HÀ NỘI – Giang Ly tỉnh dậy sau 8 giờ phẫu thuật. Xương hàm rất đau, nhưng từ nay, em sẽ lần đầu tiên sau 9 năm có gương mặt bình thường không sưng.
Phòng hồi sức tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương yên tĩnh. Bố, mẹ, cô, bác đang ngồi cạnh bên giường của Giang Ly, bóp tay chân cho em, tất cả đều nở nụ cười rạng rỡ khi thấy em tỉnh lại. Ca phẫu thuật ghép xương hàm mặt kéo dài khiến thiếu nữ mệt mỏi.
Giang Ly không thể nói, cũng không thể cử động. Cả hai đôi bàn tay và bàn chân được buộc chặt vào giường bệnh. Một ống thông được cắm vào mũi em xuống dạ dày để truyền sữa và thức ăn, một ống thông khác cắm vào lỗ mũi bên kia truyền oxy để thở. Ở chân trái và tay phải cũng đều được truyền kháng sinh để giảm đau.
“Ba ngày đầu em uống sữa qua chiếc ống đó, toàn nôn ra, không thể uống được”, Giang Ly nói. “Em chẳng thấy đói, em chỉ thấy mệt thôi”.
Khuôn mặt Giang Ly (giữa) sưng đau khi chưa phẫu thuật. Ảnh: Nam Phương
Ca phẫu thuật giữa tháng 9 là lần làm xương hàm mặt thứ hai của Ly tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Lần này, các bác sĩ lấy xương ở chân trái, tạo thành xương hàm, ghép vào hàm trái. Em được vi phẫu lần đầu tiên là lấy xương chân phải ghép vào hàm phải hồi tháng 8/2018.
Nhìn con trên giường bệnh, chị Lưu Thị Châm, mẹ của em rưng rưng, song chị biết rằng những tháng ngày con chịu đựng đau đớn sắp qua. Chuỗi ngày tháng hai mẹ con ròng rã bắt xe khách từ Thái Nguyên đến viện để thăm khám, lấy thuốc, phẫu thuật… sắp kết thúc. Vậy là đã gần một thập kỷ con gái sống chung với cơn đau xương hàm mặt. Sau ca phẫu thuật lần này, khuôn mặt Giang Ly có thể hoàn chỉnh như bao bạn bè khác.
Giang Ly phát bệnh từ năm 8 t.uổi, sưng, đau răng, được chẩn đoán bị u xơ men xương hàm. Bác sĩ chưa thể mổ ngay mà phải đợi đến khi Ly 18 t.uổi. Lúc nào c.ô b.é đau răng, không ăn uống được gì, chị Châm đều đưa con đến bệnh viện kiểm tra, lấy thuốc, điều trị duy trì. Cơn đau liên tục hoành hành, nhiều lúc Ly không ăn được cơm, chỉ ăn cháo.
“Cháu luôn mặc cảm về ngoại hình, mẹ xin chụp một bức ảnh cũng nhất quyết không cho chụp, kể cả lúc ngủ cháu phải nằm nghiêng vì sợ mẹ chụp trộm”, chị Châm cho biết. “Đến trường cũng vậy. Cháu rất ít khi giao tiếp với bạn bè, ít khi cười, đi ra ngoài đường cũng toàn đeo khẩu trang”.
Năm 2018 Ly 16 t.uổi, mặt sưng to, xương hàm dưới phồng lên phá hủy hết gương mặt, không còn chỗ nào nguyên vẹn xương, đau đớn. Tình trạng bội nhiễm để lâu có thể lan sang khu vực khác. Các bác sĩ quyết định thực hiện vi phẫu tái tạo khuyết hàm mặt cho cô gái trẻ. Quá trình tái tạo gương mặt phải chia làm hai lần mổ vi phẫu.
Các chuyên gia đã lấy xương mác từ cẳng chân, cả phần mô mềm có cuống mạch nối vi phẫu mạch m.áu giúp nuôi xương. Xương mác ít có chức năng, tiết diện to, có thể cắt uốn thành xương hàm dưới. Giang Ly được cắt u, toàn bộ xương hàm dưới, sau đó tái tạo một nửa xương hàm dưới. Phần xương hàm mất dài nên phải cắt cả hai xương mác ở hai chân.
Sau lần phẫu thuật đầu tiên, khuôn mặt em dần trở lại bình thường, không còn sưng đau. Giang Ly cũng chụp ảnh nhiều hơn, không còn tự ti về ngoại hình như trước. Người mẹ chia sẻ: “Nhìn con gái vui vẻ mà bản thân mình cũng thấy nhẹ lòng phần nào”. Em hòa nhập nhanh với các bạn trong lớp và hay cười nói, chuyện trò. Cứ 6 tháng, em trở lại viện tái khám một lần.
Ngày 16/9, sau hơn một năm, Giang Ly làm các thủ tục nhập viện Răng Hàm Mặt lần hai để hoàn thành nốt phần ghép xương hàm trái. Cô thiếu nữ dường như không cảm thấy sợ hãi như lần đầu. “Em biết rằng sau lần ghép xương hàm mặt lần này, khuôn mặt sẽ trở nên hoàn thiện và xinh đẹp hơn”, em nói.
Lần này các bác sĩ lấy xương chân trái tái tạo hàm, ghép hàm trái, để hoàn chỉnh khuôn mặt cho em. Quá trình lấy xương chân khiến Giang Ly đau đớn, phải nằm một chỗ, dự kiến vài tháng tới mới hồi phục. Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, cô bé nửa tỉnh nửa mê đến 3 ngày sau. Khi tỉnh dậy, hàm bị sưng, đau trở lại, song Ly không cảm thấy lo lắng hay tự ti về ngoại hình của mình. “Lần trước phẫu thuật cũng vậy, mấy tuần sau là mặt hết sưng. Chân chỉ đi tập tễnh một vài tháng là trở lại bình thường”, em chia sẻ.
