Bệnh hô hấp ở trẻ tăng nhanh do ô nhiễm không khí

Hà Nội đang trải qua đợt ô nhiễm không khí kéo dài từ ngày 13/9 tới nay, điều này đã ảnh hưởng tới hệ hô hấp của những người có cơ địa viêm dị ứng, sức đề kháng giảm như người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch.

Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều, người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở và ho nhiều hơn, thở khò khè, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.

benh ho hap o tre tang nhanh do o nhiem khong khi 01ac60

Ô nhiễm không khí đang đem lại nhiều nguy cơ sức khỏe cho con người hơn bao giờ hết, đặc biệt là trẻ nhỏ – Ảnh minh họa

Theo bác sỹ Phan Kiều Diễm (Phòng khám Tai mũi họng 136 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), khi biến đổi khí hậu như thời gian này, bệnh lý hô hấp của những trẻ viêm đường hô hấp bị nặng hơn, tỷ lệ biến chứng lên tai giữa, phế quản, phổi khá nhiều so với thời điểm trước. Mặc dù những bệnh nhân đã mắc bệnh đường hô hấp được khuyến cáo không nên ra ngoài ở thời điểm này. Tuy nhiên, rất khó phòng tránh bởi nhiều vấn đề liên quan như khí hậu, môi trường, giao mùa, ô nhiễm công nghiệp, chất thải… và t.rẻ e.m vẫn phải đến trường còn người lớn phải đi làm. Mọi người đi ra ngoài hít phải không khí ô nhiễm dù đã được hỗ trợ bằng khẩu trang nhưng phần lọc bụi không cao, bụi mịn vẫn có thể len vào đường thở dẫn đến bệnh diễn biến nặng hơn.

Bên cạnh đó, thời tiết hiện tại khô hanh, việc sử dụng điều hoà thường xuyên hơn với mỗi gia đình, dẫn đến mũi trẻ rất dễ bị viêm dị ứng và viêm n.hiễm t.rùng.

benh ho hap o tre tang nhanh do o nhiem khong khi 857970

Khi biến đổi khí hậu như thời gian này, bệnh lý hô hấp của những trẻ viêm đường hô hấp bị nặng hơn, tỷ lệ biến chứng lên tai giữa, phế quản, phổi khá nhiều so với thời điểm trước

Cũng theo bác sỹ Diễm, tỉ lệ t.rẻ e.m bị ốm, trẻ lây chéo lẫn nhau, tỷ lệ tái lại tăng cao, trong khi nhiều gia đình chưa biết cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh dẫn đến biến chứng hoặc quá trình điều trị kéo dài.

benh ho hap o tre tang nhanh do o nhiem khong khi 64c16a

Bác sỹ chuyên khoa Tai mũi họng Phan Kiều Diễm

Nhiều bà mẹ đưa con đi khám nhưng không được bác sỹ tư vấn hoặc không đi khám mà truyền nhau hoặc làm theo hướng dẫn trên mạng xã hội khiến cho bệnh nặng hơn rất nhiều. Nhiều người cho rằng chỉ cần rửa mũi bằng nước muối là sạch, họ chỉ nhìn thấy việc làm này sẽ đưa được mủ, nhầy mũi ra ngoài nhưng không nhìn thấy được biến chứng. Khi rửa mũi quá nhiều sẽ có nguy cơ gây viêm mũi nặng hơn do rối loạn tiết dịch, tiết nhầy ở mũi dẫn đến khô mũi, đau mũi, viêm mũi mủ, ngoài ra rửa mũi còn có nguy cơ biến chứng từ viêm mũi sang viêm tai thông qua lỗ vòi tai.

“Thời tiết này còn có các dịch bệnh như chân tay miệng, viêm loét niêm mạc họng miệng khá nhiều, tình trạng này lây rất nhanh và khi khỏi cơ thể vẫn không được miễn dịch nên dễ tái phát. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ về chất đạm, hoa quả, đường bột cho cân đối”, bác sỹ Phan Kiều Diễm khuyên.

Lời khuyên của bác sĩ:

– Các gia đình nên giảm thiểu cho trẻ ra đường.

– Với những bệnh nhân bị hen hoặc viêm phế quản thể hen cần phải tuân thủ và duy trì thuốc điều trị tại chỗ hàng ngày. Khi có các triệu chứng nặng hơn cần đưa đến bác sỹ khám lại để chỉnh liều điều trị cho phù hợp.

– Nếu trẻ đang ốm cha mẹ không nên cho con đến lớp mà chăm sóc em bé tại nhà. Trong nhà nên sử dụng máy lọc không khí để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

– Khi bắt buộc phải ra đường cần dùng khẩu trang loại có thể lọc không khí và ngăn bụi mịn PM 2,5 thay cho khẩu trang thông thường; không uống đồ uống quá lạnh; không ăn đồ ăn bán ở vỉa hè, ngoài đường vì đã nhiễm bụi bẩn; khuyến khích bé uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả sạch…

– Khi trẻ có triệu trứng viêm đường hô hấp nên đến khám bác sỹ và nghe tư vấn cụ thể, không tự ý chữa trị, tránh nguy cơ gây thêm các biến chứng khác.

Bài, ảnh: An Khê

Theo phunuvietnam

43% người mắc bệnh hô hấp t.ử v.ong vì ô nhiễm không khí

Theo PGS Vũ Văn Giáp, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m.

Hà Nội và TP.HCM đang chìm trong lớp “sương mù” do ô nhiễm không khí và bụi mịn. Nhiều người dân than phiền về tình trạng thường xuyên nghẹt mũi, khó thở, mắt cay khi phải thường xuyên ra ngoài đường.

Về điều này, PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cảnh báo ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Trong đó, những người dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này là người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…

“Các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet, chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng. Khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau”, PGS Giáp phân tích.

43 nguoi mac benh ho hap tu vong vi o nhiem khong khi af69a3

Sương mù quang hóa bao phủ TP.HCM. Đây là thành phố ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí nặng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo chuyên gia này, khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Với đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch, con số này chiếm khoảng 25%. Với bệnh lý hô hấp, những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều, người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.

Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao, tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch sẽ gia tăng.

“Chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng”, PGS Bách nói.

Bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được, cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Người dân khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công tình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường không thể cản được hạt bụi siêu mịn).

“WHO đã khuyến cáo nếu không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta”, chuyên gia cảnh báo.

Ngoài ra, trong thời gian này, các bác sĩ cho rằng người dân có thể thực hiện một vài hành động nhỏ nhưng rất hữu ích để làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Cụ thể, cần hạn chế đốt vàng mã, rơm rạ tránh làm bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn. Các gia đình nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu, thay bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ. Khi dừng đèn đỏ, người dân nên tắt các phương tiện giao thông, giảm bớt khói bụi thải vào môi trường.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *