T.ử v.ong sau khi được ghép phổi nhiễm virus corona

Một bệnh nhân ở Michigan, Mỹ, đã t.ử v.ong sau khi được ghép phổi của người mắc Covid-19, dù các xét nghiệm trước khi ghép tạng cho kết quả âm tính với virus corona.

Các bác sĩ cho biết một phụ nữ ở Michigan mắc Covid-19 và đã qua đời vào mùa thu năm ngoái, hai tháng sau khi được ghép hai lá phổi chứa virus corona của người hiến tặng. Vấn đề là các xét nghiệm ở thời điểm đó lại cho kết quả âm tính, NBC News đưa tin hôm 20/2.

Các quan chức tại Đại học Y Michigan cho rằng đây có thể là trường hợp đầu tiên được minh chứng về quá trình lây lan Covid-19 ở Mỹ, trong đó virus được truyền qua cấy ghép nội tạng.

Đây là trường hợp duy nhất nội tạng của người hiến tặng mắc Covid-19 trong số gần 40.000 ca ghép tạng ở Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, sự việc đã dẫn đến những lời kêu gọi kiểm tra kỹ lưỡng hơn đối với phổi của người hiến tặng.

Tiến sĩ Daniel Kaul, giám đốc Bộ phận cấy ghép tạng liên quan đến các bệnh truyền nhiễm, hệ thống y tế Đại học Michigan, khuyến cáo cần phải lấy mẫu sâu trong phổi của người hiến tặng, bên cạnh dịch họng và mũi.

“Chúng tôi chắc chắn không sử dụng phổi để ghép tạng, nếu chúng nhiễm virus corona”, tiến sĩ Kaul nói.

Âm tính trước khi ghép tạng

Người phụ nữ đến từ khu vực Upper Midwest đã c.hết vì chấn thương sọ não trong một tai nạn xe hơi. Phổi của cô được lấy để ghép cho một nữ bệnh nhận mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bài Viết Liên Quan

tu vong sau khi duoc ghep phoi nhiem virus corona cc7 5592257

Bệnh nhân đã không may khi nhận tạng của người mắc Covid-19. Ảnh minh họa: Getty.

48 giờ sau khi phổi của người hiến tạng được lấy, các bác sĩ đã lấy mẫu dịch họng của người cho để xét nghiệm virus corona. Mẫu bệnh phẩm cho kết quả âm tính với Covid-19. Gia đình của người hiến tạng cho biết cô không hề đi du lịch gần đây, hoặc có các triệu chứng của người mắc Covid-19 và cũng không tiếp xúc với bất kỳ ai mắc bệnh.

Các mẫu xét nghiệm dịch họng của người cho và nhận ở thời điểm trước ghép tạng đều âm tính với Covid-19. “Chúng tôi đã làm tất cả xét nghiệm cần thiết”, tiến sĩ Kaul nói.

Trong quá trình xử lý phổi của người hiến tạng, các bác sĩ đã giữ lại một ít chất lỏng từ phổi người cho. Phần mẫu bệnh phẩm này đã giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân sức khỏe của bệnh nhân xấu đi sau khi được ghép tạng.

Tình huống bi thảm

Ba ngày sau khi được ghép tạng, bệnh nhân bị sốt, tụt huyết áp và hơi thở khó khăn. Ảnh chụp X-quang cho thấy phổi bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng.

“Khi tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ, sốc n.hiễm t.rùng và các vấn đề về tim, chúng tôi đã quyết định xét nghiệm Covid-19 từ mẫu phổi mới nhận và cho kết quả dương tính”, tiến sĩ Kaul nói.

tu vong sau khi duoc ghep phoi nhiem virus corona 475 5592257

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi ghép tạng. Ảnh minh họa: Getty.

Bốn ngày sau ca phẫu thuật, bác sĩ xử lý phổi của người hiến tạng được xác nhận mắc Covid-19. Bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cũng dương tính với virus. 10 thành viên khác của ê kíp ghép tạng hôm đó âm tính với virus.

Các bác sĩ đã thử các phương pháp điều trị Covid-19, bao gồm thuốc Remdesivir – loại thuốc mới được cấp phép điều trị Covid-19 và huyết tương từ người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, nhưng không có tác dụng.

Cuối cùng bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật ECMO, nhưng không có tiến triển. Bệnh nhân t.ử v.ong 61 ngày sau khi được ghép tạng. Tiến sĩ Kaul gọi vụ việc là “một tình huống bi thảm”.

Người hiến tạng đã mắc Covid-19 từ đâu và tại sao các xét nghiệm ở thời điểm trước ghép tạng lại không phát hiện ra virus corona đến nay vẫn là một ẩn số, dù tình trạng của người nhận tạng xấu đi rất nhanh.

Mẫu chất lỏng mà các bác sĩ giữ lại sau khi xử lý phổi của người hiến tạng cho kết quả dương tính với Sars-CoV-2, nhưng mẫu xét nghiệm dịch họng trước khi ghép tạng lại cho kết quả âm tính.

Đ.ánh giá về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong quá trình ghép tạng, tiến sĩ Kaul cho rằng đối với các ca không phải ghép phổi, việc lây nhiễm Covid-19 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi cơ thể người hiến mắc Covid-19.

Tuy vậy, ông khuyến cáo cần lấy mẫu xét nghiệm rộng hơn để loại bỏ nguy cơ nhiễm virus từ các bộ phận được hiến tạng.

Trong khi đó, tiến sĩ David Klassen, giám đốc UNOS, tổ chức phi lợi nhuận điều hành mạng lưới mua bán và cấy ghép nội tạng ở Mỹ, khuyên người bệnh cần ghép tạng không nên lo lắng về trường hợp ở Michigan, vì rủi ro khi ghép tạng thấp hơn nhiều so với tình trạng sức khỏe của họ nếu không được ghép tạng.

Hút thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi

Theo Tổ chức Xơ phổi (PFF), những người hút thuốc (hiện tại và trước đây) tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi, nhưng nhiều người không nhận thức được mối đe dọa này.

Theo các nhà khoa học, hút t.huốc l.á có thể dẫn đến các bệnh như ung thư phổi, COPD, khí phế thũng và xơ phổi…

hut thuoc tang nguy co mac benh xo phoi 7e0 5574320

Xơ phổi là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, gây ra sẹo ở phổi. Chính những sẹo phổi đã ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh. Ho khan, khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh xơ phổi. Vì vậy, khi xuất hiện ho khan dai dẳng, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.

Theo đó, các nhà khoa học khuyến cáo, không bao giờ là quá muộn để ngừng hút thuốc. Bỏ t.huốc l.á có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống ở mọi lứa t.uổi bằng cách giảm mất chức năng phổi theo thời gian và tăng dung tích phổi, điều này rất quan trọng để duy trì mức oxy trong m.áu khỏe mạnh. Từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á cũng có thể làm giảm viêm đường thở.

Ngoài hút thuốc các nhà khoa học cho biết, các yếu tố rủi ro chính khác gây xơ phổi bao gồm: Làm việc tiếp xúc với bụi vô cơ, bao gồm amiăng, silica, bụi than, bụi kim loại cứng; tiếp xúc với môi trường như hít thở bào tử nấm mốc, vi khuẩn, protein động vật (đặc biệt là từ chim nuôi trong nhà hoặc nuôi nhốt) hoặc các tác nhân khác trong thời gian dài; t.uổi cao (xơ phổi có nhiều khả năng xảy ra ở những người 60 t.uổi trở lên) và t.iền sử gia đình mắc bệnh phổi kẽ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *