Đau và ngứa dai dẳng ở vùng da nào đó, nốt ruồi thay đổi về màu sắc, to lên… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da.
Ung thư da là một trong những bệnh ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán bằng mắt thường, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Để phát hiện sớm, mọi người có thể tự quan sát toàn bộ da cơ thể, đặc biệt là các vùng da hở, tốt nhất là sau mỗi lần tắm.
Bạn có thể nhận biết ung thư da qua những triệu chứng sau:
Đau và ngứa
Khi bị ung thư da bạn sẽ cảm thấy ngứa dai dẳng, cảm giác đau ở vùng da nào đó. Hoặc là khi xuất hiện nốt mẩn đỏ trên cơ thể cũng là dấu hiệu của ung thư da.
C.hảy m.áu, viêm loét
Những vết loét trên da có thể khỏi sau một thời gian hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên nếu hiện tượng viêm loét, c.hảy m.áu tại bề mặt da diễn ra thường xuyên thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh.
Gia tăng đột ngột về số lượng, tính chất nốt ruồi
Bất đối xứng: Nếu bạn phát hiện nốt ruồi mất tính đối xứng cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ ung thư da.
Màu sắc nốt ruồi thay đổi: Những nốt ruồi lành tính thường có màu đồng nhất. Nếu bạn phát hiện nốt ruồi có sự thay đổi về màu sắc thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nốt ruồi ác tính có khả năng phát triển thành tế bào ung thư.
Đường kính thay đổi: Nếu trong một thời gian ngắn nốt ruồi của bạn có sự thay đổi về kích thước (lớn hơn 6 mm) thì hãy đi kiểm tra ngay
Bài Viết Liên Quan
- Nguyên nhân âm thầm khiến nhiều người trẻ đột quỵ
- Chớ chủ quan với cơn đau răng
- Ăn hạt bí ngô ngày Tết bồi bổ nội tạng, giúp giảm cân nhưng cần lưu ý 4 việc kẻo hại cơ thể
Để phòng tránh ung thư da bạn cần:
Hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời trong thời gian 10h sáng đến 4h chiều. Vì đây là thời điểm tia cực tím mặt trời mạnh nhất. Nên dành buổi sáng sớm và chiều tối để thưởng thức các hoạt động ngoài trời yêu thích.
Sử dụng quần áo che chắn ánh nắng.
Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 và chỉ số PA hợp lý.
Tránh các loại thuốc làm da nhạy cảm với ánh nắng.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ để nhận ra dấu hiệu bệnh sớm nhất
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư da là tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại khiến cấu trúc da bị phá hủy. Chính vì vậy, những người ra nắng nhiều lần hay trong thời gian dài đều có khả năng bị ung thư da, đặc biệt nếu da không được che phủ hay bôi kem chống nắng.
GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khuyên, để phát hiện sớm ung thư da, mọi người nên đi khám định kỳ 3 năm một lần ở độ t.uổi 30-39 và khám hàng năm sau t.uổi 40. Những người có nguy cơ cao là t.iền sử gia đình có người thân bị ung thư da, bị những bệnh da có nguy cơ chuyển thành ung thư hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần đi khám đều đặn.
Vết bớt không đau, không ngứa, 4 tháng sau được chẩn đoán ung thư nguy hiểm bậc nhất
Những vết bớt dù là bẩm sinh hay tự phát trên da cũng thường gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp lâm sàng nó còn là dấu hiệu của bệnh lý, điển hình nhất chính là ung thư da.
Từ một chấm nhỏ, vết bớt đỏ dần dần lan rộng, lúc này khi đến bệnh viện thì ung thư đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Những vết bớt dù là bẩm sinh hay tự phát trên da cũng thường gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp lâm sàng nó còn là dấu hiệu của bệnh lý, điển hình nhất chính là ung thư da.
Một người phụ nữ họ Lý 62 t.uổi (giấu danh tính) ở Đài Loan, cách đây 4 tháng phát hiện ra một vết bớt lạ trên da, bà chủ quan nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì cả cho tới khi số lượng lẫn kích thước của nó ngày càng tăng. Linh tính cho thấy vết bớt có vấn đề, bà đã đến Bệnh viện da liễu Đài Trung khám.
Vết bớt trên da bà Lý.
Tại đây, bác sĩ Ngô Gia Hoa tiến hành chẩn đoán và sinh thiết da, kết quả cho thấy đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Sau khi hội chẩn, bác sĩ Ngô tiến hành cắt bỏ những vùng da bị tổn thương. Hiện tại sức khỏe của bà Lý đang hồi phục rất tốt, theo dõi không thấy tái phát.
Ung thư biểu mô t ế bào vảy nguy hiểm như thế nào?
Bác sĩ Ngô chỉ ra rằng, da là cơ quan lớn nhất của cơ thể người, lớp biểu bì chủ yếu được cấu tạo bởi các tế bào biểu mô vảy. Các tổn thương da có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nên sẽ có cơ hội được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, khi thấy vùng da khác lạ, không nên trì hoãn việc điều trị.
Ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra khi DNA bị tổn thương do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím hoặc các tác nhân gây hại khác gây ra những thay đổi bất thường trong tế bào vảy, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao như tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, có vấn đề về miễn dịch, chất thương do bức xạ, nhiễm độc asen ở đầu, cổ, tay chân… Nó thường xảy ra ở nhóm người từ độ t.uổi 50 đến 60 t.uổi. Ban đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các mảng da đỏ không đau, không ngứa, nhưng dần dần lan rộng. Đây chính là dấu hiệu của ung thư da điển hình.
Biểu hiện thường thấy của căn bệnh này là các mảng da đỏ không đau rát, nhưng có bong tróc, sắc tố da dần trở nên đậm hơn và lớn dần. Mọi người dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh ngoài da như chàm, vẩy nến, á sừng…
Đôi khi, vùng da có thể đóng vảy, ngứa hoặc ra m.áu. Các tổn thương thường phát sinh nhiều nhất ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể. Bệnh này cũng có thể xảy ra ở các vùng khác của cơ thể, bao gồm cả bộ phận s.inh d.ục. Vì vậy, cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, sinh thiết để chẩn đoán và điều trị sớm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào vảy ngoài ra còn có:
– Nốt sần đỏ, cứng.
– Vết loét phẳng có vảy.
– Vết loét mới hoặc nổi lên trên vết sẹo, vết loét cũ.
– Một mảng sần sùi, có vảy trên môi sau đó phát triển thành vết loét hở.
– Vết loét đỏ hoặc mảng sần sùi bên trong miệng.
– Một mảng đỏ nổi lên hoặc vết loét giống như mụn cóc trên, trong h.ậu m.ôn hoặc trên bộ phận s.inh d.ục.
Bác sĩ Ngô nói thêm: ” Nếu tế bào ung thư không được điều trị kịp thời, nó sẽ xâm lấn, thậm chí là di căn, phá hủy các mô lành gần đó. Trong một số trường hợp sẽ lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác, có thể gây t.ử v.ong“.
Mặc dù ung thư biểu mô tế bào vảy thuộc dạng ung thư nguy hiểm bậc nhất hiện nay, nhưng nó hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời từ 10 sáng đến 3 giờ chiều, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 30, mặc quần áo bảo hộ, kiểm tra da thường xuyên để nhận biết sớm.