Thế hệ cha, mẹ, ông bà… không ai bị ung thư, nhưng 3 chị em chị M. lần lượt bị ung thư vú, một người phát hiện giai đoạn cuối đã mất. 4 chị em gái, 3 người bị ung thư
“Nhà có 4 chị em gái thì 3 người bị ung thư vú, em tôi đã mất vì bệnh này. Trong khi cha mẹ, cô dì chú bác không ai bị ung thư”, chị H.T.T.M. (43 tuổi, ở Kiên Giang) thảng thốt khi cầm trên tay chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2A, đột biến gien BRCA2, thể tam âm (bộ 3 âm tính) tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đã trấn an chị M., tư vấn phẫu thuật cắt tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa, đoạn nhũ phòng ngừa và tái tạo cả 2 bên vú bằng túi ngực.
Bác sĩ Bá Tấn và ê kíp phẫu thuật cho người bệnh, cắt hạch gác cửa và mô sau núm vú sinh thiết, cho kết quả âm tính chỉ sau 20 phút. Các bác sĩ tiếp tục cuộc phẫu thuật, vừa cắt tuyến vú điều trị ung thư vừa tái tạo đảm bảo thẩm mỹ. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng.
Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Bá Tấn (bên trái) phẫu thuật cho người bệnh.Ảnh BVCC
Tỷ lệ tái phát cao
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, ung thư vú thể bộ 3 âm tính là loại ung thư phát triển nhanh và tiên lượng xấu. Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau thời gian điều trị tiêu chuẩn với ung thư vú giai đoạn đầu lên đến 72% trong vòng 5 năm; ở giai đoạn di căn, thời gian sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ chiếm 12%. Do đó, để hạn chế tái phát, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, kiểm tra đúng định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường nào cần đến khám sớm để phát hiện.
Sau phẫu thuật, chị M. tiếp tục hóa trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM với 4 liều tấn công và 12 liều duy trì để ngăn chặn ung thư tái phát. Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe chị M. ổn định, tái khám định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần.
Ung thư vú do đột biến gien
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 5-10% trong số các trường hợp ung thư vú. Nguyên nhân phổ biến của ung thư vú di truyền là đột biến gien BRCA1 hoặc BRCA2. Như trường hợp của chị M. là đột biến gen BRCA2.
Bác sĩ Bá Tấn khám cho người bệnh. Ảnh BVCC
Bác sĩ Bá Tấn giải thích, gien BRCA có nhiệm vụ tạo ra các protein sửa chữa ADN bị hư hỏng. Khi các gien này đột biến, các ADN bị hư hỏng không được sửa chữa, có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt…
Lý giải nguyên nhân thế hệ cha, mẹ, cô, dì, chú, bác không ai bị ung thư nhưng 3 chị em chị M. đều bị ung thư vú, bác sĩ Tấn cho biết, đột biến gien BRCA làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt… Tuy nhiên, không phải ai có đột biến gien BRCA cũng mắc các loại ung thư này. Có thể người trong gia đình bệnh nhân có đột biến gien nhưng thuộc nhóm phần trăm không mắc ung thư vú hoặc các tế bào ung thư chưa bộc phát. Cũng có thể, người trong gia đình không bị đột biến gien, nhưng các chị em lại bị đột biến gien BRCA.
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, người bệnh ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm có thể kiểm soát, điều trị khỏi và giữ lại ngực.
Bác sĩ Bá Tấn khuyến cáo phụ nữ từ 40 t.uổi nên khám tầm soát ung thư vú hằng năm. Phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú cao (t.iền sử gia đình, đột biến gen BRCA…) nên khám ở t.uổi sớm hơn (trước 40 t.uổi). Trong gia đình có mẹ bị ung thư vú, con gái nên đi tầm soát ung thư sớm trước 10 tuổi so với độ tuổi mẹ phát hiện ung thư.
Chế độ ăn giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim
Nghiên cứu mới, vừa được công bố trên tạp chí khoa học Plos One , đã xác nhận có một chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Bệnh tim mạch và ung thư là hai trong nhiều nguyên nhân chính gây t.ử v.ong và tàn tật trên toàn thế giới.
Chế độ ăn uống kém lành mạnh: ít rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt; nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung, là các yếu tố nguy cơ chính có thể điều chỉnh được.
Chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Ảnh Pexels
Giờ đây, các nhà khoa học từ Trường Y, Đại học Stanford (Mỹ), Đại học Bologna (Ý) và Đại học Cambridge (Anh) đã đ.ánh giá 48 nghiên cứu trong suốt 23 năm, liên quan đến chế độ ăn dựa trên thực vật và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe tim mạch và nguy cơ ung thư.
Họ đã sử dụng phương pháp đ.ánh giá chung, lấy dữ liệu từ tất cả các nghiên cứu và phân tích.
Phương pháp này độc đáo ở chỗ chỉ sử dụng bằng chứng xác thực nhất, đó là các đ.ánh giá và phân tích tổng hợp có hệ thống.
Kết quả đã phát hiện chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Khi phân tích dữ liệu tổng hợp trong hai thập niên, các tác giả đã phát hiện những người ăn chay và thuần chay có nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim thấp hơn đáng kể.
Họ đã giảm rõ rệt nguy cơ ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa và tuyến t.iền liệt.
Họ cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim thiếu m.áu cục bộ, giảm mạnh các yếu tố nguy cơ chuyển hóa tim như mỡ m.áu cao, đường huyết cao, thừa cân và tình trạng viêm, đồng thời giảm cả nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch.
Các tác giả viết rằng các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít thực phẩm thực vật và nhiều thịt, ngũ cốc tinh chế, đường và muối có liên quan đến nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.
Họ cho biết điều này cho thấy ăn nhiều thực vật hơn sẽ có tác dụng ngược lại là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Chế độ ăn dựa trên thực vật thì có ít cholesterol và chất béo bão hòa nhưng giàu chất dinh dưỡng.
Chế độ ăn dựa trên thực vật tốt nhất là gì?
Những người ăn chay và thuần chay đã giảm rõ rệt nguy cơ ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa và tuyến t.iền liệt. Ảnh Pexels
Chế độ ăn linh hoạt bao gồm thực phẩm nguyên chất có thể là chế độ ăn dựa trên thực vật tốt nhất.
Cô Faith Krisht, chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ, khuyên rằng cách tốt nhất để ăn thực vật là tuân theo chế độ ăn kiêng linh hoạt.
Cô nói: Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn thuần chay và ăn chay thường thiếu các axit béo thiết yếu như EPA và DHA, vitamin B12, vitamin D và iốt. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe.
Chế độ ăn chay linh hoạt – tập trung vào việc ăn chủ yếu là đạm từ thực vật, thỉnh thoảng bổ sung đạm từ động vật – giúp đảm bảo cơ thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết.
Chuyên gia Krisht cũng khuyên nên ăn nhiều thực phẩm thô, nguyên chất hơn là chế độ ăn nhiều thực phẩm tinh chế và chế biến kỹ.
Cô Krisht giải thích, điều này có nghĩa là tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau, trái cây, các loại hạt, đạm động vật được chế biến tối thiểu, theo Healthline.
Cách này đảm bảo bạn nhận được nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa lành mạnh, đồng thời tránh bổ sung đường vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.