Phụ nữ sau sinh con thường gặp một chứng bệnh đó là trầm cảm sau sinh. Khoảng 20% những bà mẹ mới sinh con có những dấu hiệu này. Những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cần được phát hiện sớm và tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trầm cảm sau sinh là một sự kết hợp giữa thay đổi về hành vi, cảm xúc, cơ thể xảy ra sau khi người phụ n.ữ s.inh con, thường khởi phát sau sinh khoảng 4 tuần và những trường hợp nặng có thể có những triệu chứng loạn thần và hành vi nguy hiểm cho bản thân và cả con.
Trầm cảm sau sinh xuất phát từ đâu, biểu hiện như thế nào?
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh: Do thay đổi hormon trong cơ thể: Hai loại hormon estrogen và progesterone tăng gấp 10 lần trong quá trình mang thai, sau đó giảm đi nhanh chóng khi sinh con, sau ba ngày hormon này quay trở về mức bình thường như trước khi mang thai.
Do các yếu tố tâm lý- xã hội: Các yếu tố stress trong cuộc sống bao gồm: Vấn đề gánh nặng về tài chính khi sinh con, sự thay đổi công việc, sự mệt mỏi sau kỳ sinh nở, sự thiếu chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc con, không có sự trợ giúp của người thân…
Biểu hiện của trầm cảm sau sinh: Khó khăn về giấc ngủ (khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ, thức dậy sớm, có khi là mất ngủ hoàn toàn), ăn không ngon miệng, chán ăn; mệt mỏi quá mức; cảm xúc buồn chán; bi quan về tương lai…
Sau khi sinh người phụ nữ rất cần sự chia sẻ của người thân trong việc chăm sóc con.
Dùng thuốc nào?
Cần nhập viện những trường hợp nặng: Trầm cảm kèm theo triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, ý tưởng hành vi t.ự s.át, tự hủy hoại bản thân, gây nguy hiểm cho con và người xung quanh. Những triệu chứng bệnh ở mức độ nặng như mất ngủ hoàn toàn, không ăn được.
Các trường hợp trung bình và nhẹ có thể điều trị ngoại trú, tuy nhiên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ việc dùng thuốc của bác sĩ điều trị, dùng đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian điều trị…
Các nhóm thuốc thường dùng: Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau và để được chỉ định thuốc chống trầm cảm người bệnh cần đi khám bác sĩ, không được tự ý mua thuốc.
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenaline (SNRIs) và nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs): Đây là hai loại phổ biến nhất điều trị tình trạng này.
Nhóm SNRIs làm tăng chất serotonin và noradrenalin trong não, là hai chất bị giảm đi khi người bệnh mắc chứng trầm cảm. Các thuốc thường dùng như desvenlafaxine, duloxetine, levomilnacipran và venlafaxine…
Nhóm SSRIs làm cảm xúc hết trầm buồn như fluoxetine, fluvoxamine, paroxetine và sertraline…
Tuy nhiên khi dùng cần lưu ý, các tác dụng phụ thường gặp của hai nhóm thuốc chống trầm cảm này là: Buồn nôn, mẩn đỏ, khô miệng, táo bón hoặc tiêu chảy, sút cân, vã mồ hôi, run tay chân, an thần, rối loạn t.ình d.ục, mất ngủ, đau đầu, choáng váng, lo âu và dễ kích động, có thể có ý nghĩ t.ự s.át, đặc biệt trong những ngày đầu mới dùng. Vì vậy trong những ngày đầu dùng các thuốc này người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ và người nhà, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được trợ giúp kịp thời.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) như amitriptylin, imipramin, nortriptylin… Đây là loại thuốc hiện còn ít dùng, thuốc cũng làm tăng serotonin ở trong não. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ba vòng như: co giật, mất ngủ, lo âu, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nổi mẩn, buồn nôn và nôn, co thắt cơ vùng bụng, táo bón, khó tiểu tiện, tăng nhãn áp, chống chỉ định với bệnh nhân tăng nhãn áp, rối loạn chức năng t.ình d.ục.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc: Hội chứng cai thuốc: Thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc không gây nghiện, không đòi hỏi phải tăng liều để đạt được hiệu quả điều trị và khi dừng thuốc người bệnh sẽ không gặp phải những biểu hiện như dấu hiệu cai thuốc, như dừng hút t.huốc l.á hay rượu. Tuy nhiên, có tỉ lệ khoảng 1/3 người bệnh sử dụng SSRIs và SNRIs có những biểu hiện như hội chứng cai sau khi dừng thuốc. Những biểu hiện này kéo dài từ 2 tuần đến 2 tháng sau khi ngừng thuốc như: lo lắng, hoa mắt, chóng mặt, ác mộng, có biểu hiện giống như cảm cúm, đau bụng. những biểu hiện này thường ở mức độ nhẹ. Vì vậy cần giảm liều thuốc từ từ để giảm những triệu chứng không mong muốn của hội chứng cai thuốc này.
Thời gian dùng thuốc: Những triệu chứng của bệnh thường được cải thiện tốt sau 3 tháng sử dụng thuốc và người bệnh nên tiếp tục dùng ít nhất là 6 tháng tiếp theo sau khi bệnh đã cải thiện tốt. Nếu dừng thuốc trước thời điểm 8 tháng những triệu chứng của bệnh có thể quay lại. Những trường hợp có một dấu hiệu quay trở lại của bệnh nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất là 24 tháng.
Có một lượng nhỏ của một vài loại thuốc chống trầm cảm qua sữa mẹ, ví dụ như sertralin và nortriptyline. Ở trẻ sơ sinh vài tuần t.uổi có thể chuyển hóa thuốc này ở gan, thận như người trưởng thành. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm và cho con bú còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sức khỏe của trẻ, trẻ có sinh non hay không, tình trạng sức khỏe của mẹ như thế nào và quan trọng nữa là bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc nào. Vì vậy, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của thuốc tới em bé, người mẹ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng, tự ý thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc…
Phòng bệnh ra sao?
Cần chuẩn bị sẵn những kiến thức về làm mẹ và những điều kiện kinh tế sẵn sàng cho việc tiếp nhận thành viên mới trong gia đình. Các thành viên trong gia đình cần phải trợ giúp bà mẹ mới sinh con trong việc chăm sóc trẻ để người mẹ có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau khi sinh; chia sẻ, giải quyết những vấn đề về tâm lý gặp phải với người mẹ, vai trò của người chồng rất quan trọng. Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, không được kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và con. Ngủ tốt để đảm bảo sức khỏe khi con ngủ mẹ cần phải tranh thủ ngủ…
BS. Trịnh Thị Bích Huyền
Theo Sức khỏe và Đời sống
Khi tin vui hóa chuyện bi hài…
Những lầm tưởng trong vấn đề sức khỏe sinh sản đã đẩy nhiều cặp vợ chồng đón “tin vui” trong trạng thái giận hờn, nghi ngờ – mà hậu quả lớn nhất là gây bất ổn tâm lý cho thai phụ, sản phụ.
Tìm đến chuyên gia tâm lý, bà Mai T. ngỏ ý về một cuộc tư vấn tại nhà cho con trai và con dâu. Cặp vợ chồng trẻ này – đều 25 t.uổi – đang đòi ly hôn dù con dâu bà mang thai tháng thứ 5. “Con dâu tôi còn có biểu hiện như trầm cảm, tôi lo cho cháu tôi quá” – bà T. lo lắng.
Chớ nghe thiên hạ “xúi dại”
Bà T. kể: “Mấy tháng trước, con dâu tôi đi khám và kết quả là mang thai 6 tuần. Con trai tôi giãy nảy, bảo 6 tuần trước là ngay giữa chuyến công tác kéo dài 1 tháng của nó, làm sao có chuyện vợ mang thai. Con dâu tôi khám mấy chỗ, kết quả vẫn tương tự. Con trai tôi xem trên mạng, thấy rằng khám lần đầu tính t.uổi thai là chính xác nhất, thế là về quy kết vợ… ngoại tình! Vừa rồi, tôi từ quê lên ăn Tết với 2 đứa mới biết chuyện, giải thích rõ ràng cho con tôi nhưng nó không chịu nghe…”.
Chuyên gia tâm lý thở dài và cho biết cô từng tư vấn cho một cặp gặp tình huống gần giống: Chị vợ đi khám lúc cuối thai kỳ, em bé lại to quá nên ngày dự sinh tính lệch gần 3 tuần. Anh chồng nhẩm tính rồi nổi giận. Đến lúc con ra đời, thấy mặt mũi y chang mình và tính lại ngày thì hợp lý, anh chồng mới xin lỗi vợ. Thế nhưng, lúc này người vợ đã tổn thương, phát sinh chứng trầm cảm sau sinh.
Bất cứ hoài nghi, băn khoăn nào về “tin vui”, các cặp đôi đều nên hỏi trực tiếp bác sĩ khi đi khám thai. Trong ảnh: Bác sĩ tư vấn cho thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Anh Tr.M.Th (50 t.uổi) cũng đang đau đầu vì người vợ 35 t.uổi đang đòi ly hôn bởi một chuyện hiểu lầm. Vợ chồng anh đã có 2 con, anh đọc sách thấy phụ nữ t.uổi 35 còn tránh thai bằng biện pháp nội tiết có thể tăng một số nguy cơ nên đã đề nghị chị đi triệt sản. Gần 4 tháng sau triệt sản, vợ anh bối rối nói rằng chị thử thai đã “2 vạch”. Anh Th. đi hỏi bạn thân thì anh này lắc đầu, bảo chờ đến lúc bé ra đời rồi xét nghiệm ADN cho chắc. Anh Th. càng tức giận, về nhà đòi ly hôn.
Mọi chuyện chỉ vỡ lẽ sau khi một người bạn biết chuyện, dẫn anh Th. đến một bác sĩ (BS) sản khoa uy tín và kể lại chi tiết câu chuyện. Hóa ra, anh Th. quên đọc kỹ “hướng dẫn sử dụng” sau triệt sản: Phải qua 20 lần quan hệ có bảo vệ thì tác dụng tránh thai mới phát huy. Vậy mà từ lần “yêu” đầu tiên, cả 2 vợ chồng đều ngỡ an toàn nên “cứ thế mà tới bến”.
Làm ơn hỏi bác sĩ!
BS Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM, cho biết ông đã gặp vài tình huống tương tự. Điển hình là những tình huống dở khóc dở cười sau thủ thuật thắt ống dẫn tinh để triệt sản ở nam giới. Bởi lẽ, khi vừa làm thủ thuật, một lượng t.inh t.rùng vẫn còn nằm trong túi tinh. Thông thường, người đàn ông được yêu cầu dùng dụng cụ bảo vệ 15-20 lần x.uất t.inh sau thủ thuật để chắc chắn lượng t.inh t.rùng còn tồn đọng được “sử dụng” hết. Nhiều trường hợp các ông không chú ý đến khuyến cáo này, số khác lại hiểu sai thành… tạm kiêng quan hệ một thời gian. Thế là t.inh t.rùng tồn đọng vẫn nằm nguyên đó, một vài tháng sau mới quan hệ lại thì vẫn có thể làm vợ vỡ kế hoạch mà không biết do đâu!
BS Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP HCM), lưu ý trường hợp tính t.uổi thai, ngày dự sinh khi một phụ nữ được xác định là có thai. Cách tính t.uổi thai trong y khoa thường lệch với suy nghĩ của nhiều người khoảng 2 tuần. Bởi lẽ, BS tính t.uổi thai từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, trong khi nhiều người lại cố nhớ lại ngày “quan hệ” để tính.
Thông thường, một người có chu kỳ kinh đều đặn khoảng 4 tuần và trứng sẽ rụng khoảng 2 tuần sau ngày kinh cuối. Đó là lý do có sự chênh lệch 2 tuần này. Tuy nhiên, trứng vẫn có thể rụng vào bất cứ ngày nào khác trong chu kỳ kinh và không phải chu kỳ kinh của ai cũng đều, cũng 4 tuần… Vì vậy, y khoa chọn kỳ kinh cuối là mốc tính t.uổi thai để dễ đưa ra ngày dự sinh chính xác hơn. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp tính t.uổi thai khác.
“Độ chính xác của ngày dự sinh còn phụ thuộc vào thời điểm người phụ nữ đi khám và được tính toán ngày. Trong 3 tháng đầu là có thể dự đoán ngày dự sinh chính xác nhất, độ chênh lệch chỉ khoảng 1 tuần; đến 3 tháng giữa mới dự đoán thì có thể chênh lệch 2 tuần; đến 3 tháng cuối, độ chênh lệch có thể lên đến 3 tuần” – BS Hải phân tích.
Theo BS Hải, cách giải quyết đơn giản nhất khi có những thắc mắc là hỏi trực tiếp BS khám thai. Hỏi lòng vòng người quen, lên mạng dò tìm… có thể nhận được thông tin không chính xác, dẫn đến các hiểu lầm không đáng có và sai lầm trong chăm sóc sức khỏe.
Ảnh hưởng tâm lý thai phụ
Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, việc vội vã nghi ngờ, cãi nhau thay vì nhờ BS giải đáp những khúc mắc có thể dẫn đến sự tổn thương cho thai phụ. Trong khi đó, những bất ổn tâm lý từ lâu đã được chứng minh là không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Nếu những hiểu lầm, bất ổn này kéo dài đến cả khi người phụ nữ bước vào kỳ sinh nở thì càng nguy hiểm, có thể góp phần dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Vì vậy, các cặp đôi, nhất là các cặp trẻ t.uổi, còn bỡ ngỡ khi lần đầu làm cha mẹ luôn cần có sự trao đổi thẳng thắn với nhau và với BS, tránh để trong lòng và để mối quan hệ trở nên căng thẳng trong giai đoạn mà người phụ nữ rất cần sự chia sẻ, cảm thông của chồng.
Anh Thư
Theo Người lao động