Mặc dù số ca nhập viện do bệnh hô hấp, đột quỵ tăng đột biến trong những đợt ô nhiễm không khí, nhưng theo chuyên gia, đây vẫn chưa phải là những tác động nặng nề nhất mà con người sẽ phải gánh chịu nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường sống.
Bài Viết Liên Quan
- Động kinh bất ngờ phải làm sao?
- Tây Ninh: B.é g.ái vấp té, bị cây bút bi đ.âm vào đầu
- 4 bài kiểm tra đơn giản xác định nguy cơ t.ử v.ong sớm
Chuyên gia chỉ ra ô nhiễm không khí có thể làm kéo dài thời gian điều trị bệnh hô hấp ở trẻ (ảnh minh họa)
Bệnh nhân gia tăng trong ngày ô nhiễm không khí
Ghi nhận tại Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy, số lượng bệnh nhân tới khám liên quan tới hô hấp gia tăng đột biến trong những đợt ô nhiễm không khí. Theo tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Thanh Vân, phòng khám Nhi Bệnh viện Phổi Trung ương, chưa thể khẳng định bệnh nhân mắc bệnh do ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vào thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh kết hợp ô nhiễm không khí nặng thì lượng bệnh nhân tăng lên so với thông thường. Cụ thể, trong đợt ô nhiễm không khí cuối năm 2020, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận khoảng 40-50 trẻ tới khám. Trong đó, có nhiều bệnh nhân tái hen, khò khè cũng như viêm phổi…
Tiến sĩ – bác sĩ Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mạn tính Bệnh viện Phổi Trung ương, thông tin, trên thế giới, mỗi năm có 7 triệu người t.ử v.ong liên quan đến ô nhiễm không khí (trong đó liên quan đến 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi), 4 triệu trường hợp t.ử v.ong do n.hiễm t.rùng hô hấp dưới. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong 12 nước có mức độ ô nhiễm cao trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố tác động, kết hợp làm khởi phát cấp tính các bệnh lý hô hấp như hen phế quản, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các n.hiễm t.rùng hô hấp cấp tính…
Lý do, phổi là cơ quan tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với không khí. Khi không khí bị ô nhiễm, quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, gây viêm mạn tính, giải phóng các gốc tự do làm các tế bào suy giảm. Cũng theo các chuyên gia, trong điều kiện chất lượng không khí suy giảm, những người có cơ địa dị ứng có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức, những người mắc các bệnh mạn tính cũng có nguy cơ tái phát, diễn tiến nặng hơn bình thường…
“Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo nếu không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người hiện tại sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.
Ô nhiễm không khí và những con số “biết nói”
Tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung, chuyên gia môi trường có nhiều năm theo đuổi vấn đề ô nhiễm không khí, cho biết đang tiến hành một nghiên cứu, đ.ánh giá về tác động của tình trạng này tới sức khỏe của người dân TP.Hà Nội và dự kiến có kết quả trong nửa đầu năm 2021. Nghiên cứu sẽ chỉ ra tác động của ô nhiễm không khí với sức khỏe của người dân Hà Nội ở những khu vực khác nhau, dựa trên số liệu thống kê tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội.
Vị chuyên gia này khẳng định, ô nhiễm không khí, trong đó bụi mịn (PM 2.5), bụi siêu mịn (PM 1) và khí NO2 là những yếu tố tác động mạnh nhất tới sức khỏe của người dân. Trong đề tài Tác động ô nhiễm không khí lên số ca nhập viện ở t.rẻ e.m Hà Nội được tiến sĩ Nhung quan sát, thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ năm 2009-2014 cho thấy, số trẻ nhập viện do đường hô hấp trên gia tăng trong những đợt ô nhiễm không khí và tỷ lệ này giảm đi khi chất lượng không khí được cải thiện. Các căn bệnh chủ yếu có liên quan bao gồm bệnh phổi, phế quản và hen phế quản.
Kết quả cũng nêu ra, tác động này ở t.rẻ e.m lớn (1-5 t.uổi) cao hơn trẻ nhỏ (dưới 1 t.uổi). Sự gia tăng nồng độ ô nhiễm O3 (ozone) có thể kéo dài thời gian nằm viện do bệnh hô hấp dưới của t.rẻ e.m Hà Nội. Đặc biệt, khi lượng khí NO2 – từ nguồn phát thải là xăng xe máy, dầu ô tô tăng lên 60g/m3 thì số ca nhập viện lại tăng thêm một ca. Tiến sĩ Nhung khẳng định: “Kết quả nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan chặt chẽ giữa ô nhiễm không khí bên ngoài và sự gia tăng số ca nhập viện của t.rẻ e.m TP.Hà Nội”.
Bên cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu Ô nhiễm không khí liên quan đến số ca nhập viện do tim mạch, hô hấp được thực hiện tại ba tỉnh, thành là Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh trong thời gian 2009-2016, tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung cũng chỉ ra tỷ lệ thuận giữa việc gia tăng bụi mịn và số ca nhập viện vì đột quỵ. Cụ thể, khi PM 2.5 tăng lên 65g/m3, số ca nhập viện do đột quỵ cũng tăng tới 15%. “Ngoài ra, tại Phú Thọ, chúng tôi còn phát hiện được khí SO2 – dù chưa xác định được nguồn thải. Khí này gây ảnh hưởng tới tuần hoàn m.áu và tác động tới tim mạch của người dân khi trực tiếp hít phải”, tiến sĩ Nhung cảnh báo.
Cũng theo vị chuyên gia môi trường, số ca nhập viện liên quan tới ô nhiễm môi trường vẫn chưa chỉ ra tác động nặng nề nhất: “Một đ.ứa t.rẻ nếu lớn lên trong điều kiện ô nhiễm không khí, phổi phải tiếp xúc lâu dài với bụi mịn, bụi siêu mịn thì nguy cơ sẽ dẫn tới các bệnh phổi mạn tính. Số ca nhập viện tăng cũng đồng nghĩa với việc suy giảm sức khỏe lao động và ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Đây là những điều chưa nhìn thấy ngay được nhưng có tác động đặc biệt nghiêm trọng với t.rẻ e.m”.
Sử dụng phương tiện công cộng để giảm phát thải
Để phòng tránh tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe, tiến sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài khi không có việc cần thiết, đóng cửa sổ để làm giảm tác động của bụi mịn. Lưu ý, không nên để người già và t.rẻ e.m tập thể dục hay vui chơi ngoài trời vào thời điểm không khí ô nhiễm nặng. Điều quan trọng nhất, mỗi cá nhân cần có ý thức để hạn chế phát thải bằng cách sử dụng các phương tiện công cộng.
Tiến sĩ Nhung nói: “Chính phủ cần vào cuộc để xử lý vấn đề này. Để nâng cao ý thức cá nhân, đây là vấn đề khó thực hiện trong ngày một, ngày hai mà phải cải thiện dần dần từ gốc. Nói cách khác, phải đưa vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, không khí vào nhà trường thật sớm để hình thành thái độ ứng xử chuẩn mực ngay từ thế hệ nhỏ t.uổi”.
Vị chuyên gia cũng nêu vấn đề khiến bà trăn trở trong thời gian gần đây, đó là việc lạm dụng dịch vụ giao hàng nhanh. “Như chúng ta đã biết, NO2 được phát thải chủ yếu từ phương tiện giao thông. Trong khi đó, các dịch vụ như giao hàng, giao đồ ăn nhanh hiện rất phổ biến với mức phí rẻ, nhiều người sử dụng. Nhưng hầu hết chưa nhận thức được, dịch vụ góp phần làm chất lượng không khí ngày càng xấu hơn”, tiến sĩ Nhung chia sẻ và kiến nghị cần gia tăng mức phí, trong đó có phí môi trường để hạn chế người dân sử dụng dịch vụ này.
Bụi mịn – “sát thủ” ẩn mình trong nhà
Trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành.
Nhiều khu vực liên tục có mức độ không khí xấu. Ảnh minh họa.
Đáng lưu ý, bụi mịn được sản sinh từ những hoạt động thường ngày đơn giản nhất và ở khắp “ngóc ngách” trong nhà.
Mức độ không khí liên tục chạm ngưỡng “xấu”
Sáng 28/12, chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) đo được tại nhiều nơi trong thành phố Hà Nội tiếp ở ngưỡng đỏ (>150). Đây là mức có hại cho sức khỏe. Trước đó, ngày 27/12, AQI cũng cảnh báo không khí ở Hà Nội chạm ngưỡng “xấu”. Nồng độ chất gây ô nhiễm PM2.5 lên 107.6 g/m.
Theo WHO, 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: Oxit nitơ (NOx); Oxit lưu huỳnh (SOx); Carbon monoxit (CO); Chì; Ozon tầng mặt đất; Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Chất gây ô nhiễm được phân loại sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ những quá trình như tro từ phun trào núi lửa, hay hoạt động sản xuất.
Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) được coi là “đáng gờm” nhất. Bởi, chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm gia tăng nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, gồm: N.hiễm t.rùng đường hô hấp dưới cấp tính, đột quỵ, đau tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.
Giá trị chất lượng không khí trung bình WHO khuyến nghị là tối đa 25 microgam/m3. Ước tính, 91% dân số toàn cầu hiện sống ở những nơi có không khí ô nhiễm.
Nạn nhân của ô nhiễm
Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, t.rẻ e.m là nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ô nhiễm không khí nhiều hơn so với người lớn. Lý do là bởi, hệ miễn dịch của nhóm này còn yếu, chưa hoàn thiện các chức năng, đặc biệt là trẻ dưới 6 t.uổi.
“Theo nghiên cứu khoa học, trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể của trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành. Trẻ nhỏ sinh sống ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí sẽ khó phát triển chiều cao, thể chất còi cọc, nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cao hơn 19 – 25% so với bình thường”, bác sĩ Tưởng dẫn chứng.
Đáng lưu ý, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe cho nhiều hệ cơ quan, thay vì chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng lên da. Từ đó, khiến da mất khả năng chống chọi với các tác nhân khác của môi trường như: Tia UV, ozon.
Các hoá chất làm tăng đợt bùng phát viêm da cơ địa sẵn có ở trẻ. Ngoài ra, chúng cũng khiến da nhanh lão hoá, xuất hiện các đốm tăng sắc tố. Thậm chí, có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da, ảnh hưởng lên hệ tim mạch gây viêm mạch m.áu, tạo mảng xơ vữa….
“Truy tìm kẻ thù” trong gia đình
“Các nguồn gây bụi siêu mịn trong gia đình có thể kể đến như: Nấm mốc, mạt nhà, lông thú, formaldehyde – chất kịch độc là sản phẩm của khói t.huốc l.á, bếp gas, các sản phẩm lau chùi nhà cửa, các loại hóa chất diệt côn trùng,… Nói cách khác, bụi mịn được sản sinh từ những hoạt động thường ngày đơn giản nhất và ở khắp nơi quanh ta”, bác sĩ Tưởng cảnh báo.
Để giảm thiểu tác hại của bụi mịn, chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh cần giữ không khí trong nhà được lưu thông. Bởi, sự lưu chuyển không khí sẽ “dọn dẹp” các chất ô nhiễm ứ đọng trong nhà. Nhờ đó, giúp giảm thiểu ô nhiễm trong nhà, cũng như hạn chế các mầm bệnh truyền nhiễm lơ lửng trong không khí.
Bên cạnh đó, dọn dẹp và lau nhà cửa thường xuyên, hút lông thú cưng trên thảm, màn, ghế sofa… cũng là những việc làm cần thiết để hạn chế bụi mịn. Hạn chế sử dụng các chất vệ sinh nhà cửa hay chất xịt có mùi nhân tạo trong nhà.
“Cần giảm các nguồn phát thải bụi không khí hoặc thiết bị sinh khói (điển hình như khói nến đốt…). Giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc, đặc biệt là với phòng tắm, bồn rửa chén. Phòng tắm nên được mở cửa thường xuyên để khô thoáng. Bồn rửa chén tránh để qua đêm làm tù đọng nước, gây mùi khó chịu”, bác sĩ Tưởng gợi ý.
Để hạn chế độc hại từ bụi mịn, chuyên gia cho rằng, phụ huynh có thể trồng thêm cây xanh trong nhà. Nhờ vậy, giúp cân bằng độ ẩm, lọc bỏ các chất độc hại trong nhà như benzen từ khói t.huốc l.á, formaldehyd có trong thảm trải.
Đáng lưu ý, nên chọn những loại cây lá xanh và không có hoa như dừa cảnh, nha đam (lô hội), dây trầu bà… Đây đều là những loại cây có khả năng lọc bụi tốt. Mọi người cũng có thể sử dụng các thiết bị lọc không chí chuyên biệt để loại trừ bụi mịn PM2.5 và PM1.0.
“Bảo vệ sức khỏe không chỉ dừng lại ở việc ăn uống khoa học, luyện tập thể dục. Các bố mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến chất lượng không khí trong nhà để con được lớn lên trong môi trường an toàn nhất”, bác sĩ Tưởng nhấn mạnh.