Ghi nhớ 5 lưu ý sau để dùng thuốc điều trị thủy đậu an toàn

Sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng cách là cơ sở để đảm bảo an toàn điều trị. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh thì bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều, và đúng thời gian,…

Bài Viết Liên Quan

ghi nho 5 luu y sau de dung thuoc dieu tri thuy dau an toan 774 5491971

Bệnh thủy đậu là bệnh thường khá lành tính và đáp ứng tốt với điều trị thuốc. Tuy nhiên, những sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị thủy đậu chẳng những có thể làm cho hiệu quả điều trị của thuốc kém hơn mà còn có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác nhau.

Do đó, sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng cách và an toàn là điều vô cùng quan trọng trong đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.

1. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị thủy đậu

Do lo lắng vì tình hình bệnh tật của bản thân, nên rất nhiều người người ngay khi phát hiện bản thân của mình có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu đã tự ý đi mua thuốc điều trị thủy đậu như thuốc xanh methylen bôi da hay các thuốc khác về để sử dụng mà chưa hề có chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên đây lại là một hành động hết sức nguy hiểm.

ghi nho 5 luu y sau de dung thuoc dieu tri thuy dau an toan 8f8 5491971

Xanh methylen được khuyên dùng khi các nốt mụn nước đã vỡ và cần làm se da (Ảnh: Internet)

Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính và các nhóm thuốc dùng trong điều trị thủy đậu cũng không quá đa dạng. Nhưng việc kê đơn và sử dụng thuốc điều trị thủy đậu vẫn phải được đưa ra bởi bác sĩ sau khi đ.ánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân dựa trên mức độ bệnh, các biến chứng đã có của bệnh, tác dụng và các chống chỉ định của thuốc nếu có.

Hơn nữa, việc tự ý sử dụng thuốc trước khi bác sĩ thăm khám có thể gây lu mờ các triệu chứng bệnh, làm bác sĩ khó khăn hơn trong việc đ.ánh giá tổn thương và chẩn đoán bệnh về sau.

Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu thì bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thuốc điều trị thủy đậu nào trước khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.

2. Không lạm dụng thuốc điều trị thủy đậu

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thủy đậu, ta cần nhớ rằng không phải cứ sử dụng thuốc càng nhiều thì bệnh sẽ càng nhanh khỏi. Mà thực tế, thuốc điều trị thủy đậu chỉ có thể đem lại hiệu quả cao nhất khi được sử dụng đúng liều.

Việc sử dụng thuốc điều trị thủy đậu với liều cao hơn khuyến cáo trong thời gian ngắn không những không làm gia tăng hiệu quả điều trị của thuốc mà còn là nguyên nhân làm gia tăng các tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn paracetamol khi dùng đúng với liều hạ sốt thì khá lành tính và rất ít gây tác dụng phụ, nhưng khi sử dụng với liều quá cao có thể gây hoại tử tế bào gan của người bệnh,…

Do đó, người bệnh không được tự ý tăng liều của thuốc điều trị thủy đậu trong khi sử dụng mà cần dùng đúng liều của bác sĩ đã chỉ định.

ghi nho 5 luu y sau de dung thuoc dieu tri thuy dau an toan fb5 5491971

Sử dụng thuốc điều trị thủy đậu đúng liều lượng để đảm bảo an toàn (Ảnh: Internet)

3. Bôi thuốc điều trị thủy đậu đúng cách

Trong điều trị bệnh thủy đậu, các thuốc được sử dụng dưới dạng bôi tại chỗ rất hay được sử dụng, tiêu biểu nhất là xanh methylen với tác dụng sát khuẩn và làm se vết thương.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ mụn nước nào trên cơ thể bệnh nhân thủy đậu cũng cần phải được bôi thuốc. Những thuốc bôi ngoài da được khuyến cáo chỉ nên sử dụng cho các mụn nước đã bị vỡ, có nguy cơ n.hiễm t.rùng và lây lan bệnh. Còn đối với những mụn nước đang còn da bao phủ thì việc bôi thuốc là không cần thiết và có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Người bệnh cũng tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh, thuốc bôi có chứa cortycoid để bôi da khi bị thủy đậu do có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí đã có trường hợp bệnh nhân bị đe dọa tính mạng do sử dụng thuốc bôi da không đúng cách.

4. Thuốc kháng virus nên được sử dụng sớm trong 24 giờ đầu

Bệnh thủy đậu gây nên bởi nguyên nhân virus, do đó thuốc kháng virus là nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị thủy đậu. Tuy nhiên để thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng thì các khuyến cáo hiện nay cho rằng thuốc nên được sử dụng trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi các biểu hiện triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu thì người bệnh cần được đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế sớm nhất có thể để được sử dụng thuốc kịp thời giúp phát huy tối đa hiệu quả của thuốc trong điều trị.

5. Nắm được các tác dụng phụ của thuốc điều trị thủy đậu

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị thủy đậu, không phải bất kỳ trường hợp nào bệnh nhân cũng sẽ gặp phải tác dụng phụ do thuốc gây nên. Nhưng nắm được các tác dụng phụ của thuốc luôn là một trong những điều quan trọng hàng đầu mà bệnh nhân cần ghi nhớ.

Người bệnh cần tham khảo kỹ hướng dẫn của bác sĩ về các tác dụng không mong muốn của thuốc, theo dõi chặt chẽ tình hình của bản thân trong quá trình sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xảy ra để có hướng xử trí thích hợp nhất.

ghi nho 5 luu y sau de dung thuoc dieu tri thuy dau an toan de2 5491971

Thống báo cho bác sĩ ngay nếu nghi ngờ có tác dụng phụ do thuốc điều trị thủy đậu gây nên (Ảnh: Internet)

Trên đây là 5 lưu ý cần nhớ khi sử dụng các loại thuốc điều trị thủy đậu để có thể đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả của thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị thủy đậu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp chính xác nhất.

Mọc mụn nước toàn thân là gì? Khi nào là dấu hiệu của thủy đậu?

Mọc mụn nước toàn thân là dấu hiệu thường thấy của nhiều bệnh lý khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Mặc dù mang lại cảm giác khó chịu, đau đớn, nhưng hầu hết đều không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.

Vậy khi nào mụn nước mới là dấu hiệu của thuỷ đậu?

moc mun nuoc toan than la gi khi nao la dau hieu cua thuy dau e8f 5491333

Mọc mụn nước toàn thân liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nó có thể là biểu hiện của các loại bệnh do nhóm virus Herpes simplex gây ra. Nó cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh thủy đậu. Một loại bệnh do virus Varicella zoster gây ra, chỉ xuất hiện ở người.

Dưới đây là một vài khái quát về tình trạng mọc mụn nước trên da và dấu hiệu của thủy đậu.

1. Mọc mụn nước toàn thân là gì?

Mọc mụn nước toàn thân là biểu hiện của nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, mọc mụn nước toàn thân cũng được coi là một trong những dấu hiệu của thủy đậu. Những nốt mụn nước nổi gồ ghề trên da chứa dịch hoặc mủ bên trong.

Phần dịch có thể trong suốt, trắng đục, vàng hoặc lẫn m.áu nếu bị bội nhiễm. Đa phần mụn nước thường có kích thước nhỏ dưới 5mm. Các nốt mụn có kích thước lớn hơn được gọi là bóng nước.

Các mụn nước có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trên cơ thể. Từ đầu, mặt, chân, tay, bụng và lan ra khắp toàn thân. Kèm theo đó là các triệu chứng ngứa, rát khó chịu. Với biểu hiện mụn nước do virus người bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ…

moc mun nuoc toan than la gi khi nao la dau hieu cua thuy dau 4d5 5491333

Mọc mụn nước toàn thân có phải là dấu hiệu của thủy đậu? – Ảnh: Internet

Các nốt mụn rất dễ vỡ, làm chảy dịch ra ngoài. Khi dịch khô có thể đóng vảy và bong tróc. Mụn nước toàn thân rất dễ nhận biết vì chúng phồng rộp trên da. Bệnh xảy ra do thời tiết nóng ẩm, n.hiễm t.rùng hoặc viêm da tiếp xúc.

Nổi mụn nước toàn thân là một trong những dấu hiệu phổ biến của thủy đậu. Khi đã được chẩn đoán mắc thủy đậu, bạn cần có biện pháp chăm sóc vùng da nổi mụn nước đặc biệt để tránh lây lan.

2. Khi nào là dấu hiệu của thủy đậu?

Khi người bệnh bị nhóm virus Herpes tấn công thường có đặc điểm là nổi mụn nước trên cơ thể. Các nốt mụn nằm trên nền da sưng đỏ gây đau nhức, ngứa rát. Vùng da bị mụn nước có thể bị phồng rộp, vỡ ra dẫn đến bội nhiễm.

Virus gây bệnh thủy đậu cũng là một loại trong họ Herpes simplex, có tên gọi là Varicella zoster. Thủy đậu còn được gọi với cái tên dân dã là bệnh trái rạ, có khả năng truyền nhiễm và phát triển thành dịch nhanh chóng.

Triệu chứng ban đầu của thủy đậu có các đặc điểm chung của bệnh nhiễm siêu vi. Bệnh có các dấu hiệu cơ bản như: Đau đầu, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, sốt, đau họng, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch,…

Tuy nhiên dấu hiệu dễ nhận biết nhất là các mụn nước xuất hiện, rải rác khắp cơ thể. Mụn nước thủy đậu tập trung nhiều ở vùng lưng, cánh, cẳng tay, bẹn đùi, đầu, mặt và vùng niêm mạc.

moc mun nuoc toan than la gi khi nao la dau hieu cua thuy dau 72d 5491333

Nổi mụn nước toàn thân là dấu hiệu của thủy đậu – Ảnh: Internet

Kích thước các mụn nước to dần vào giai đoạn toàn phát. Khi hoại tử nó tạo thành chấm đen ở giữa. Trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn, các nốt mụn sẽ hình thành mủ dịch đục màu.

Thông thường sẽ xuất hiện từ 250 đến 500 nốt mụn nước trên cơ thể người bệnh. Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện nhiều hơn gây ngứa rát, khó chịu. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị phát ban đậu bên trong ống tiêu hóa gây ra tình trạng loét miệng, đau họng, khó khăn khi ăn uống.

Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh thủy đậu có thể nghiêm trọng nhưng nó có khả năng tự giới hạn. Một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não thủy đậu. Người lớn là đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao hơn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Trên đây là một vài lưu ý khi xuất hiện triệu chứng mụn nước toàn thân và các dấu hiệu của thủy đậu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh để xử lý đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *