Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, với những biểu hiện là da bị sưng đỏ, nổi mẩn, mụn nước… Để điều trị, việc lựa chọn thuốc bôi ngoài da được ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng an toàn?
Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở t.rẻ e.m nhưng có thể kéo dài đến t.uổi trưởng thành. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.
Giai đoạn cấp tính thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, n.hiễm t.rùng. Giai đoạn mạn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da.
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
Tác dụng của kem bôi viêm da cơ địa
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc dạng kem bôi viêm da cơ địa được nghiên cứu, sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh của con người. Tuy có rất nhiều loại kem bôi da khác nhau nhưng đặc điểm chung của chúng là đều có công dụng là làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh và làm dịu mát vùng da bị viêm, tái tạo làn da khỏe mạnh hơn.
Trong đó, kem bôi trị viêm da cơ địa cho người lớn có các thành phần hoạt chất chống viêm, giảm ngứa hiệu quả cao. Các loại kem bôi viêm da cơ địa cho t.rẻ e.m thường sẽ có các thành phần tự nhiên, tá dược nhẹ để phù hợp với làn da mỏng, nhạy cảm của bé. Tùy vào từng đối tượng, dạng bệnh, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kem bôi viêm da cơ địa phù hợp.
Thông thường, trong thành phần kem bôi viêm da cơ địa sẽ có rất nhiều hoạt chất mang lại nhiều tác dụng như:
Tăng cường bảo vệ da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu giúp chống lại các dị ứng, giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời nó còn ngăn ngừa vi khuẩn, nấm… xâm nhập gây viêm nhiễm hiệu quả.
Ngoài ra còn có các thành phần dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm, tái tạo da giúp vùng da bị viêm mềm mại hơn. Tránh tình trạng da bị nứt nẻ, khô da hình thành nên sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.
Các hoạt chất có trong kem bôi viêm da cơ địa còn có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, hỗ trợ phục hồi các vùng da bị tổn thương một cách hiệu quả.
Sử dụng kem bôi da giúp giảm triệu chứng ngứa do viêm da cơ địa.
Bài Viết Liên Quan
- Những lợi ích của việc ăn cá với bệnh ung thư
- Dấu hiệu bất thường vào buổi sáng cho thấy bạn mắc bệnh nguy hại
- Ấu trùng trong tai gây thủng nhĩ b.é g.ái 16 tháng t.uổi
Tổn thương do viêm da cơ địa.
Dùng sao cho an toàn?
Hiện nay, các loại kem bôi tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa thường chứa glucocorticoid, như fluticasone, betamethasone, clobetasone. Lưu ý, vì thuốc có thành phần corticoid nên chỉ sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Những loại glucocorticoid có tác dụng cực mạnh (như sicorten plus, dermovate…) chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng. Tránh sử dụng quá liều lượng, bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da…
Để đảm bảo công hiệu cũng như tính an toàn của sản phẩm, hãy thử dùng với liều lượng nhỏ trước để tránh hiện tượng da bị mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào trong kem bôi da.
Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của kem bôi viêm da cơ địa. Bao gồm:
Mức độ của bệnh: Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sẽ quyết định thời gian điều trị dài hay ngắn của các loại kem bôi viêm da cơ địa. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi trong vài ngày. Ngược lại, nếu bạn phát hiện trễ hoặc chủ quan không điều trị thì sẽ rất lâu khỏi.
Thể trạng người bệnh: Đối với người có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao thì khả năng phục hồi sẽ rất tích cực, nhanh chóng. Còn nếu cơ địa của bệnh nhân kém, hệ miễn dịch suy yếu thì sẽ khó chữa dứt điểm được và khả năng tái phát cao.
Chế độ sinh hoạt: Nếu người bệnh có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động khoa học thì thời gian chữa khỏi sẽ nhanh hơn, nguy cơ tái phát thấp hơn. Ngược lại, nếu bạn không thoa kem bôi viêm da cơ địa đều, sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, hợp lý thì sẽ rất lâu khỏi.
Thói quen khiến da bạn bị nứt nẻ
Do khí hậu lạnh kết hợp độ ẩm thấp, làn da của chúng ta bị khô và gặp các vấn đề liên quan như viêm da cơ địa, vảy nến, gàu.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm Lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cho biết: “Da là bộ phận bên ngoài bảo vệ cơ thể. Độ ẩm và nước phụ thuộc rất nhiều vào làn da. Do đó, thời tiết hanh khô, chênh lệnh nhiệt độ sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh hơn”.
Bác sĩ này chia sẻ trong những ngày nhiệt độ thấp, tổng số bệnh nhân đến khám không tăng nhưng số người bị khô da lại chiếm tới 50%. Trong đó, đối tượng tới khám nhiều nhất là t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, trẻ sơ sinh và người già trên 70 t.uổi. Nhóm này thông thường đã có nguy cơ khô da cao. Vào mùa đông, tình hình trầm trọng hơn.
Tình trạng khô da đặc biệt khó chịu với t.rẻ e.m có làn da mỏng manh. Trong khi đó, người già có nồng độ nước trong da rất thấp khiến tình tình trạng nứt nẻ nặng hơn, thậm chí, gây khó ngủ.
Do đó, bác sĩ Nguyệt Minh khuyến cáo việc dưỡng ẩm cho da rất cần thiết. Tuy nhiên, người dân nên mua các sản phẩm dưỡng ẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và được cấp phép.
Những người viêm da cơ địa cũng cần sự tư vấn của bác sĩ kỹ trước khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm. Nguyên nhân là một số sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần không phù hợp và gây các tác dụng phụ. Mọi người cũng cần hiểu rằng đôi khi để đảm bảo an toàn, các loại dược mỹ phẩm bác sĩ kê sẽ không có mùi thơm.
Theo bác sĩ Minh, cách sử dụng dưỡng ẩm đơn giản, hiệu quả nhất là thoa kỹ, dày sau khi tắm xong và lau khô – thời điểm da có độ ẩm cao nhất. Lúc này, các hoạt chất dưỡng ẩm sẽ dễ thấm vào da nhất.
Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong bằng một lớp dày là cách hiệu quả nhất. Ảnh minh họa: Medical News Today.
Bác sĩ này cho biết thời gian qua, Bệnh viện Da liệu Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp khô da, nứt nẻ bị bội nhiễm do điều trị sai cách. Phổ biến nhất là việc đắp lá, ngâm nước lá. Các bệnh nhân sau khi bị bội nhiễm, bắt đầu xuất hiện tình trạng chảy nước kèm nứt nẻ.
Sai lầm phổ biến của nhiều người là tắm nước quá nóng và rất kỹ trong mùa đông, làm mất đi các chất dưỡng ẩm và lipit tốt trên da. Thói quen này làm tăng mức độ khô da.
“Nhiều phụ nữ bị khô da và thấy xuất hiện nhiều gàu nên nghĩ mình có nhiều tế bào c.hết. Họ dùng nước hoa hồng hoặc các dung dịch khác để tẩy da c.hết. Tuy nhiên, sau lần tẩy đó, da có thể sẽ bị tổn thương và tình trạng khô trở nên trầm trọng hơn”, bác sĩ Minh khuyến cáo.
Đặc biệt, việc sử dụng đèn sưởi, máy sưởi, điều hòa 2 chiều…, cũng có thể gây khô da vì nhiệt độ quá cao nếu không chú ý. Do đó, khi dùng đèn sưởi cho t.rẻ e.m, cha mẹ nên đặt chậu nước trong nhà để tạo độ ẩm và tránh đặt thiết bị này quá gần.
Ở một số vùng, người dân thường sử dụng củi đốt để sưởi ấm. Tuy nhiên, việc làm này khá nguy hiểm bởi gây khô da trầm trọng, thậm chí, mang đến nguy cơ ngạt khí hay cháy nổ khi đặt trong phòng kín.