Tai biến mạch m.áu não – đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, thường gặp vào mùa rét. Vì các tế bào não bị tổn thương, bệnh nhân đột quỵ sẽ đối mặt với các di chứng, điển hình là liệt nửa người.
Theo BS Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), sau khi cơn tai biến xảy ra, bệnh nhân sẽ cần phải điều trị bằng cấp cứu nội khoa trong tối thiểu 1 tuần, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được điều trị phục hồi chức năng.
Có nhiều phương pháp để phục hồi chức năng, trong y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp chính. Bên cạnh đó, kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, tập vận động…
Bài Viết Liên Quan
- ‘Y bác sĩ Việt Nam đã hồi sinh tôi’
- Thực phẩm nào dễ tạo cảm giác lo lắng nên hạn chế sử dụng?
- Dược chẩm: Dưỡng não, an thần, ổn định huyết áp
BS Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) châm cứu cho bệnh nhân
“Đột quỵ trong đông y được gọi là chứng trúng phong. Bệnh gây bế tắc kinh lạc, nên sẽ sử dụng phương pháp châm cứu để điều hòa khí huyết, lưu thông kinh lạc, tuần hành khí huyết, nhằm giảm triệu chứng liệt”, BS Ninh phân tích.
Tại khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng hiện đang điều trị phục hồi chức năng cho khoảng 20 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ. Mỗi ngày các bệnh nhân sẽ được châm cứu bằng phương pháp điện châm trong thời gian khoảng 30 phút.
Theo BS Ninh, điện châm là một phương pháp có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và kỹ thuật hiện đại. Bằng cách truyền dòng điện 1 chiều qua kim châm, hiệu quả kích thích huyệt đạo sẽ được tăng lên đáng kể so với châm cứu truyền thống, từ đó giúp bệnh nhân nhanh phục hồi hơn.
Bộ điều chỉnh dòng điện truyền vào kim châm cứu
“Với phương pháp châm cứu truyền thống, thầy thuốc sẽ vê kim bằng tay để kích thích huyệt đạo. Hiện nay với công nghệ hiện đại, chúng tôi có thể sử dụng dòng điện để thay thế thao tác này, không chỉ giảm đau đớn mà hiệu quả cũng cao hơn nhiều”, BS Ninh cho hay.
Tùy thuộc vào vị trí huyệt các bác sĩ sẽ lựa chọn loại kim châm có độ dài khác nhau
Để thực hiện điện châm, mỗi bệnh nhân sẽ được châm khoảng 20 huyệt ở cả chân và tay. Số lượng này có thể thay đổi tùy theo tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân. Ví dụ, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, mất ngủ hay tinh thần chưa tỉnh táo có thể châm nhiều hơn.
Theo BS Ninh, bên cạnh việc tìm đúng vị trí chính xác huyệt cần châm, các bác sĩ cũng phải xác định chiều dài kim châm phù hợp, để đảm bảo châm được vào huyệt.
“Các loại kim châm có kích cỡ 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, 25cm sẽ phù hợp với từng huyệt. Cần chọn châm kim thích hợp với từng huyệt để kim không bị thừa quá nhiều. Ngược lại nếu kim châm quá ngắn sẽ không thể xuyên tới huyệt”, BS Ninh cho hay.
Theo BS Ninh thao tác châm kim đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo và kinh nghiệm của bác sĩ. Khi châm, tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt. Đẩy kim từ từ tới huyệt, kích thích kim cho đến khi bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, bác sĩ cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt. Kim càng dài thao tác châm lại càng khó.
Sau khi châm kim xong, bác sĩ tiến hành kết nối vào máy điện châm, bằng cách nối cặp dây (2 cực) của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ – tả của máy điện châm.
BS Ninh giải thích: “Sau khi kết nối, tiến hành điều chỉnh tần số ở máy điện châm. Tần số tả cho huyệt cần châm tả, còn tần số bổ cho huyệt cần châm bổ. Với bệnh nhân có dấu hiệu co cứng quá nhiều cần phải giảm bớt tần số, vì nếu rung quá nhanh sẽ khiến cơ co nhiều. Sau khi chỉnh tần số, tiếp tục điều chỉnh cường độ, phụ thuộc vào từng bệnh nhân một”.
Theo chuyên gia này, mỗi đợt điều trị phục hồi chức năng sẽ kéo dài 4-6 tuần. Với những bệnh nhân bị tổn thương não nhẹ có đến 80% phục hồi tốt trong đợt điều trị đầu tiên.
Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân có thể điều trị nhiều đợt, giữa mỗi đợt cần có những khoảng nghỉ kéo dài 2-4 tuần. Trong thời gian đó phải duy trì thuốc để phòng các nguy cơ, cũng như có chế độ tập luyện.
“Bệnh nhân dù nặng hay nhẹ thì việc châm cứu cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng vận động rất nhiều”, BS Ninh phân tích.
Xoa bóp, bấm huyệt lão khoa: “Năng lượng mới” cho người cao t.uổi
Người từ hơn 60 t.uổi trở lên được coi là người cao t.uổi (NCT). Độ t.uổi này có những thay đổi đáng kể về cả thể chất lẫn tinh thần, họ rất cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc phù hợp của người thân trong gia đình.
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, chúng ta có thể giúp chất lượng cuộc sống của NCT được cải thiện.
Về thể chất, NCT đối mặt với quá trình lão suy, dễ bị mắc bệnh hơn người trẻ do hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, dễ mắc các bệnh mạn tính huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, thoái hóa khớp, loãng xương… gây đau nhức dai dẳng, khó ngủ. Bản thân mỗi NCT cảm nhận những biến đổi trong cơ thể về sức lực, trí nhớ, tinh thần, nghe nhìn, cảm giác đau…
Về mặt xã hội, NCT là đối tượng không còn đi làm nữa, mối quan hệ xã hội ngày một thu hẹp. Bên cạnh đó, họ còn có thể mất đi những khả năng đã có như: không thể lái xe, tự nấu ăn hay tự chăm sóc vệ sinh, trở thành lệ thuộc người khác. Có người chấp nhận, ứng phó thành công với sự suy giảm chức năng, nhưng cũng có người trở thành lo lắng quá độ, lúc nào cũng cần con cái ở cạnh để được chăm sóc; trở nên cau có, gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng những nhu cầu của mình. Cuộc sống sẽ bị phụ thuộc nhiều vào gia đình và người chăm sóc, dẫn đến sự mất độc lập. Vì thế, NCT thường có cảm giác bị bỏ rơi, buồn bã, chán nản.
Những NCT hay can thiệp hay kiểm soát quá nhiều vào đời sống con cháu, thường là những người không thỏa hiệp và thích nghi được với giai đoạn mới này của đời sống.
Xoa bóp, bấm huyệt lão khoa là một trong những cách chăm sóc sức khỏe tốt cho NCT, làm dịu nỗi đau thể chất, mang lại sự thoải mái về mặt tinh thần.
1. Tăng lưu lượng m.áu đến các bộ phận cơ thể: Tăng tuần hoàn là lợi ích quan trọng nhất đối với NCT. Lưu thông m.áu tốt có thể ngày càng trở nên khó khăn khi chúng ta già đi, do xu hướng trở ít hoạt động, vận động. Ở NCT, liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt không chỉ làm giảm các dấu hiệu lão hóa mà còn tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể trước nhiều bệnh tật phát sinh, do khả năng vận động giảm sút.
2. Cải thiện khả năng giữ thăng bằng và dáng đi: Té ngã luôn được xếp vào danh sách những mối quan tâm hàng đầu của NCT, vì xương có xu hướng trở nên yếu hơn khi chúng ta già đi. Xoa bóp, bấm huyệt làm tăng lưu lượng m.áu đến các chi, giúp cải thiện khả năng nhận thức, hoặc cảm giác về vị trí tương đối của các bộ phận trên cơ thể, do đó cải thiện khả năng thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã.
3. Tốt cho thần kinh, cải thiện giấc ngủ: Lưu thông m.áu làm cho não bộ lưu thông tốt. Khi hệ thống thần kinh được kích thích trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt, sẽ tạo ra “hormone hạnh phúc” serotonin và dopamine. Sự hiện diện của các hormone này sẽ mang lại cảm giác bình tĩnh và giúp người được xoa bóp, bấm huyệt thư giãn, giảm căng thẳng. Endorphin chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ.
Mức độ dopamine thấp có liên quan đến sự thiếu nhiệt tình và thiếu tự tin. Xoa bóp, bấm huyệt kích thích sự gia tăng dopamine, khiến cá nhân cảm thấy có động lực để thực hiện các hành động hướng tới mục tiêu mong muốn. Mức độ serotonin thấp có liên quan đến trầm cảm và cô đơn.
Xoa bóp, bấm huyệt có thể làm tăng mức serotonin, mang lại cảm giác quan trọng và suy nghĩ tích cực. Xoa bóp, bấm huyệt có thể ức chế việc giải phóng cortisol, một loại hormone liên quan đến căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Một số bằng chứng cho thấy, xoa bóp, bấm huyệt lão khoa có tác dụng cải thiện tốt đối với trí nhớ.
4. Làm mềm các cơ và mô cứng: Khi chúng ta già đi, chúng ta thường trở nên ít hoạt động hơn và do đó cơ bắp của chúng ta cứng lại và căng hơn.Xoa bóp bấm huyệt giúp làm mềm cơ, làm tăng độ đàn hồi của mô bằng cách tăng lưu lượng m.áu đến các khu vực, giảm căng cơ tổng thể. Độ đàn hồi của mô đề cập đến khả năng kéo dài của các mô khi bị căng. Nếu một mô có độ đàn hồi thấp thì khả năng bị tổn thương hoặc đứt ra khi bị căng sẽ tăng lên. Xoa bóp, bấm huyệt có thể làm tăng độ đàn hồi của mô thông qua việc tăng nhiệt độ của các mô thông qua việc tăng lưu thông m.áu, làm ấm các mô cho phép chúng thư giãn. Sự gia tăng độ đàn hồi của mô sẽ cải thiện hiệu suất, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động, giúp họ đi lại, tham gia tập thể dục, có thể giúp họ khỏe mạnh và thậm chí giảm nguy cơ té ngã.
5. Tạo cảm giác được chăm sóc và thoải mái: Một số người thích được xoa bóp, bấm huyệt, có thể tạo ra cảm giác quan tâm và kết nối, các động tác xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp NCT cảm thấy được thư giãn.
6. Giúp phục hồi đột quỵ: Trước đây, người ta quy định việc nghỉ ngơi trên giường lên đến 48 giờ sau khi bị đột quỵ, vì sợ gây ra một cơn đột quỵ khác. Nhưng lập trường đó đã thay đổi, sau một cơn đột quỵ, những NCT được khuyên nên đứng dậy và đi lại.Biện pháp hỗ trợ chính cho việc này là liệu pháp xoa bóp bấm huyệt, giúp kích thích các khu vực bị ảnh hưởng, tập trung vào bộ phận yếu, liệt.
7. Hỗ trợ miễn dịch: Xoa bóp bấm huyệt giúp giải phóng nhiều độc tố, hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Góp phần cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe ở NCT.
8. Giảm đau mạn tính: Đau mạn tính là cơn đau đã xuất hiện lâu hơn 6 tháng. Sự khởi đầu của nó đôi khi ngấm ngầm, từ từ. Nếu cơn đau mạn tính không được điều trị, có thể dẫn đến trầm cảm, hạn chế phạm vi chuyển động và mất chức năng. Xoa bóp, bấm huyệt có thể làm giảm cơn đau bằng cách giải quyết các mô sẹo kết dính hoặc căng cơ, hỗ trợ loại bỏ các chất thải, tăng nhiệt độ mô.
Xoa bóp có thể giúp giảm đau, thông qua lý thuyết cổng đau và giảm căng cơ. Việc ngăn chặn các thông điệp đau đến não được thực hiện bởi vì các thông điệp xoa bóp bấm huyệt được gửi đến một sợi thần kinh thay thế và dẫn truyền nhanh hơn. Căng cơ có thể dẫn đến đau do tích tụ các chất cặn bã và kết dính các sợi collagen.
9. Giúp mau hồi phục chấn thương hoặc sau phẫu thuật: Khi một NCT gặp phải một chấn thương, quá trình chữa lành sẽ chậm hơn nhiều so với một người trẻ t.uổi. Xoa bóp, bấm huyệt khi áp dụng sau phẫu thuật có thể cực kỳ có lợi đối với quá trình chữa bệnh. Do tính chất xâm lấn của phẫu thuật nên việc tổn thương mô mềm là khó tránh khỏi.
Khi bị thương hoặc tổn thương mô sẹo được tạo ra. Mô sẹo là chất kết dính và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cấu trúc xung quanh như cơ, gân, dây chằng và cân bằng.
Xoa bóp, bấm huyệt liên quan đến các động tác vuốt từ trung bình đến sâu, có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu và phá vỡ sự hình thành của mô sẹo, điều này sẽ cho phép các cấu trúc mô phục hồi chức năng đầy đủ nhanh hơn nhiều.
Trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt, sẽ tạo ra “hormone hạnh phúc” serotonin và dopamine. Sự hiện diện của các hormone này sẽ mang lại cảm giác bình tĩnh và giúp người được xoa bóp, bấm huyệt thư giãn, giảm căng thẳng. Endorphin chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ. Mức độ dopamine thấp có liên quan đến sự thiếu nhiệt tình và thiếu tự tin. Xoa bóp, bấm huyệt kích thích sự gia tăng dopamine, khiến cá nhân cảm thấy có động lực để thực hiện các hành động hướng tới mục tiêu mong muốn.