Chuyện cứu người nơi “điểm nóng” bệnh viện

Từ các ca bệnh nặng đe dọa đến tính mạng như tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nhồi m.áu cơ tim hay nghiện m.a t.úy… đều phải qua “cửa ải” cấp cứu trước khi nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh.

Do đó, Khoa Khám bệnh và Cấp cứu vẫn thường được xem là “điểm nóng” cứu người của bệnh viện.

Luôn trong tâm thế sẵn sàng

Giữa đêm, trời mùa đông lạnh buốt. Nơi khám bệnh và cấp cứu (BVĐK tỉnh) có 8 y, bác sĩ trực. Mỗi người một góc, co ro trong chiếc áo blouse mỏng. Thế nhưng, nghe tiếng còi hú của xe cứu thương, cả ê kíp trực lập tức vào vị trí công việc để đón bệnh nhân. Ông Đinh Văn Dung (người dân tộc Hrê), ở thôn 3, xã Sơn Cao (Sơn Hà) vừa chạm mặt ê kíp trực, liền “lắp bắp”: “Vợ… tôi… không… thở được”.

Bài Viết Liên Quan

chuyen cuu nguoi noi diem nong benh vien c49 5490352

Mỗi lần có ca bệnh nguy hiểm, các y, bác sĩ Khoa Khám bệnh và Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tập trung cứu chữa bệnh nhân. Ảnh: A.N

Ngay lập tức, điều dưỡng Huỳnh Tấn Tâm – Trưởng ê kíp trực của Khoa Khám bệnh và Cấp cứu nhanh chóng ra hiệu cho mỗi nhân viên vào việc. Người lấy lời khai y tế người nhà, khám sàng lọc, đặt ống thở, gắn máy hồi sức cấp cứu… Điều dưỡng Tâm cho biết: Trong thời điểm dịch Covid-19 còn tiềm ẩn phức tạp, bên cạnh cấp cứu, còn phải lấy lời khai y tế để phòng, chống dịch…

Hơn 22 năm làm việc ở Khoa Khám bệnh và Cấp cứu, điều dưỡng Tâm đã chứng kiến biết bao trường hợp buồn rơi nước mắt. Anh Tâm bảo: Có trường hợp chưa kịp khám, người nhà đã quậy phá, uy h.iếp, thóa mạ các y, bác sĩ, nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ bệnh nhân. Sau khi ổn định trật tự, đội ngũ kíp trực lại tiếp tục công việc của mình. “Làm việc ở bộ phận cấp cứu, anh em phải biết linh hoạt, bệnh nặng thì tập trung tổng lực, chứ không phải khám chữa bệnh theo thứ tự trước sau”, điều dưỡng Tâm chia sẻ.

Hiện tại, Khoa Khám bệnh và Cấp cứu (BVĐK tỉnh) có 57 nhân viên, trong đó có 9 bác sĩ, còn lại là điều dưỡng, hộ lý, tổ công nghệ thông tin. Do tính chất đặc thù công việc nên ở khoa phải phân 3 kíp trực 24/24 giờ. Mỗi kíp có 2 bác sĩ và 6 điều dưỡng, 1 hộ lý. Ngoài trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh, còn phải cấp cứu bệnh nhân ngoại viện…

Những người có “tinh thần thép”

Phó trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Thu Vân cho hay: Các ca bệnh vào khoa đều nguy hiểm. Nhất là thời tiết rét lạnh hiện nay, bệnh tim mạch, tai biến mạch m.áu não, hen suyễn… tăng cao.

Nhiều trường hợp đã c.hết lâm sàng, các y, bác sĩ phải ép tim, hô hấp tuần hoàn, gắn máy hồi sức để cấp cứu, giúp bệnh nhân kịp thời thở trở lại. Những trường hợp này người nhà rất hợp tác, tuân thủ quy định của bệnh viện để đội ngũ y, bác sĩ xử lý.

Lo ngại nhất là các trường hợp bị nghiện m.a t.úy quá liều dẫn đến ngừng thở, người tím tái, người đưa bệnh nhân vào viện lại có thái độ uy h.iếp nhân viên y tế. Nhưng vượt lên tất cả những lo ngại an nguy, y, bác sĩ ở khoa luôn đặt tính mạng của bệnh nhân trên hết, tập trung cứu chữa.

Ở Khoa Khám bệnh và Cấp cứu, nếu không tôi luyện được “tinh thần thép” thì cảm xúc, nỗi sợ rất dễ bị chi phối, ảnh hưởng đến công việc, tính mạng con người. Nhất là những ngày cuối năm, tình trạng bệnh nhân bị bệnh do thời tiết, TNGT, ngộ độc thực phẩm… tăng cao.

Giám đốc BVĐK tỉnh Huỳnh Giới chia sẻ: Là con người không ai tránh khỏi những rủi ro, bệnh tật. Nhưng bệnh, thương tích vì TNGT thì có thể tránh được. Hiện nay, tình trạng TNGT do rượu bia còn khá nhiều, nhất là dịp cuối tháng Chạp, giỗ, tiệc nhiều. Vì vậy, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm soát, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm Luật giao thông, nhằm hạn chế xảy ra tai nạn giao thông.

Gia tăng số người nhập viện do sốt virus, tai nạn sau bão lũ

Trong 5 ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận đến gần 300 ca bị tai nạn sau bão. Số trường hợp bị sốt virus, sốt không rõ nguyên nhân, bệnh hô hấp, sốt xuất huyết cũng tăng.

Ngày 3/11, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) làm trưởng đoàn đã đến làm việc với ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi nhằm khắc phục hậu quả sau mưa lũ: xử lý vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh.

Tham gia đoàn công tác còn có TS Nguyễn Văn Sơn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cùng các chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Viện Dinh dưỡng…

gia tang so nguoi nhap vien do sot virus tai nan sau bao lu dfd 5349753

TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị ngành y tế cần tập trung xử lý môi trường sau bão lũ, tránh để dịch bệnh bùng phát.

Gia tăng số người nhập viện sau bão lũ

Báo cáo với đoàn công các của Bộ Y tế, BS Huỳnh Giới, Giám đốc Bệnh Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết trong 5 tiếng cơn bão quét qua TP Quảng Ngãi, Bệnh viện chỉ tiếp nhận 14 ca tai nạn do bão tuy nhiên những ca tai nạn sau bão rất nhiều.

Cụ thể, trong 5 ngày (từ ngày 29/10 đến ngày 2/11), Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu gần 300 ca. Trường hợp nhẹ thì chỉ bị gãy tay, nặng hơn có thể chấn thương sọ não, gãy cột sống. Lý do vì người người dân trèo lên sửa mái nhà, đốn cây đè vào nhà…

Bên cạnh đó, các trường hợp nhập viện vì sốt virus, sốt không rõ nguyên nhân, cúm, viêm đường hô hấp cũng có xu hướng tăng. Khoa Truyền nhiễm có quy mô 45 giường nhưng có những ngày cao điểm tiếp nhận đến 90 bệnh nhân, bệnh viện phải huy động thêm giường xếp.

“Trước đây mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận cấp cứu 120-140 trường hợp, sau bão con số này gần như tăng gấp đôi, ngày ít là 185 ca, ngày nhiều lên đến hơn 280 ca. Chúng tôi phải huy động nhân viên tăng cường làm thêm giờ, hoạt động liên tục mới giải quyết được hết bệnh nhân. Đến nay số lượng mới dần giảm bớt”, BS Giới chia sẻ.

Theo BS Giới, lý do tăng đột biến này là do nhiều huyện vẫn còn mất điện, bị tốc mái, người dân dồn hết lên tuyến trên. Rất may là chưa có trường hợp nào t.ử v.ong.

Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết cũng có xu hướng tăng lên so với thời gian trước. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 30-40 ca sốt xuất huyết, nếu không tích cực xử lý môi trường, vũng nước đọng thì nguy cơ bệnh bùng phát là rất lớn.

Tương tự, tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành, số lượng bệnh nhân sau lũ đến cũng tăng cao. Ông Nguyễn Đình Tuyến, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi cho biết bệnh viêm tai giữa ở t.rẻ e.m, sốt không rõ nguyên nhân, do bệnh hô hấp tăng nhanh. Khoa Hô hấp của bệnh viện có 65 giường nhưng có đến hơn 160 bệnh nhân.

Dịch bạch hầu tại 7 xã ở huyện Ba Tơ hiện nay tạm lắng nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt hẳn. Vấn đề tiêm ngừa cho người dân bị ảnh hưởng do bão lũ, nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Ngoài ra, cuối năm cũng là giai đoạn của cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại tỉnh. Nếu không kiểm soát vật dụng chứa nước, diệt bọ gậy thì nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.

Khó khăn trong vấn đề xử lý môi trường

gia tang so nguoi nhap vien do sot virus tai nan sau bao lu bc3 5349753

Tòa nhà 3 tầng của Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành bị tốc mái, khoa Dược phải che bạt tạm thời để tránh hỏng thuốc.

Sau mưa lũ, một số đơn vị như Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi gặp khó trong vấn đề xử lý môi trường do cây cối đổ nhiều, rác xử lý không kịp, xác súc vật c.hết… dẫn đến phát sinh nhiều ruồi muỗi. Ngành y tế cũng đã tập trung triển khai xử lý nhưng lực lượng không đủ. Bên cạnh đó do mất điện, mất nước, một số cơ sở không đảm bảo nguồn nước sạch để phục vụ bệnh nhân.

Ông Phạm Minh Đức, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết đ.ánh giá bước đầu tổng thiệt hại về công trình cơ sở y tế khoảng hơn 29 tỷ đồng; số t.iền thiệt hại về thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế là hơn 3,5 tỷ. Các cơ sở y tế đang tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường để khôi phục lại hoạt động. Gia súc gia cầm c.hết cũng là vấn đề nan giải, cần thực hiện quyết liệt.

Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh cũng chủ động tuyên truyền đến người dân trước và sau bao lũ để đảm bảo an toàn thực phẩm, lấy mẫu nước, rau giám sát…

Tỉnh đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ 100 cơ sở thuốc phòng chống bão lụt, 150 áo phao và 5 tấn cloramin B (bột).

TS Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đ.ánh giá cao công tác phòng chống bão lũ của địa phương. Đồng thời cũng lưu ý ngành y tế tỉnh vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ, phun hóa chất khử khuẩn, xử lý nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để người dân có thể sử dụng…

“Nhiều dịch bệnh hiện chưa có nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Thời gian 1-2 tuần tới, nguy cơ sẽ càng rõ hơn nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề môi trường. Mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 30-40 ca sốt xuất huyết không phải là con số nhỏ”, TS Long nhấn mạnh.

gia tang so nguoi nhap vien do sot virus tai nan sau bao lu d85 5349753

Vì thế, TS Long đề nghị ngành y tế tập trung xử lý vấn đề môi trường, đảm bảo phát hiện ổ dịch sớm, xử lý triệt để không để bùng phát. Với súc vật c.hết, cần tuyên truyền người dân không sử dụng, đặc biệt đảm bảo nguồn này không “tuồn” đến các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống.

Với những đề xuất của tỉnh, Đoàn công tác sẽ báo cáo Bộ Y tế để sớm có hỗ trợ. Đoàn cũng đã trao cho Sở Y tế Quảng Ngãi… hàng ngàn viên Aquatabs, gói Cloramin B bột, vitamin, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sức khỏe cho người dân vùng lũ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *