Trứng luộc thành công là khi bóc vỏ không sứt sẹo còn nguyên vẹn, lòng đỏ có độ chín như ý. Thế mà hầu hết chúng ta vẫn mắc nhiều sai lầm khi luộc trứng đấy!
Hai trang web ẩm thực nổi tiếng Epicurious và Serious Eat đã thực hiện thí nghiệm dựa trên băn khoăn của độc giả, luộc trứng thế nào để bóc vỏ dễ dàng và không sứt mẻ trứng.
1. Luộc trứng đến khi chín hoàn toàn
Trứng luộc lòng đào mới là trạng thái ưa thích của nhiều người khi ăn trứng luộc, đặc biệt vì lòng đỏ mềm chảy và béo ngậy. Tuy nhiên, lòng trắng chưa đông thành khối vững chắc nên khi bóc vỏ sẽ để lại các vết lõm.
Còn món trứng luộc kho với thịt cần cấu trúc chắc cho cả lòng đỏ và lòng trắng. Trong quá trình kho, trứng sẽ không bể, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không lấn át mùi vị chung.
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh dại và biện pháp phòng ngừa
- Thấy dấu hiệu này trong mắt, cẩn thận cơn đau tim c.hết người!
- Các giai đoạn sốt xuất huyết thường gặp
Thời gian luộc chín hoàn toàn trứng gà/trứng vịt khoảng 12 – 14 phút và trứng cút là một nửa thời gian: 6 – 8 phút.
2. Trứng luộc lúc nào? Nước lạnh hay nước sôi
Luộc thời điểm nào thì nguyên liệu sẽ đạt cấu trúc hoàn hảo và hương vị mong muốn chính là đề bài gây bối rối khi bạn chuẩn bị luộc gì đó. Với trứng, có người khuyên nên luộc nước lạnh, người khác khuyên nên luộc nước sôi và bạn tự hỏi liệu có sự khác biệt nào về cấu trúc chăng.
Theo thí nghiệm trên trang Seriouseat, 50% trứng luộc khi nước lạnh sứt mẻ và các vết lõm sau khi bóc vỏ, tuy nhiên tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 10% với trứng luộc khi nước sôi hoặc sử dụng nồi hấp, nồi áp suất.
Kết luận từ thí nghiệm là nên luộc trứng khi nước sôi. Thả trứng vào nước sôi ngập và giữ nguyên mức lửa trong 30 giây để định hình lòng trắng. Sau đó giảm lửa xuống, duy trì nhiệt độ 82 – 88C trong 12 – 14 phút. Bạn sẽ có những quả trứng dễ bóc vỏ với lòng trắng mềm chín đều, lòng đỏ béo và không xuất hiện vòng tròn màu xám bao bên ngoài.
3. Luộc xong rồi thì cho trứng nghỉ giải lao
Sự khác biệt rõ ràng khi bóc vỏ quả trứng còn nóng và quả trứng đã nguội, bạn sẽ thấy bóc quả trứng nóng không hề dễ dàng lại còn dễ sứt mẻ nữa.
Bạn thử ngâm trứng trong nước, tốt nhất là nước đá trong khoảng 15 phút. Trứng càng nguội thì cấu trúc của trứng càng cứng, vững chắc hơn và không tạo ra vết lõm khi bóc vỏ.
4. Bóc vỏ trứng dưới vòi nước
Bạn có thể bóp nát quả trứng luộc trong tay đấy nên hãy cẩn thận nhé!
Dùng muỗng đ.ập nhẹ bề mặt trứng, lắc trứng trong nồi để nứt vỏ và dễ lột hơn, sử dụng lực vừa phải để tránh nứt toang lòng trắng.
Bắt đầu bóc vỏ từ phần đầu tù trước, tiến dần xung quanh và xuống phần đầu nhọn. Vừa bóc vừa nhúng trứng vào nước hoặc rửa dưới vòi nước để lớp màng vỏ dễ tách ra khỏi lòng trắng.
Ngoài bạn, cho một ít muối khi luộc trứng sẽ tăng tốc độ đông đặc của lòng trắng trứng, đặc biệt là bịt kín vết nứt của trứng nếu có, ngăn lòng trắng không tiếp tục rỉ ra.
Chỉ cần bạn lưu ý luộc trứng khi nước sôi, canh thời gian luộc để trứng chín hoàn toàn, bóc vỏ dưới vòi nước là sẽ có quả trứng luộc nguyên vẹn. Chúc bạn luộc trứng như ý nhé!
Thu Hà
Lò vi sóng không phải ‘trợ thủ đắc lực’ mà nhiều người vẫn nghĩ
Trong dịp Tết nhiều bà nội trợ thường chế biến sẵn thức ăn sau đó đến bữa cho vào lò vi sóng hâm nóng. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể…
Không được quay lại cơm trong lò vi sóng
BS. Bùi Thương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (Viện y học ứng dụng VIệt Nam) cho biết, lò vi sóng không làm hỏng lá nhôm, kim loại hoặc nhựa đựng thực phẩm nhưng nó có những rủi ro nguy hiểm không kém gì liên quan đến việc chế biến một số loại thực phẩm.
Nguyên nhân là do, việc hâm nóng thức ăn của lò vi sóng không đồng đều nên bất kỳ vi khuẩn nào có trong thực phẩm khi được hâm nóng vẫn tồn tại.
BS. Bùi Thương nhấn mạnh, để giảm thiểu rủi ro, không sử dụng lò vi sóng để nấu hoặc hâm nóng một số loại thực phẩm.
Đầu tiên phải kể đến là cơm, đồ ăn được rất nhiều người quay lại trong lò vi sóng. Tuy nhiên việc quay cơm trong lò vi sóng đôi khi có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, vì có một loại vi khuẩn kháng thuốc cao xuất hiện ở gạo là Bacillus cereus.
Nhiệt g.iết c.hết vi khuẩn này nhưng vi khuẩn có sản xuất bào tử có hại và chịu nhiệt cao. Một số nghiên cứu xác nhận rằng sau khi quay cơm ở lò vi sóng và để ở nhiệt độ phòng, bất kỳ bào tử nào chứa trong cơm đều có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm nếu bạn ăn nó. Độc tố của vi khuẩn này gây ra hai loại bệnh: bệnh tiêu chảy và độc tố emetic-gây buồn nôn và nôn.
Tiếp đến là trứng. Trứng có vỏ hoặc không, khi trứng luộc chín trong lò vi sóng, hơi ẩm bên trong sẽ tăng thể tích giống như một nồi áp suất thu nhỏ, đến đủ lớn, trứng có thể phát nổ.
“Thậm chí đáng sợ hơn, trứng sẽ không vỡ trong lò vi sóng mà trứng có thể sẽ vỡ khi bạn đang cầm trên tay, trên đĩa hoặc trong miệng của bạn, có thể gây bỏng.
Để tránh biến trứng của bạn thành một quả bom hơi nước, hãy cắt nó thành những miếng nhỏ trước khi hâm nóng hoặc tốt hơn nữa là tránh đặt trứng vào trong lò vi sóng”, BS Bùi Thương nói.
Ngoài ra, nhiều mẹ bỉm sữa thường có thói quen trữ sữa mẹ trong ngăn đá, khi cần dùng thì người chăm sóc bé lấy ra hâm nóng trong lò vi sóng cho trẻ sử dụng.
Tuy nhiên, BS Bùi Thương cho rằng đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi vì, lò vi sóng làm nóng không đồng đều dẫn đến bình sữa mẹ cũng vậy, có những điểm nóng làm bỏng miệng và cổ họng của bé.
“Ngoài ra, hâm nóng nhựa sẽ đi kèm với nguy cơ gây ung thư. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo rằng sữa mẹ và sữa công thức nên được làm rã đông và hâm nóng trong nồi trên bếp hoặc sử dụng nước máy nóng.
Một cách khác, bạn có thể làm nóng một cốc nước trong lò vi sóng và sau đó thả túi hoặc chai sữa mẹ vào đó để tan băng”, BS Bùi Thương cho hay.
Một loại thực phẩm khác cũng hay được nhiều người hâm nóng bằng lo vi sóng – thịt chế biến sẵn.
“Thịt chế biến thường chứa hóa chất và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Khi quay thực phẩm đó trong lò vi sóng sẽ làm cho những chất đó gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bạn.
Theo nghiên cứu, chúng ta có thể vô tình tiếp xúc với các thay đổi hóa học như cholesterol bị oxy hóa trong quá trình hâm nóng. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng hâm nóng thịt chế biến sẵn bằng lò vi sóng sẽ tạo các sản phẩm oxy hóa cholesterol (COP), có liên quan đến sự phát triển của bệnh mạch vành”, BS Bùi Thương cho hay.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng cần phải biết về lò vi sóng là nhiệt của chúng không phải lúc nào cũng t.iêu d.iệt vi khuẩn, vì vi sóng tỏa nhiệt từ bên ngoài vào thay vì từ trong ra ngoài. Như vậy, một số thực phẩm hâm nóng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh cao hơn khi các tế bào vi khuẩn này sống sót.
Và “thịt gà” là một trong số những thực phẩm không được quay, nấu trong lò vi sóng. BS Bùi Thương lý giải, thịt gà có nguy cơ nhiễm salmonella, là một thực phẩm nguy hiểm khi quay nóng lò vi sóng.
Do đó, trước khi ăn thịt gà, bạn cần nấu chín kỹ để loại bỏ tất cả các vi khuẩn hiện tại. Vì lò vi sóng không nấu chín hoàn toàn hoặc làm chín đều tất cả các phần của thịt nên có nhiều khả năng vi khuẩn vẫn sống sót, chẳng hạn như salmonella.
“Trong một nghiên cứu, trong số 30 người tham gia hâm nóng thịt sống, tất cả 10 người sử dụng lò vi sóng đều bị bệnh, trong khi 20 người sử dụng chảo đun nóng thức ăn là ổn. Điều này cho thấy có thể tồn tại vi khuẩn trong thịt khi nấu trong lò vi sóng so với các phương pháp nấu khác”, BS Bùi Thương cho hay.
Chuyên gia Bùi Thương cũng thông tin thêm, nếu bạn muốn tiết kiệm ăn lại thức ăn rau thừa (như cần tây, cải xoăn hoặc rau chân vịt), hãy lên kế hoạch hâm nóng chúng trong lò nướng thông thường thay vì lò vi sóng.
Bởi khi được nấu trong lò vi sóng, hàm lượng nitrat tự nhiên trong rau (rất tốt cho bạn) sẽ chuyển thành nitrosamine gây ung thư.
Đặc biệt, sẽ thật nguy hiểm khi nhiều bạn lại bọc khoai tây trong giấy nhôm để nấu chín. “Vì khi bạn nấu khoai tây trong giấy nhôm thì vi khuẩn C. botulinum sẽ được giấy nhôm bảo vệ. Điều đó có nghĩa là, vi khuẩn này có thể phát triển mạnh khi bạn để khoai tây ở nhiệt độ phòng quá lâu và có thể gây ngộ độc. Nhiệt độ lò vi sóng không thể g.iết được vi khuẩn, vì vậy hãy nấu chúng trên một tấm vỉ nướng thay vì bọc chúng trong giấy bạc”, BS Bùi Thương nhấn mạnh.