Có không ít người không có hứng thú với chuyện ăn uống, và điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Bài Viết Liên Quan
- Các tỉnh miền Tây gấp rút ứng phó với dịch COVID-19
- Bất ngờ phát hiện u gan 10cm khi đi khám sức khỏe định kỳ
- Chị em nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm này giúp kỳ k.inh n.guyệt trở nên dễ chịu hơn
Uể oải, thiếu năng lượng: Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy bạn đang ăn không đủ là thiếu năng lượng. Bạn cần hiểu rằng mỗi hoạt động trong cuộc sống đều đòi hỏi năng lượng, do đó bạn cần ăn đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động đó.
Luôn cảm thấy đói: Một dấu hiệu khác của việc ăn quá ít là luôn cảm thấy đói. Nghiên cứu cho thấy bạn càng cố gắng hạn chế lượng calo hấp thu vào thì bạn càng thấy đói hơn.
Thường xuyên bị táo bón: Nghiên cứu cho thấy triệu chứng táo bón kéo dài có thể là hậu quả của việc nạp vào quá ít calo. Bạn cần ăn đủ các thực phẩm giàu chất xơ để duy trì nhu động ruột khỏe mạnh.
Mất kinh hoặc k.inh n.guyệt không đều: Một dấu hiệu khác của sự thiếu calo là mất kinh hoặc k.inh n.guyệt không đều. Có nhiều nguyên nhân khiến k.inh n.guyệt không đều, nhưng ăn ít là nguyên nhân phổ biến nhất.
Luôn cảm thấy lạnh: Luôn cảm thấy lạnh là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, mà một trong số đó là chế độ ăn uống không phù hợp. Nghiên cứu cho thấy thiếu calo khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống, từ đó làm bạn cảm thấy lạnh.
Rụng tóc: Rụng một vài sợi tóc mỗi ngày là chuyện bình thường, nhưng nếu bạn thấy mình rụng tóc quá nhiều, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn không đủ mức cần thiết. Cơ thể ưu tiên dinh dưỡng cho các cơ quan thiết yếu rồi mới đến các cơ quan khác, do đó nếu bạn nạp vào quá ít calo, da đầu và tóc sẽ không được nhận đủ dinh dưỡng.
Tâm trạng kém: Sự thật là thiếu calo có thể khiến tâm trạng bạn lên xuống thất thường. Nghiên cứu cho thấy nạp vào quá ít calo dẫn đến giảm lượng glucose trong cơ thể, từ đó có thể khiến bạn cáu gắt và có những hành vi bạo lực.
Luôn cảm thấy khát: Nếu bạn không nạp vào đủ calo, khả năng cao là bạn cũng không nạp đủ nước, vì cơ thể còn được cấp nước từ thức ăn mà chúng ta ăn vào. Nếu bạn luôn thấy khát, đi tiểu ra nước sẫm màu, tiểu ít, da và miệng khô, mệt mỏi hoặc đau đầu thì có thể cơ thể bạn đang bị thiếu nước.
Khả năng tập trung kém: Cơ thể cần năng lượng để não bộ có thể vận hành hiệu quả. Nếu bạn cố giảm lượng calo nạp vào, chức năng não bộ cũng có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể thấy mình đãng trí, đầu óc mơ màng và khó tập trung.
Khó ngủ: Nghiên cứu cho thấy khó ngủ có thể là nguyên nhân gây tình trạng khó ngủ và ngủ không ngon. Bạn cần nạp vào lượng calo tương ứng với mức độ vận động trong ngày; càng vận động nhiều, bạn càng cần ăn nhiều hơn./.
Viêm tuyến nước bọt do đâu?
Tôi 47 t.uổi. Mấy hôm nay tôi bị sưng và đau một bên mang tai. Đi khám bác sĩ nói tôi bị viêm tuyến nước bọt. Xin quí báo tư vấn nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.
Nguyễn Lan Hương (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Viêm tuyến nước bọt là phổ biến nhất ở tuyến mang tai và thường xảy ra ở các đối tượng: Bệnh nhân trong độ t.uổi 50 và 60; Bệnh nhân có hội chứng khô miệng giảm tiết nước bọt; Bệnh nhân có hội chứng Sjgren; Thanh thiếu niên mắc chứng biếng ăn…
Các vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Staphylococcus aureus; những vi khuẩn khác bao gồm Streptococci, coliforms. Khi bị bệnh, bệnh nhân cảm thấy sốt, ớn lạnh và đau một bên tuyến mang tai và sưng. Vùng tuyến mang tai sờ cứng, ấn đau, sưng và đỏ da. Mủ thường có thể được chảy ra từ lỗ đổ ra ống tuyến bằng cách ấn các tuyến bị viêm. Ổ viêm có thể tiến triển thành ổ áp-xe.
Về điều trị, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh chống tụ cầu; Các biện pháp tại chỗ (ví dụ, chất kích thích tăng dòng chảy nước bọt, mát xa tại chỗ tuyến nước bọt). Thỉnh thoảng, cắt thùy nông tuyến mang tai hoặc cắt bỏ tuyến dưới hàm là chỉ định cho bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mạn tính hoặc tái phát.
Để điều trị và phòng tránh chứng bệnh này bạn nên tuân thủ mọi chỉ định bác sĩ và nên vệ sinh răng miệng đúng cách và chăm chỉ.