7 vị trí huyệt đạo chỉ cần mát-xa sẽ giúp trẻ bớt sổ mũi, đầy hơi hay khó tiêu

Bằng cách nhấn nhẹ nhàng lên các vị trí cần mát-xa, các mẹ có thể xoa dịu cơn đau và sự khó chịu của em bé khi chúng bị ho, nghẹt mũi, đau bụng, đau răng, táo bón…

Mát-xa được coi là một trong những thú vui đơn giản nhưng vô cùng tốt đối với sức khỏe của em bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mát-xa không chỉ giúp bé phát triển tốt hơn trong cuộc sống mà còn giúp xoa dịu sự cáu kỉnh, khó chịu vì cơ thể không được khỏe của chúng.

Sự kích thích nhẹ nhàng được thực hiện theo đúng khuyến nghị của bác sĩ Nhi khoa sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng, mát-xa có thể là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tăng trưởng, xây dựng hoàn thiện não bộ của bé, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé và đem lại cảm giác hạnh phúc.

1. Đau răng do mọc răng

Nếu trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, khi mát-xa, hãy giữ bàn chân bé, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp các đầu ngón chân vì với chuyển động hình tròn. Các thao tác được thực hiện lần này, xong bàn chân này thì chuyển qua xoa bóp bàn chân kia. Ngoài ra, bạn cũng có thể mát-xa vùng dưới ngón chân của bé bằng cách ấn nhẹ vào nó. Tạo áp lực lên các ngon chân được coi là cách chữa đau răng tự nhiên.

Bài Viết Liên Quan

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu ece 5586528

Trên bản đồ huyệt đạo, vùng đầu và răng của bé được nối với các ngón chân. Do đó hành động xoa bóp có thể làm dịu cơn đau do mọc răng ở trẻ.

2. Sổ mũi

Xoa bóp các ngón chân của bé có thể giúp giảm bớt tình trạng sụt sịt. Điểm tương ứng với các xoang nằm trên đầu ngón chân cái của trẻ. Bạn có thể sử dụng những điểm này để giúp bé giảm nghẹt mũi hoặc hạn chế chảy nước mũi. Bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp điểm này, bạn có thể giúp bé giảm các triệu chứng cảm lạnh và đau xoang.

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu 26f 5586528

Tương tự như trên, bạn cũng dùng tay giữ cố định chân của bé, sau đó sử dụng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay còn lại nắm lấy từng ngón chân để xoa bóp nhẹ nhàng ở điểm trung tâm của mỗi ngón theo chuyển động tròn.

3. Đau ngực, khó thở

Nếu trẻ gặp phải tình trạng đau tức ngực dẫn tới khó thở, hãy thử xoa bóp nhẹ nhàng vị trí bên dưới 3 ngón chân giữa của trẻ.

Bạn có thể ấn nhẹ nhàng bằng ngón tay cái và xoa bóp theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Đồng thời, bạn cũng có thể thử quấn tròn các ngón tay của cả hai bàn tay quanh bàn chân của bé và dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vùng đó.

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu 63c 5586528

Với cách làm này, bé sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

4. Đau bụng

Do giao điểm của hệ thống các dây thần kinh trên chân bé nằm ngay chính giữa dưới phần đệm của bàn chân nên xoa bóp phần giữa lòng bàn chân của trẻ có thể giúp giảm co thắt và khó chịu trong dạ dày của trẻ. Đây cũng là một cách tự nhiên để xoa dịu cơn đau bụng.

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu 4d2 5586528

Cách thực hiện khá dễ dàng khi bạn chỉ cần nắm hai chân của bé, bước tiếp theo dùng ngón tay cái ấn nhẹ lên các điểm và bắt đầu di chuyển chúng theo vòng tròn nhỏ.

5. Khó tiêu

Bằng cách ấn nhẹ rồi mát-xa nhẹ nhàng vào phần trên của gan bàn chân, nơi lòng bàn chân lõm vào, các mẹ sẽ có thể giúp bé giảm bớt các triệu chứng khó chịu như: táo bón, khó tiêu, đau bụng và buồn nôn,…

Cách mát-xa khá đơn giản khi các mẹ chỉ cần dùng ngón tay cái ấn nhẹ và di chuyển từ dưới lên trên, từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ.

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu d54 5586528

Mát-xa chân một cách nhẹ nhàng có thể giúp bé giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.

6. Đầy hơi

Phần dưới của gan bàn chân kết nối với bụng dưới. Do đó, việc kích thích vào điểm này hoàn toàn có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn và đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, cách mát-xa này sẽ hơi khác một chút khi bạn nên thực hiện như sau: vẽ hình xoắn ốc hoặc hình tròn trên gan bàn chân bé rồi mát-xa theo chiều kim đồng hồ.

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu 7ac 5586528

Mát-xa chân cho bé đem lại hiệu quả tuyệt vời nếu chúng hơi nóng nảy, khó chịu khi bị đầy hơi.

7. Táo bón

Theo một nghiên cứu, mát-xa chân có thể làm giảm tình trạng táo bón cho bé. Các mẹ nên xoa nhẹ gót chân của trẻ nếu trẻ bị đau bụng.

Các mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp gót chân cho bé, từ từ di chuyển theo hướng từ dưới lên trên. Với cách mát-xa này có thể làm giảm bớt các vấn đề liên quan đến táo bón một cách tự nhiên.

7 vi tri huyet dao chi can mat xa se giup tre bot so mui day hoi hay kho tieu 732 5586528

Mát-xa cho bé ở khu vực này có thể làm giảm một số vấn đề về vùng xương chậu và bụng.

Bé 2 tháng t.uổi tím tái do ba mẹ rửa bơm mũi ở nhà, bác sĩ nhi khoa nói gì?

Bác sĩ nhi khoa vừa lên tiếng về việc bé 2 tháng t.uổi tím tái toàn thân sau khi được cha mẹ rửa mũi tại nhà, phải đi viện cấp cứu.

be 2 thang tuoi tim tai do ba me rua bom mui o nha bac si nhi khoa noi gi 64c 5512300

Trẻ tím tái sau rửa mũi tại nhà được cấp cứu tại BV (ảnh BVCC)

Trẻ tím tái sau rửa mũi bằng bơm xilanh tại nhà

B.é t.rai Hà Khang A. (khoảng 2 tháng t.uổi, trú tại TP Bắc Giang) được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang ngày 5/1 trong tình trạng tím tái toàn thân, thở gắng sức và nhịp tim nhanh.

Gia đình cho biết, bé bị sặc sau khi cha mẹ dùng xilanh bơm nước muối sinh lý, rửa mũi cho trẻ.

Trước đó, A. bị nghẹt mũi, quấy khóc, khó chịu nên gia đình đã dùng cách trên. Khi đang được vệ sinh mũi, bé xuất hiện cơn ngừng thở và tím tái toàn thân. Ngay lập tức, người nhà hô hấp nhân tạo, đưa cháu bé đi cấp cứu.

Nói về tình huống này, bác sĩ “yêu con nít” Nguyễn Thanh Sang (BV Nhi đồng thành phố HCM) cho biết: “Bé hơn 2 tháng t.uổi, bố mẹ bơm nước muối sinh lý là đẩy một lượng lớn nước muối vào 1 bên mũi để đẩy đàm nhớt sang mũi bên kia và ra ngoài.

Lý thuyết là vậy, nhưng phương pháp này chỉ áp dụng cho bé lớn, biết hợp tác. Mà nhiều khi người lớn thử lấy xi-lanh bơm còn sặc. Bé 2 tháng sẽ bị giật mình do động tác bơm của cha mẹ và hít sặc nước muối gây tím tái. May mắn là bé đã được cấp cứu tạm thời”.

Cũng theo BS. Sang, hiện nay, rất nhiều người mở phòng tập “long đàm” chưa có chứng chỉ hành nghề và việc này rất nguy hiểm cho trẻ. Bởi nếu trẻ bị hít sặc, tím tái, ngưng thở, không cấp cứu đúng cách, có thể di chứng c.hết não sau 4 phút thiếu oxy tương tự trường hợp c.hết đ.uối nhưng trong phổi hoàn toàn không có nước.

Lí do là vì khi đột ngột rơi xuống nước, chỉ cần 1 giọt nước rơi vào khí quản sẽ gây phản xạ co thắt và đóng chặt nắp thanh môn và khiến nạn nhân ngưng thở do phản xạ đóng chặt đường thở. Đặc biệt nếu giọt nước đó có tính mặn hay chua (nước biển, vắt chanh vào miệng). Người đó c.hết do ngạt chứ không phải do nước vào phổi…

Bác sĩ chỉ cách rửa mũi cho trẻ sao cho đúng

Theo lưu ý của BS. Sang, trẻ sổ mũi nếu được khám bởi bác sĩ chẩn đoán viêm mũi họng do siêu vi hay cảm thường thì trong 2-3 ngày đầu sẽ sổ mũi nhiều và trắng trong. Sau đó, nước mũi sẽ đặc dần và có thể chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, đó không phải là biểu hiện của bé bệnh nặng hơn. Bé chỉ nặng hơn khi sốt cao hơn, đừ hơn, thở mệt hơn hay có bất thường gì khác, còn nếu chỉ là đàm mũi đặc và xanh thì không đáng lo.

Mũi nghẹt khiến trẻ quấy và khó ngủ. Nước mũi tái lập lại rất nhanh, hầu như đâu vào đấy sau 2-3 tiếng hút mũi nên việc hút rửa mũi chỉ giúp bé bú dễ dàng hay bé vào giấc ngủ ngon hơn thôi. Việc hút rửa mũi không nên làm thường xuyên.

Với bé dưới 2 t.uổi, BS Sang lưu ý cách vệ sinh mũi tại nhà như sau:

1. Đặt bé nằm ngửa

2. Hơi ngửa đầu bé nhẹ ra sau (có thể dùng 1 gối nhỏ chèn sau cổ)

3. Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý hoặc xịt 1-2 xịt nước muối vào 1 bên lỗ mũi

4. Đợi 30-40 giây

5. Nghiêng bé sang bên phải và để nước mũi chảy ra hoặc dùng dụng cụ hút mũi và nước muối chảy ra

6. Dùng khăn giấy lau sạch nước mũi chảy ra từ mũi và miệng.

Cách tự làm nước muối để rửa mũi tại nhà:

1. Đun sôi 200 ml nước sạch

2. Thêm muỗng cà phê muối vào và khuấy đều

3. Để nguội nhiệt độ phòng

4. Cho vào lọ xịt hoặc lọ sạch

BS. Thanh Sang đặc biệt lưu ý, nếu bé sổ mũi thì cha mẹ hút xong khoảng 2-3 tiếng sau cũng sẽ chảy mũi lại. Điều quan trọng là khi hút sạch mũi, bé bú hay ngủ sẽ dễ dàng và dễ chịu hơn. Việc rửa hút mũi chỉ nên thực hiện 3-4 lần/ngày, không nên lạm dụng vì có thể làm khô và trầy xước niêm mạc mũi của bé.

Nước muối tự làm nên lưu trữ 1-2 ngày, sau đó phải làm lại nước muối mới. Cuối cùng, việc hút rửa mũi có thể làm ở nhà với mục đích giảm đàm mũi cho con, giúp con bú hay ngủ thoải mái hơn. Nhưng tất cả trẻ không nên áp dụng các phương pháp như vỗ rung đàm, bơm nước muối rửa mũi… tại nhà vì nguy cơ hít sặc và tai biến rất cao. Tất cả kỹ thuật nên làm tại bệnh viện với chuyên viên có chuyên môn và nguồn oxy cấp cứu khi cần thiết.

“Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho nhiều bố mẹ đang tự ý áp dụng các video trên mạng mà chưa qua kiểm chứng. Hãy nhớ: Thời gian sống của não con người nếu thiếu oxy chỉ là 4 phút. Tính mạng con nằm trong tay cha mẹ”, BS. Sang nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *