Nguy hiểm của rượu đối với người có bệnh mạn tính

Ngày lễ tết, hội họp, gặp nhau mời uống một chút rượu để chúc sức khỏe là một nét văn hóa của người Việt.

Tuy nhiên uống nhiều rượu bia, ép nhau uống rượu bia thì không phải là nét “văn hóa” và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người có sẵn bệnh nền thì càng cần phải lưu ý.

Đối với người bệnh gan

Uống rượu trong các bữa tiệc, các buổi liên hoan lễ hội đã trở thành thói quen của người Việt Nam trong dịp lễ hội. Nếu uống rượu đúng liều lượng, đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe, ăn ngon miệng và tạo sự thăng hoa cho người uống. Ngược lại sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài.

Các nghiên cứu về gan cho biết trong những năm gần đây, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh về gan do uống rượu nhiều có xu hướng tăng lên. Khoảng số bệnh nhân nằm ở khoa tiêu hóa là để điều trị bệnh xơ gan, khoảng trong số đó là do rượu.

Người mắc bệnh gan uống rượu sẽ trực tiếp làm tổn hại đến tế bào gan, thậm chí có thể làm các tế bào gan bị biến tính hoặc hoại tử. Từ đó sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm. Chính vì vậy, dù cuộc vui tiệc tùng, lễ hội cũng không nên uống rượu dù chỉ là một chút sẽ ảnh hưởng bệnh tật và sức khỏe.

Bài Viết Liên Quan

nguy hiem cua ruou doi voi nguoi co benh man tinh 4a8 5593010

Người mắc bệnh mãn tính cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng rượu bia ngày Tết.

Người bị bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng uống một chút rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ trong bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhưng khi uống quá nhiều rượu thì lượng rượu càng cao sẽ gây hại cho tim mạch. Đặc biệt vào những ngày lễ tết hội hè là dịp để mọi người cùng nhau quây quần kèm theo là những buổi tiệc liên miên làm xáo trộn thói quen sinh hoạt hàng ngày hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp… Đối với người bệnh tim mạch khi uống rượu vào là tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp gây đau đầu, gây xuất hiện cơn đau ngực có thể khởi phát nhồi m.áu cơ tim ở bệnh nhân có bệnh tim thiếu m.áu cục bộ trước đó hay tiềm ẩn.

Đối với người bệnh tăng huyết áp

Dịp lễ hội, mọi người đều đi thăm họ hàng, gặp gỡ, không khí thường vui vẻ và ồn ào, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông m.áu, khiến huyết áp tăng. Nếu uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm. Hơn nữa, uống rượu làm cho tim đ.ập nhanh, mạch m.áu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao.

Vì vậy, nếu bạn bị tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh uống rượu hoặc uống rượu điều độ. Cũng phải lưu ý rằng, rượu có chứa calo nên có thể góp phần làm tăng cân không mong muốn – một yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc huyết áp mà người bệnh đang dùng.

Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi rượu và axit tích tụ trong dạ dày dẫn tới buồn nôn và nôn. Những người thường xuyên uống rượu có thể bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, rượu cũng kích thích ruột non và đại tràng, khiến thức ăn di chuyển qua nhanh hơn, không được tiêu hóa kỹ. Kết quả là người uống rượu có thể bị tiêu chảy. Rượu cũng khiến chứng ợ nóng xảy ra mạnh hơn, bởi nó làm giãn cơ thực quản, khiến axit dạ dày hoặc hơi trong bụng trào ngược lên miệng. Chính vì vậy, người có bệnh dạ dày, tá tràng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và việc sử dụng rượu bia trong những ngày lễ Tết.

Đối với người bệnh đái tháo đường

Lễ hội vui vẻ tiệc tùng các món ăn, đồ uống, bánh kẹo… là những món hấp dẫn, nhất là đồ ngọt chứa rất nhiều carbohydrate. Mỗi bữa tiệc uống chút rượu, ăn bánh ngọt lượng đường trong m.áu sẽ rất dễ tăng vọt nhanh chóng trong ngày. Hơn nữa rượu bia cũng kích thích vị giác, làm bệnh nhân ăn nhiều hơn, cũng là nguyên nhân tăng đường huyết.

nguy hiem cua ruou doi voi nguoi co benh man tinh 534 5593010

Rượu làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của thuốc huyết áp.

Ngoài ra một số loại thuốc viên điều trị đái tháo đường týp 2 có tác dụng kích thích tế bào tụy tiết insulin như nhóm sulphonylureas và megglitinides khi dùng chung với rượu có thể gây hạ đường huyết quá mức, nếu không phát hiện để cấp cứu kịp thời có thể gây t.ử v.ong. Điều nguy hiểm là hai tình trạng say rượu và hạ đường m.áu có nhiều biểu hiện giống nhau (mệt mỏi, đau đầu, run tay), nên có thể không phân biệt được để có cách xử trí kịp thời.

Lời khuyên thầy thuốc

Trong ngày Tết rất khó để tránh khỏi việc phải uống nhiều rượu bia tiếp khách, tuy nhiên nếu biết giới hạn vừa đủ, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được các rủi ro do rượu gây ra. Theo khuyến nghị, mức rượu tiêu thụ trung bình được coi là điều độ: Nam giới dưới 65 t.uổi 2 đơn vị một ngày; nam giới từ 65 t.uổi trở lên 1 đơn vị mỗi ngày; phụ nữ ở mọi lứa t.uổi 1 đơn vị mỗi ngày. 1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml với bia (khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia), hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40% alcohol).

Ngoài ra, để sử dụng rượu một cách an toàn trong dịp tết, người có sẵn bệnh nền cần: Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống. Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc. Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống rượu bia. Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn (dễ bị ngã, va chạm, chấn thương…)

Vì sao nên hạn chế dùng thức uống năng lượng?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết tuy thức uống năng lượng (thường gọi là nước tăng lực) có thể tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, chú ý và mức năng lượng hoạt động tức thời, nhưng tiêu thụ thường xuyên loại đồ uống này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng.

vi sao nen han che dung thuc uong nang luong e21 5522156

Lạm dụng nước tăng lực có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe về sau.

Theo Lauren Popeck – chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y tế Orlando (Mỹ), một số thành phần thường có trong thức uống năng lượng gồm: caffeine, đường, vitamin B, các loại thảo mộc tăng hương vị (như nhân sâm, gừng), các dẫn xuất axít amin (như L-carnitine và taurine). Việc tiêu thụ quá nhiều hoặc thường xuyên nước tăng lực có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, đau đầu, huyết áp cao và lo lắng cho người dùng.

Dưới đây là một số lý do chúng ta nên hạn chế dùng các loại thức uống năng lượng:

Gây hại cho tim . Caffeine – thành phần chính mang lại công dụng tăng cường tỉnh táo cho thức uống năng lượng – không có lợi cho sức khỏe tim mạch khi tiêu thụ quá mức. ơn cử, khi tiêu thụ trên 400mg/ngày, caffeine khiến tim đ.ập nhanh, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và rối loạn nhịp tim.

Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực – Dược phẩm Mỹ, định mức tiêu thụ caffeine an toàn cho người trưởng thành là tối đa 400mg/ngày. Viện Nhi khoa nước này thì khuyến cáo t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi không nên tiêu thụ caffeine, trong khi định mức tiêu thụ caffeine cho trẻ từ 12 đến 18 t.uổi là dưới 100mg/ngày. Thông thường, mỗi phần đồ uống năng lượng chứa từ 70-240mg caffeine và một ly cà phê chứa khoảng 100mg caffeine.

Chứa rất nhiều đường. a số các loại nước tăng lực đều chứa khoảng 27-31gr đường trong mỗi lon khoảng 230ml. Trong khi đó, Hiệp hội Tim Mỹ khuyến nghị phụ nữ không dùng quá 25gr đường (6 muỗng cà phê)/ngày và 36gr đường (9 muỗng cà phê)/ngày đối với nam giới.

ược biết, dung nạp quá nhiều đường có thể gây ra viêm, một số bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim, cũng như làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Rất nguy hại khi pha với rượu. Nhiều người thích pha nước tăng lực vào rượu để tạo ra thức uống có hương vị hấp dẫn hơn. Tuy cách pha chế này khiến bạn lâu say hơn nhưng vẫn có các dấu hiệu bị ảnh hưởng vì chất cồn như nói lắp bắp, khó kiểm soát hành vi và suy giảm trí nhớ. Hơn nữa, việc pha chế như thế làm tăng nguy cơ uống quá nhiều rượu, dẫn đến nhiều bệnh mãn tính như cao huyết áp, đột quỵ, đau tim và bệnh gan, ung thư vú, miệng, họng, thực quản, gan và ruột kết, trở ngại trong khả năng ghi nhớ và học tập, các rối loạn về sử dụng rượu.

Bất lợi cho sức khỏe thanh thiếu niên. Chuyên gia Mohamad Moussa tại ại học Toledo (Mỹ) cho hay thức uống năng lượng đặc biệt có hại đối với thanh thiếu niên, đối tượng vẫn đang trong quá trình phát triển và không thể xử lý các tác dụng phụ của nước tăng lực. Theo Trung tâm quốc gia về Y học bổ sung và tích hợp Mỹ, thanh thiếu niên tiêu thụ nước tăng lực tăng nguy cơ mắc một số bệnh như dị tật hệ thần kinh – tim mạch, nhận thức kém phát triển, các bệnh tâm thần và rối loạn giấc ngủ.

Tăng cường năng lượng cơ thể như thế nào mới đúng cách?

Về bản chất, nước tăng lực là thức uống không lành mạnh đối với sức khỏe. Song chuyên gia Popeck cho biết thức uống năng lượng vẫn an toàn với sức khỏe nếu được tiêu thụ vừa phải và người dùng không có bệnh lý nền.

Song thay vì dùng nước tăng lực, chúng ta vẫn có nhiều phương án thay thế tốt hơn để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số cách đơn giản và dễ thực hiện là dùng thức ăn nhẹ chứa đạm và tinh bột – đường, nhâm nhi sô-cô-la đen (chứa hai hóa chất tăng cường chức năng não là flavonoid và caffeine), ngủ 7-8 tiếng/đêm và thường xuyên tập thể dục.

Nói tóm lại, để cải thiện sự tập trung và mức năng lượng hoạt động một cách lành mạnh, chúng ta hạn chế uống nước tăng lực và nên tập trung vào việc ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *