Đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn là biện pháp được nhiều người mắc tật cận thị chọn lựa. Tuy nhiên, nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày là thắc mắc của hầu hết mọi người, có nên đeo thường xuyên hay không hay chỉ đeo khi cần nhìn vật ở xa?
Bài Viết Liên Quan
- Bình Dương: Gần 8.000 bệnh nhân Covid-19 lành bệnh, xuất viện
- Đi khám vì rát họng, không ngờ phát hiện ‘dị vật’ ngọ nguậy trong cổ
- Vì sao chúng ta nôn?
Cận thịlà một tật khúc xạ phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m, tuy nhiên nó phổ biến hơn ở những người dưới 40 t.uổi và độ t.uổi thiếu nhi. Bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cận thị cao hơn người bình thường nếu bạn có bố hoặc mẹ mắc căn bệnh này.
Tật khúc xạ này xảy ra khi nhãn cầu phát triển quá dài hoặc thủy tinh thể của mắt cong hơn bình thường, có nghĩa là ánh sáng không thể tập trung chính xác vào võng mạc. Thay vào đó, ánh sáng tập trung ngay trước võng mạc làm cho việc nhìn các vật thể ở xa bị mờ đi.
Nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày là thắc mắc của hầu hết mọi người – Ảnh: essilorusa
Đeo kính cho người cận thị là một giải pháp đơn giản giúp tăng khả năng nhìn của người bệnh, cho phép người bệnh nhìn xa rõ nét. Thế nhưng nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày là đủ?
1. Kính cận có thể giúp ích như thế nào?
Đeo kính cận là giải pháp phổ biến, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho người mắc tật cận thị. Bác sĩ nhãn khoa tại các phòng khám hoặc bệnh viện địa phương có thể xác định độ của thấu kính để giúp người bệnh điều chỉnh được thị lực. Trong khi khám mắt, bác sĩ sẽ đo công suất của các thấu kính cần thiết để điều chỉnh thị lực. Bác sĩ sẽ tư vấn việc nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, luyện tập cho mắt ra sao.
Kính dành cho người cận thị có ích bởi chúng điều chỉnh ánh sáng phản xạ vào đúng phần võng mạc. Do đó, kinh cận thường được tạo ra bằng thấu kính lõm (cong vào trong), có tác dụng di chuyển tiêu điểm ánh sáng giúp bạn nhìn rõ.
Kính nhìn đơn được sử dụng cho việc điều chỉnh độ cận thị khi làm việc hoặc cần tập trung cao. Ngoài ra, bạn có thể chọn kính cận phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân như kính dành cho việc lái xe, ngồi trong lớp học hoặc xem tivi.
Bác sĩ sẽ tư vấn việc nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, luyện tập cho mắt ra sao – Ảnh: odishanewsinsight
Nhiều người vẫn thắc mắc là bị cận thị nếu không đeo kính có sao không, nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày; hoặc bị cận nặng mới nên đeo kính hay đeo khi mới phát hiện bệnh? Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc đeo kính khi phát hiện tật khúc xạ cận thị là vô cùng cần thiết; khi độ cận từ 0.75 độ trở lên, bạn nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
2. Nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày?
Có khá nhiều đáp án cho câu hỏi nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, bởi nhu cầu đeo kính của mỗi người không giống nhau. Đối với người bị cận thị ở độ t.uổi trung niên hoặc công việc không cần nhìn xa nhiều thì không nhất thiết phải đeo kính cận suốt cả ngày.
Ví dụ, nếu độ cận chỉ dưới 2 độ, bạn có thể dùng kính khi nhìn xa mà không cần dùng kính suốt ngày. Việc dùng kính mọi lúc có thể khiến khả năng điều tiết của mắt mỗi khi nhìn gần bị kém đi. Về lâu dài, mắt sẽ bị phụ thuộc 100% vào kính. Khi đeo kính làm việc, cần có khoảng thời gian cho mắt nghỉ ngơi trong khoảng vài phút sau 1 giờ làm việc.
Có khá nhiều đáp án cho câu hỏi nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, bởi nhu cầu đeo kính của mỗi người không giống nhau – Ảnh: aop
Đối với trường hợp cận thị trên 2 độ, nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa mắt chính là đối tượng cận thị trên 2 độ nên đeo kính thường xuyên trong quá trình làm việc, sinh hoạt để giúp mắt nhìn rõ hơn. Và trong quá trình đeo kính cũng nên cho mắt nghỉ ngơi với các bài tập mắt đơn giản.
Đặc biệt, với những người bị cận thị nặng trên 3 độ thì nên sử dụng mắt kính xuyên suốt, tránh tình trạng mắt phải điều tiết liên tục để nhìn rõ. Tình trạng điều tiết liên tục sẽ khiến mắt bị tăng độ cận nhanh, thậm chí nguy cơ biến chứng thoái hóa võng mạc.
Người bị cận thị nên kiêng làm gì để tránh tăng độ cận?
Lối sống tác động rất lớn đến mắt của bạn. Đặc biệt, khi bị cận thị, mắt vốn đã suy yếu lại càng dễ bị ảnh hưởng bởi các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vậy những người bị cận thị nên kiêng làm gì để tránh làm mắt tăng độ cận nhanh?
1. Không đeo kính là quan niệm bị cận thị nên kiêng làm gì sai lầm
Cận thị có thể được khắc phục bằng cách đeo kính. Nhưng việc đeo kính lại gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu. Chính vì vậy, mọi người luôn nghĩ cách mới bị cận thị nên kiêng làm gì để khôi phục thị lực và không phải đeo kính.
Hiện tại có rất nhiều người quan niệm rằng khi mới bị cận thì không cần đeo kính. Mọi người cho rằng đeo kính sẽ khiến mắt bị phụ thuộc vào kính, dễ tăng độ. Nhiều người còn lo sợ đeo kính sẽ khiến mắt trông “dại” hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Tuy nhiên đây là quan niệm rất sai lầm. Nếu không đeo kính, mắt sẽ phải cố gắng điều tiết để nhìn sự vật rõ hơn. Từ đó tạo áp lực lên đôi mắt, khiến mắt càng ngày càng suy yếu.
Không đeo kính là quan niệm bị cận thị nên kiêng làm gì sai lầm rất thường gặp ở người mới bị cận thị. (Ảnh Internet)
2. Đeo kính không đúng độ cận
Một quan niệm bị cận thị nên kiêng làm gì sai lầm khác trong vấn đề đeo kính đó chính là đeo kính sai số. Nhiều người thường đeo kính có số độ thấp hơn so với độ cận thực tế với niềm tin rằng điều này sẽ giúp mắt không bị tăng độ nhanh.
Tuy nhiên, quan niệm này không chỉ khiến thị lực ngày càng suy giảm. Mà còn khiến người cận có các triệu chứng khó chịu như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Đeo kính có số độ cao hơn so với độ cận thực tế cũng sẽ gặp tình trạng này.
Thị lực có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, bạn cũng cần đi thăm khám định kỳ để kịp thời đổi kính thích hợp.
3. Dụi mắt
Mắt cận rất dễ bị khô, mỏi và ngứa. Lúc này, bạn thường vô thức đưa tay lên dụi mắt. Có thể bạn không biết, dụi mắt thường xuyên có thể gây biến dạng giác mạc. Nếu hình dạng của giác mạc thay đổi thì độ cận cũng thay đổi theo. Chính vì vậy, tránh dụi mắt là điều bạn cần ghi nhớ bị cận thị nên kiêng làm gì.
Để mắt dễ chịu hơn, thay vì dịu mắt hãy nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc chườm ấm. Chú ý đừng để tóc che mắt sẽ khiến bạn có nguy cơ dụi mắt nhiều hơn.
Bị cận thị nên kiêng làm gì? Hãy kiêng từ các hành động nhỏ nhất như dụi mắt. (Ảnh Internet).
4. Ngủ muộn và không đủ giấc
Đây là sai lầm bị cận thị nên kiêng làm gì rất phổ biến. Trong xã hội hiện đại, áp lực học hành và công việc lớn dần khiến mọi người có giấc ngủ kém chất lượng hơn. Công nghệ số ngày càng phát triển, việc sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ khiến mọi người có xu hướng khó ngủ và ngủ muộn hơn.
Cũng như tất cả các cơ quan khác, mắt cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Giấc ngủ chính là cách tốt nhất giúp mắt trở về trạng thái khỏe mạnh. Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến cho mắt phải hoạt động quá lâu, gây ra khô và mỏi cơ mắt, độ cận ngày càng tăng cao. Ngoài ra còn các Nguyên nhân gây mỏi mắt khác mà bạn cũng cần phải chú ý để bảo vệ đôi mắt sáng khoẻ.
5. Ăn uống thiếu chất
Để giúp mắt khỏe mạnh hơn, độ cận được kiểm soát thì tất nhiên mắt cần được nuôi dưỡng đầy đủ. Việc ăn uống thiếu chất sẽ khiến cho mắt bị ảnh hưởng rất nhiều. Để duy trì thị lực, hãy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm có chứa các chất như Beta carotene, Vitamin A, Crom, Kẽm,….
6. Không thăm khám mắt định kỳ
Rất ít người có thói quen thăm khám mắt định kỳ. Chỉ khi cảm thấy mắt có vấn đề, hoặc tầm nhìn không tốt như trước mới bắt đầu tìm đến bác sĩ nha khoa. Đây cũng là quan niệm sai lầm khi bị cận thị rất phổ biến.
Mắt cận vốn đã yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường. Do vậy, khám mắt định kỳ đối với người bị cận thị lại càng quan trọng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm các bệnh lý về mắt, phòng ngừa nguy cơ biến chứng ở người bị cận thị. Bác sĩ cũng giúp bạn đo lại độ cận, kiểm tra xem có cần thay mắt kính hay không.