Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa phối hợp liên chuyên khoa, áp dụng kỹ thuật chèn bóng vào động mạch chậu trong để phẫu thuật thành công cho sản phụ bị nhau cài răng lược khó, dễ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con.
Thai phụ là chị L.T.X.L (35 t.uổi, quê Bạc Liêu) đã 2 lần mổ lấy thai trước đây. Ở tuần thai thứ 29, thai phụ đi khám thai tại địa phương thì phát hiện nhau t.iền đạo bám vào vết mổ lấy thai cũ có khả năng cài răng lược trên vết mổ cũ.
Từ tuần thứ 35, thai phụ được theo dõi sát sao định kỳ tại Khoa Phụ sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Lúc này, nhau đã xâm lấn đến bàng quang, thai phụ bị đau trằn rất khó chịu. Gần sang đến tuần thứ 36, đ.ánh giá khả năng sống sau sinh của thai nhi tốt, các bác sĩ đã quyết định phối hợp liên chuyên khoa để phẫu thuật mổ bắt con và dự kiến phải cắt bỏ tử cung để bảo tồn tính mạng cho thai phụ.
TS.BS Võ Tấn Đức, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, đây là ca mổ lớn, dự đoán thời gian mổ sẽ kéo dài, người bệnh đứng trước nguy cơ mất m.áu nhiều, rủi ro cao trong quá trình phẫu thuật, thậm chí có thể t.ử v.ong.
Bác sĩ thăm khám cho sản phụ sau phẫu thuật
Theo bác sĩ Đức, quá trình mổ càng kéo dài càng gia tăng lượng m.áu mất lẫn biến chứng hậu phẫu. Tử cung khi có nhau cài răng lược chủ yếu sẽ được cấp m.áu từ động mạch chậu trong hai bên.
Do đó, Khoa Phụ sản đã đề nghị hỗ trợ chèn bóng vào động mạch chậu trong, từ đó giảm phần lớn m.áu đến vùng phẫu thuật, giúp cuộc mổ mất m.áu ít hơn, giảm thiểu rủi ro cho thai phụ. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng cho đối tượng thai phụ và có nhiều thách thức được đặt ra.
Ca phẫu thuật diễn ra sau đó được thực hiện thành công với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa. Bé sơ sinh chào đời khỏe mạnh, sản phụ mất lượng m.áu rất ít so với phẫu thuật thông thường, hồi phục nhanh chóng, không ghi nhận thiếu m.áu hay bất kỳ biến chứng nào. Vài ngày sau phẫu thuật, cả mẹ và bé đều được xuất viện.
Theo bác sĩ, yếu tố nguy cơ của nhau cài răng lược là trên các vết mổ lấy thai cũ, càng mổ nhiều lần thì nguy cơ nhau cài răng lược càng cao, bên cạnh đó là các trường hợp sinh nhiều hoặc có t.iền căn nạo phá thai nhiều lần…
Do đó, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tự ý lựa chọn ngả sinh con mà không theo chỉ định y khoa phù hợp. Bên cạnh đó, thai phụ nên đi khám sớm để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị thích hợp, tránh trường hợp đặt tính mạng của cả mẹ và con trước nhiều thử thách.
Theo phunuvietnam
TP.HCM: Xót cảnh b.é t.rai 3 t.uổi vào viện cùng cha chăm mẹ nguy kịch khi sinh em út
Trong lúc sinh, sản phụ được xác định bị nhau cài răng lược và nhau t.iền đạo trung tâm phải phẫu thuật bắt con gấp và cắt bỏ tử cung để giữ mạng sống. Sau ca mổ, người chồng đã dẫn đứa con trai 3 t.uổi vào viện chăm sóc cho vợ.
2 ngày qua, khoa Sản bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) xuất hiện hình ảnh b.é t.rai 3 t.uổi phải nằm ngủ dưới đất cùng cha.
Hình ảnh b.é t.rai 3 t.uổi nhìn cha cho em mới sinh bú tại bệnh viện.
Trên giường bệnh của phòng bệnh nặng, sản phụ Trà Thị Thu Thảo (32 t.uổi, quê Bạc Liêu) vẫn còn đau sau ca mổ bắt con nguy hiểm. Cạnh bên cô là chiếc nôi của bé sơ sinh còn đỏ hỏn, con út của chị Thảo.
Hai vợ chồng anh Việt, chị Thảo.
Chứng kiến cảnh gia đình 4 người lủi thủi trong bệnh viện, các nhân viên y tế và thân nhân bệnh nhân giường bên cạnh không khỏi chạnh lòng.
Nén nỗi đau, chị Thảo cho biết đã lập gia đình với anh Ngô Văn Việt (51 t.uổi) hơn 10 năm. Năm 2008 khi mang thai đầu lòng, người phụ nữ gánh chịu nỗi đau mất con vì tình trạng khô nước ối trước khi lâm bồn.
Nữ bệnh nhân từng trải qua một lần mất con.
3 năm trước, bé Duy chào đời là niềm an ủi cho đôi vợ chồng. Họ thuê một căn nhà trọ ở huyện Hóc Môn tá túc. Chi phí sinh hoạt của gia đình phụ thuộc hẳn vào đồng lương phụ hồ ít ỏi của người chồng.
Mấy tháng trước trong một lần nôn ói, chị Thảo phát hiện mình tiếp tục mang thai. Dù ngoài ý muốn nhưng hai vợ chồng cũng mừng khi con trai sắp có em cho vui cửa vui nhà.
Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Tuy nhiên chưa đến ngày lâm bồn thì chị Thảo có dấu hiệu dọa sanh. Đưa vợ đến bệnh viện gần nhà, sau khi thăm khám và xác định tình trạng thai nguy hiểm, các bác sĩ khuyên anh Việt nên lên tuyến trên để đảm bảo an toàn cho thai phụ.
B.é t.rai con chị Thảo chào đời khỏe mạnh.
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), chị Thảo được chẩn đoán có tình trạng nhau cài răng lược, nhau t.iền đạo trung tâm, thai bám vết mổ cũ.
Cuộc mổ bắt con diễn ra khẩn cấp vào ngày 24/7. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện thêm thai nhi có hiện tượng dây rốn quấn cổ. Trước tình trạng nguy kịch và băng huyết nặng, kíp điều trị đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung của sản phụ.
Bé nặng 3.200 gram.
Ca phẫu thuật thành công, b.é t.rai nặng 3.200 gram chào đời khỏe mạnh.
Nhớ lại thời điểm sinh tử, chị Thảo tâm sự: “Lúc đó tôi mất m.áu rất nhiều, bị giật méo miệng tưởng như c.hết rồi. Bây giờ tôi vẫn còn rất mệt, người đau nhất lắm. Cũng chưa có sữa để cho con bú”.
Chị Thảo sau cuộc mổ bắt con cam go.
Những ngày qua, anh Việt vào viện để chăm sóc vợ. Không có ai để gởi con trai nhỏ nên anh đưa cả bé Duy vào viện.
“Thằng bé thích em lắm. Lúc tôi cho em bú là nó lại muốn cầm bình sữa. Tối thì tôi trải chiếu dưới sàn cạnh giường của vợ, tôi và nó ngủ chung. Trông cho vợ mau về chứ tôi cạn t.iền rồi, không biết tính sao nữa” – anh Việt chia sẻ.
Bé Duy mới 3 t.uổi đã biết chăm sóc mẹ.
Và thích thú cho em bú sữa.
Đại diện khoa Sản bệnh cho biết, đến thời điểm hiện tại viện phí của sản phụ Thảo là hơn 19 triệu đồng. Tuy nhiên, chồng chị chỉ có khả năng tạm ứng được 4 triệu. Với tình trạng hiện tại của sản phụ, cần khoảng 2 tuần nữa để hồi phục và được xuất viện.
Hiện sản phụ còn nợ hơn 15 triệu đồng viện phí và chưa thể xuất viện vì sức khỏe còn yếu.
Nhìn cảnh bé Duy đút sữa cho em bú rồi vô tư chạy nhảy chơi đùa trong viện, người lớn ai cũng xót lòng. Sản phụ Thảo cho biết chỉ mong sớm khỏe lại để phụ chồng đi làm mướn k.iếm t.iền lo cho hai con, vì một mình anh khó mà kham nổi.
Theo Helino