Khuôn mặt hiện tại của Giang Ly hoàn thiện. Ảnh: Lưu Châm.
Ngày 27/9, Giang Ly xuất viện. Ngày nào cô bé cũng ngắm mình trong gương, mong khuôn mặt mau lành trở lại. Chân đau không thể đến trường song Giang Ly không quên tự học bài tại nhà. Các bạn cùng lớp đều ghi chép bài cho Ly, đến nhà giảng bài cho em.
Để phẫu thuật, Giang Ly phải nhổ hết răng hàm dưới, từ đó đến nay chỉ có thể ăn cháo. “Khi nào ngán cháo quá thì em có thể chuyển sang ăn bánh cuốn, bún phở, còn hoa quả phải xay ra mới ăn được. Cơm muốn ăn thì phải nuốt thôi”, em nói.
Giang Ly đang đợi xương hàm phát triển ổn định sau đó trồng răng hàm dưới. Em mong muốn khuôn mặt mình sớm hoàn thiện, để có thể chụp nhiều ảnh và ăn nhiều món mình thích.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Răng miệng “dở chứng” thế này, đến nha sĩ ngay!
Bỗng dưng thấy răng đau nhức khi nhai, phát hiện răng bị ố vàng hay có răng bị lung lay…là những dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề và bạn nên khám nha sĩ ngay, theo Prevention.
Răng đau nhức
Đau một hoặc nhiều chiếc răng khi nhai có thể là dấu hiệu bạn đang bị sâu răng, theo chuyên gia răng miệng Sally Cram ở Washington (Mỹ).
“Có một loại vi khuẩn đặc biệt lấy đường từ thực phẩm và biến thành axit, gây ra sâu răng hoặc khiến răng bị thủng lỗ”, bác sĩ Sally Cram nói. Và khi những lỗ thủng này càng sâu thêm thì sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và gây sâu răng.
Bác sĩ Sally lưu ý thêm rằng nếu cơn đau trên chỉ xảy ra một lần rồi hết trong thời gian ngắn và chỉ giới hạn ở một điểm nào đó thì không có gì phải lo lắng cả.
Nếu răng bạn bị nhức hay nhói đau một đến hai ngày thì chưa sao, nhưng nếu kéo dài hơn một tuần thì rất có thể là vấn đề sức khỏe răng miệng do bạn hay nghiến răng.
Còn nếu răng đau kèm theo sưng nướu thì có thể bạn bị n.hiễm t.rùng chân răng. Bạn nên đến nha sĩ khám sớm để biết chính xác tình trạng đau để còn điều trị kịp thời.
Răng ố vàng
Răng ố vàngkhông phải là dấu hiệu bệnh răng miệng nghiêm trọng. Hiện tượng này chỉ cho thấy bạn dùng nhiều cà phê, trà, rượu hay các đồ uống dễ ám màu. Bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng kỹ với kem đ.ánh răng giúp làm trắng hoặc một lần ghé qua nha sĩ là giải quyết được vấn đề ngay.
“Tuy nhiên, bạn nhớ súc miệng lại bằng nước sau khi dùng trà, cà phê, rượu vang… để răng khỏi bị ố vàng”, bác sĩ Worth khuyên.
Răng đột ngột lung lay hoặc nghiêng lệch
Nếu đầu chưa bạc mà răng đã vội long và nghiêng ngả hay thậm chí muốn rụng hoàn toàn thì chắc không cần đến nha sĩ, bạn cũng biết rõ tình hình trở nên nghiêm trọng rồi. “Đây là hậu quả của bệnh nha chu, gây mất xương xung quanh răng và hàm”, bác sĩ Sally cho biết.
Nếu bạn không vệ sinh răng miệng phù hợp (bao gồm đ.ánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, chăm sóc răng miệng ở nha khoa 2 lần/năm), mảng bám sẽ hình thành và cứng lại thành cao răng. Cao răng ăn sâu vào nướu, thậm chí vào xương nếu chúng không được làm sạch kịp thời. Nếu phát hiện răng bị long đột ngột, bạn hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nướu sưng đỏ hay ra m.áu
Đó có thể là do hiện tượng kích ứng thường gặp trong thai kỳ hoặc do thay đổi hormone. Hoặc cũng có thể nướu răng bị tình trạng tích tụ vi khuẩn.
Nếu bạn chăm chỉ đ.ánh răng, dùng chỉ nha khoa và thấy nướu hết đau nhức trong một hai ngày thì không có gì nghiêm trọng, Pia Lieb, một nha sĩ thẩm mỹ ở New York (Mỹ) cho biết. Song, nếu tình trạng đau nướu hay ra m.áu kéo dài hơn một tuần thì đó có thể là một dấu hiệu khác của bệnh viêm nha chu. Lúc này, bạn đi gặp bác sĩ ngay là tốt nhất.
Vết loét trong miệng
Vết loét miệng gây đau nhức có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều cam, quýt hay đồ cay nóng, theo bác sĩ Worth. Nếu tình trạng này kéo dài chỉ 2 hoặc 3 ngày thì không sao. Còn khi vết loét kéo dài thì có lẽ bạn đang thiếu vitamin A nghiêm trọng. Hãy tích cực ăn cà rốt, rau bina… Nếu tình hình không cải thiện thì bạn nên gặp bác sĩ sớm.
Thảo Nguyên
Theo Prevention/kienthuc