Covid-19 lại có một số bệnh cảnh khác, thường ít gặp ở sốt xuất huyết điển hình như triệu chứng đường hô hấp.

“Cần lưu ý rằng ở sốt xuất huyết Dengue, các biểu hiện đầu tiên rất ít gặp tình trạng về đường hô hấp, trừ giai đoạn bệnh nhân có tràn dịch, ứ dịch hoặc suy hô hấp (giai đoạn sốc)”, BS Thư phân tích.

Trong khi đó, bệnh nhân mắc Covid-19 có các triệu chứng ban đầu lại thường là suy hô hấp, ho, khó thở, đau ngực, hội chứng xanh tím da do thiếu oxy, chảy nước mũi, hắt hơi và mất vị giác, khứu giác.

Bên cạnh đó, chuyên gia này khuyến cáo, ngay cả khi bệnh nhân đã có xét nghiệm sốt xuất huyết dương tính nhưng nếu có các triệu chứng về đường hô hấp nghi ngờ Covid-19, vẫn cần tiếp tục làm sàng lọc Covid-19 vì không loại trừ trường hợp bệnh nhân mắc đồng thời cả 2 bệnh.

Các chuyên gia cảnh báo, sốt xuất huyết không phải là bệnh thông thường, mà là bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính có thể diễn biến nặng và t.ử v.ong nên phải có sự theo dõi của nhân viên y tế. Do đó, khi ghi nhận những dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần đến bệnh viện để thăm khám trong 3 ngày đầu.

Dịch sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, khi sốt có kèm theo 5 dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn đã mắc sốt xuất huyết và cần đến bệnh viện sàng lọc ngay:

– Đột nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì;

– Nôn tăng;

– Đột nhiên đau bụng hoặc tăng cảm giác đau;

– Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn;

– C.hảy m.áu bất kỳ chỗ nào: chân răng, m.áu cam…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *