Quất có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, mùi vị thơm ngon, dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều rất thích.
Bài Viết Liên Quan
- Cẩn trọng với thuốc trị tiểu đường trôi nổi chứa chất cấm gây hại
- TP.HCM xin rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm AstraZeneca còn 6 tuần
- Nguyên nhân khiến nhiều người bị đột quỵ, viêm phổi khi trời rét đậm
Quất là loại cây cảnh thường dùng để chưng trong dịp Tết, nhưng đồng thời nó cũng được nhiều người tin tưởng có khả năng chữa được rất nhiều bệnh vặt như cảm cúm, ho khan…
Khi hết Tết, mọi người có thể tận dụng quất để làm siro tăng cường sức đề kháng, hoặc đơn giản là làm mứt để dành ăn. Dù là làm gì đi chăng nữa, những thành phần trong quả quất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.
Những công dụng tuyệt vời của quả quất
– Chống viêm
Quất rất giàu các hợp chất thực vật, bao gồm flavonoid, phytosterol, tinh dầu. Hàm lượng flavonoid cao trong quất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, có thể giúp chống lại bệnh tim và ngăn ngừa ung thư.
Phytosterol trong quất có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong m.áu. Ngoài ra, tinh dầu lưu lại hương thơm trên tay và không khí có tác dụng chống oxy hóa.
– Bệnh về đường hô hấp
Trong y học Trung Quốc và một số nước châu Á, quất được tin rằng có thể chữa cảm, ho và nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp. Trong khi đó, y học hiện đại phát hiện ra có một số hợp chất trong quất hỗ trợ rất tốt cho hệ thống miễn dịch.
Quất có thể chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp. Ảnh: Milkandbun
Dược tính của quất có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng điều khí, tiêu đờm giảm ho, có tác dụng phòng và chữa bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thông cổ họng.
Nhiều người thích ăn quất bởi vị chua ngọt rất dễ chịu. Trong quất còn có nhiều vitamin, nếu ăn thường xuyên có thể giúp tăng khả năng chống rét, phòng chống cảm mạo. Ví dụ, dùng quất nhỏ và gừng hãm với nước sôi, hoặc sắc vỏ quất với nước và đường có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
– Kiểm soát béo phì và các rối loạn liên quan
Các hợp chất thực vật trong quả quất có thể giúp chống lại bệnh béo phì và các bệnh liên quan, bao gồm cả bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
Chiết xuất từ quả quất rất giàu flavonoid neocriocitin và poncirin, giúp giảm thiểu sự phát triển kích thước tế bào mỡ. Nghiên cứu trước đây cho thấy, flavonoid poncirin đóng một vai trò trong việc điều hòa tế bào mỡ. Hơn nữa, nó còn giúp giảm lượng đường trong m.áu lúc đói, cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính.
– Bảo vệ tim mạch, huyết áp
Quất chứa vitamin P, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì sức khỏe mạch m.áu và tăng cường độ đàn hồi của các mao mạch. Ngoài ra, nó còn giàu vitamin C, glycosid và các thành phần khác, giúp duy trì chức năng tim mạch, ngăn ngừa xơ cứng mạch m.áu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, ổn định huyết áp và các bệnh khác. 80% lượng vitamin C trong quất tập trung ở vỏ, lên đến 200mg trên 100g.
Cách chế biến siro quất
Nguyên liệu
– 2 chén quất thái lát
– 3 cốc nước
– 1 cốc đường
Siro quất rất ngon, rất dễ làm. Ảnh: Manusmenu
Cách thực hiện
Cắt quất thành từng lát mỏng theo chiều ngang, bỏ hạt, để sang một bên. Bọc hạt vào một chút vải thưa, buộc lại và cho vào nồi mứt. Cho 3 cốc nước và quất đã cắt lát vào, để như vậy trong 3-4 tiếng để một số pectin tiết ra.
Bật nồi và đun sôi hỗn hợp, nấu trong 35 đến 45 phút, thêm một chút nước nếu cần. Tại thời điểm này, mứt sẽ bắt đầu đặc lại. Bỏ gói hạt quất ra ngoài và thêm đường. Đun nhỏ lửa mứt thêm 5-10 phút cho đến khi mứt sệt lại thành dạng gel thì tắt bếp, để nguội, cho vào lọ, đậy nắp, bảo quản trong tủ lạnh.
Những điều cần chú ý khi ăn quất
1. Không nên uống sữa trước và sau khi ăn quất 1 tiếng, vì protein trong sữa sẽ đông lại khi gặp axit trong quất. Điều này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn.
2. Không nên ăn nhiều quất trước bữa ăn hoặc khi bụng đói, vì các axit hữu cơ sẽ kích thích niêm mạc thành dạ dày, gây khó chịu.
3. Khi bị viêm họng, ngứa cổ, ho không nên cho đường khi uống trà quất, nếu cho nhiều đường sẽ tạo đờm.
4. Người tỳ vị hư nhược không nên ăn quá nhiều. Người bệnh đái tháo đường, sưng lợi cũng không nên ăn.
Hút thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi
Theo Tổ chức Xơ phổi (PFF), những người hút thuốc (hiện tại và trước đây) tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi, nhưng nhiều người không nhận thức được mối đe dọa này.
Theo các nhà khoa học, hút t.huốc l.á có thể dẫn đến các bệnh như ung thư phổi, COPD, khí phế thũng và xơ phổi…
Xơ phổi là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, gây ra sẹo ở phổi. Chính những sẹo phổi đã ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh. Ho khan, khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh xơ phổi. Vì vậy, khi xuất hiện ho khan dai dẳng, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Theo đó, các nhà khoa học khuyến cáo, không bao giờ là quá muộn để ngừng hút thuốc. Bỏ t.huốc l.á có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống ở mọi lứa t.uổi bằng cách giảm mất chức năng phổi theo thời gian và tăng dung tích phổi, điều này rất quan trọng để duy trì mức oxy trong m.áu khỏe mạnh. Từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á cũng có thể làm giảm viêm đường thở.
Ngoài hút thuốc các nhà khoa học cho biết, các yếu tố rủi ro chính khác gây xơ phổi bao gồm: Làm việc tiếp xúc với bụi vô cơ, bao gồm amiăng, silica, bụi than, bụi kim loại cứng; tiếp xúc với môi trường như hít thở bào tử nấm mốc, vi khuẩn, protein động vật (đặc biệt là từ chim nuôi trong nhà hoặc nuôi nhốt) hoặc các tác nhân khác trong thời gian dài; t.uổi cao (xơ phổi có nhiều khả năng xảy ra ở những người 60 t.uổi trở lên) và t.iền sử gia đình mắc bệnh phổi kẽ…