Yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19

Các biến thể mới, hệ miễn dịch suy giảm và nghiện rượu, chất kích thích… dễ khiến người đã tiêm vắc xin mắc Covid-19.

Đã gần 2 năm kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện và làm xáo trộn cả thế giới. Hiện tại, sau khi được tiêm vắc xin, nhiều người trở nên thoải mái, ít cảnh giác nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Mặc dù vắc xin Covid-19 bảo vệ cho người được tiêm nhưng không ngăn chặn khả năng nhiễm bệnh. Tác dụng chính của vắc xin là bảo vệ chúng ta khỏi trở nặng, giảm nhập viện và t.ử v.ong.

yeu to khien nguoi da tiem vac xin van co the nhiem covid 19 169 6104134

Ảnh minh họa: Mcknights

Hiện tại, nếu nhiễm Covid-19, những người được tiêm chủng thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến trung bình. Trong một số trường hợp nhất định, do độ t.uổi, bệnh nền, người bệnh có thể phải chống chọi vất vả với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các ca như vậy không nhiều.

Vẫn phải cảnh giác dù đã tiêm phòng

Nếu đã chủng ngừa, bạn khó bị bệnh nặng do Covid-19 gây ra, tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhiễm virus. Các biến thể mới xuất hiện, đặc biệt là Delta, đã đặt ra những thách thức lớn đối với vắc xin Covid-19, cản trở khả năng miễn dịch đạt mức tối đa.

Như vậy, dù đã tiêm chủng đầy đủ, mọi người vẫn phải cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Các yếu tố khiến bạn bị nhiễm Covid-19 dù đã tiêm phòng

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người đã tiêm vắc xin. Lý do chính là các biến thể mới có khả năng lây truyền cao và tránh được khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra. Vắc xin Covid-19 được phát triển dựa trên chủng virus ban đầu nên các biến thể mới có thể né tránh kháng thể do vắc xin cung cấp.

Hệ miễn dịch của một người cũng đóng vai trò quan trọng. Những người có khả năng miễn dịch suy giảm dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn. Các kháng thể họ nhận được từ vắc xin suy yếu nhanh hơn theo thời gian. Đó là lý do nhiều quốc gia thảo luận về nhu cầu tiêm nhắc lại.

Ngoài hai yếu tố quan trọng trên, loại vắc xin và thời gian kể từ khi bạn tiêm cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc Covid-19 sau khi chủng ngừa.

Một phát hiện gần đây cho thấy người nghiện t.huốc l.á, rượu, m.a t.úy dễ bị Covid-19 hơn.

Điều cần làm để đảm bảo an toàn

Ngoài việc đề cao cảnh giác, bạn cần tiêm vắc xin, đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người. Thêm vào đó, bạn cần tránh xa mọi hình thức lạm dụng chất gây nghiện.

Chuyên gia chia sẻ về nguy cơ thực phẩm gây ung thư

Để giúp người dùng hiểu hơn về chất gây ung thư trong thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh và TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ chuyên môn xoay quanh vấn đề này.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội và TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, việc sợ hãi, căng thẳng, lo âu quá mức gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến con người dễ mắc bệnh, trong đó có ung thư.

Mối liên hệ giữa ăn uống và ung thư

Hai chuyên gia cho biết ung thư xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gen di truyền, tiếp xúc lâu với hóa chất độc hại, phóng xạ hoặc yếu tố liên quan đến lối sống (dùng nhiều chất kích thích, hút t.huốc l.á, căng thẳng, mất ngủ kéo dài…). Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm có thể ảnh hưởng. Điển hình, một số loại nấm mốc trong gạo, thực phẩm khô dễ tác động lên sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, nhiều thông tin thiếu chính xác nhưng lại được truyền tai mọi người khá phổ biến như: Ăn thực phẩm đóng hộp, thịt xông khói, khoai tây chiên, mì gói gây ung thư.

chuyen gia chia se ve nguy co thuc pham gay ung thu dbd 6089102

Nhiều thông tin thiếu chính xác về mối liên hệ của thực phẩm và nguyên nhân gây ung thư.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh thực phẩm nào cũng có hai mặt tốt và xấu. Mọi người nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang trước thông tin thực phẩm chứa chất gây ung thư hoặc có hại cho sức khỏe. Theo ông, người dùng cần hiểu đúng rằng, một số thực phẩm có thể chứa thành phần, hàm lượng chất gây hại nhất định, nhưng ở ngưỡng cho phép.

“Quan trọng, con người tiếp xúc các chất gây hại ở mức độ, tần suất và hàm lượng nào. Nếu vượt trên ngưỡng cho phép, các chất này mới ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

chuyen gia chia se ve nguy co thuc pham gay ung thu 334 6089102

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thực phẩm nào cũng có hai mặt tốt và xấu.

Đơn cử, đa phần người dùng biết kim loại nặng như arsen, cadmi, chì, thủy ngân có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính. Thế nhưng, những chất này vẫn có trong một số thực phẩm và được xem là an toàn nếu ở giới hạn cho phép.

Ông Thịnh lý giải thêm, mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc một số chất gây hại trong các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng này ở giới hạn cho phép theo quy định thì vẫn được đ.ánh giá chưa thể gây hại cho cơ thể.

Ông Thịnh cho biết thêm, chúng ta không nên đ.ánh giá chủ quan thực phẩm tốt hay xấu, lạm dụng ăn quá nhiều hoặc né tránh hẳn. Chế độ dinh dưỡng khoa học cần ăn đa dạng, kết hợp nhiều nhóm chất khác nhau. Ngoài ra, người dùng nên chú ý lối sống, vận động thường xuyên, tránh căng thẳng để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.

Quy định về chất gây ung thư trong thực phẩm

TS.BS Trương Hồng Sơn đưa ra góc nhìn về quy định chất gây ung thư trong thực phẩm ở các nước. Theo đó, mỗi quốc gia có quy định an toàn vệ sinh thực phẩm riêng, dựa trên khác biệt về môi trường, điều kiện khí hậu, nuôi trồng nguồn nguyên liệu. Quy định đặt ra để bảo vệ sức khỏe của người dân, trải qua quá trình nghiên cứu sâu rộng trên quần thể dân số cũng như đối chiếu với quy định quốc tế.

“Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, chấp nhận dùng ethylene oxyde (EO) để khử trùng. EO được sử dụng cho máy móc, thiết bị y tế, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn với gia vị và rau quả. Theo hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), chất này phù hợp với mục đích tiệt trùng, bảo quản nông sản, nhất là rau gia vị. Chúng không làm xáo trộn giá trị dinh dưỡng hay biến đổi màu sắc, mùi vị, kết cấu gia vị”, ông Sơn lấy ví dụ.

chuyen gia chia se ve nguy co thuc pham gay ung thu 5a0 6089102

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, mỗi quốc gia có quy định an toàn vệ sinh thực phẩm riêng.

Chuyên gia cho biết, EO có thể ngăn ngừa tình trạng thực phẩm nhiễm khuẩn e.coli, samonella… Do đó, nhiều quốc gia vẫn dùng với phương châm “sử dụng chất hóa học trong phạm vi kiểm soát tốt hơn sản phẩm bị nhiễm khuẩn”. Hầu hết nước châu Á chưa có quy định về việc sử dụng EO.

TS.BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh: “Mục đích của các tiêu chuẩn được một quốc gia đưa ra để bảo vệ sức khỏe người dân quốc gia đó. Trên thực tế, một số quy định về thực phẩm của Việt Nam cao hơn nơi khác. Chẳng hạn, tiêu chuẩn về chất bảo quản acid benzoic trong quả khô Nhật là 1 g/kg trong khi Việt Nam chỉ 0,8 g/kg. Hay tiêu chuẩn về butyl hydroxy toluen (BHT – chất chống oxy hóa) ở hải sản đông lạnh của Nhật là 1 g/kg, trong khi nước ta ở mức 0,2 g/kg với cá, cá phi lê, thủy sản đông lạnh”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *