“Học nghề tại đây rất an tâm khi ra làm nghề” là nhận xét, đ.ánh giá của nhiều thế hệ học sinh đã và đang học nghề tại trường Trung cấp nghề Vùng Tứ Giác Long Xuyên.
Đây là Trường trung cấp được nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề Tứ giác Long Xuyên năm 2012, địa điểm trường tại Ấp Ba Núi – xã Bình An – huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Sau gần 10 năm thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề bậc trung cấp, trường đã triển khai đào tạo: 1019 học viên trung cấp, 1374 học viên sơ cấp, 6214 học viên ngắn hạng, 2628 học viên ngoại khóa. Bên cạnh đó trường còn kết nối đào tạo cho doanh nghiệp 2455 học viên và Liên kết đào tạo trình độ đại học 145 học viên, là một trong 04 trường Trung cấp nghề thuộc Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang.
Bài Viết Liên Quan
- Phương pháp mới giúp chữa bệnh lão hoá sớm Progeria
- 7 bước để cải thiện sức khỏe tim mạch
- Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn
Do nằm trong địa bàn sâu, sản xuất nông nghiệp thấp kém, núi đồi hiu quạnh, biển mặn bao quanh, dân cư thưa thớt, hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, dân trí thấp, đồng bào dân tộc trong vùng khá đông… nên ngay từ đầu tập thể cán bộ giáo viên đã xác định lấy chữ ” Tâm” để phát huy cái ” Tầm”. Điều này đồng nghĩa với việc phải biết dấn thân chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích riêng tư của bản thân để đồng hành cùng với Nhà trường tạo ra năng lực và phẩm giá cho người học nghề và làm nghề.
Mặt dù trang thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn lạc hậu nhưng với nhiều cách làm năng động sáng tạo, mục tiêu lấy người học làm trung tâm, ban Giám hiệu Nhà trường do Thac sĩ, hiệu trưởng Đỗ Anh Khoa lãnh đạo điều hành, đã đã không ngừng nỗ lực tìm tòi sáng tạo, thường xuyên đổi mới phương pháp, cập nhật bổ sung kịp thời chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, điều kiện, khả năng của người học nghề và nhu cầu việc làm của xã hội.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Thạc sĩ Đỗ Anh Khoa, hiệu trưởng Nhà trường đã tìm tòi nghiên cứu hướng đi hữu ích trong quá trình xây dựng, phát triển; Tập thể cán bộ giáo viên chủ động không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách hiện hành, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài chính và huy động tổng hợp nhân lực bên trong và ngoài Nhà trường.
Ngay từ khi thành lập, thay vì chờ đợi Nhà trường thực hiện một bước trước khi đề án của Bộ triển khai, bằng cách xác định khâu đột phá trong đào tạo nghề trọng đ.iểm gắn với đa dạng hóa ngành nghề đạo tạo phù hợp theo nhu cầu của xã hội và nhu cầu địa phương. Quá trình phát triển là qua trình không ngừng tự tìm tòi sáng tạo các thiết bị dạy nghề không chỉ được công nhận trong các kỳ thi toàn quốc mà còn được ứng dụng ngay trong nhà trường.
Nhờ chủ động sáng tạo trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nhiều năm qua Nhà trường không những cung ứng nhu cầu lớn nhân lực tại địa phương phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn cung ứng số lượng lớn cho xuất khẩu lao động. Đến nay có thể khẳng định, trường Trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long xuyên là một trong 4 trường dẫn đầu trong đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.
Điểm nổi bật của Trường trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên là đã xây dựng được đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết, kinh nghiệm, có bản lĩnh trong lời nói và việc làm, dám nghĩ , dám làm, dám chịu trách nhiệm với sản phẩm đào tạo.
Đáng chú ý là dám mạnh dạn đổi mới cách đ.ánh giá chất lượng tri thức nghề đầu ra ( đ.ánh giá tay nghề thông qua hội đồng đ.ánh giá độc lập bên ngoài nhà trường) , đều mà nhiều trường đào tạo bậc Trung cấp nghề chưa dám mạnh dạn làm, bởi với cách làm này giáo viên trong Nhà trường sẽ giảm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Đỗ Anh Khoa, nếu không mạnh dạn đổi mới cách làm thì chất lượng đào tạo sẽ tụt hậu, hơn nữa cách đ.ánh giá này cũng phù hợp với yêu cầu đào tạo các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, điều đặc biệt tạo nên nét độc đáo của Trường Trung cấp nghề Vùng Tứ Giác Long Xuyên là tự sáng tạo nhiều mô hình dạy nghề được công nhận trong các cuộc thi quốc gia, những mô hình này sau cuộc thi được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn dạy nghề vừa giúp trường tiết kiệm được nguyên, nhiên liệu giảm tối đa chi phí cho Nhà trường.
Mỗi thế hệ học nghề sau khi hoàn thành chương trình đều đảm bảo tri thức nghề đạt chuẩn được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đón nhận. Những cố gắng đó của tập thể giáo viên Nhà trường được các cấp, các ngành tặng nhiều danh hiệu thi đua.
Nói về học nghề tại Trường, nhiều em học sinh đang hành nghề ở nhà máy xi măng, các cơ ở sữa chửa cơ khí và kế toán toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kiên Lương, Phú quốc và tỉnh Kiên Giang đều có chung nhận xét khi nhắc đến địa chỉ đỏ này là: ” Học nghề ở trường Trung cấp nghề Tứ giác Long Xuyên chỉ thất nghiệp khi họ lười lao động ”
Điều đó càng thấy rõ giá trị của chữ Tâm, chữ Tầm có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực và càng quan trọng hơn đối với những nơi có chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội; đây chính là động lực để tập thể giáo viên Trường trung cấp nghề vùng Tứ giác Long Xuyên vững vàng bước vào thời kỳ mới.
Để tạo điều kiện hơn nữa nhằm tiếp tục phát huy thành tích đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là trong điều kiện vùng Tứ Giác Long Xuyên về nhu cầu lao động, ông Đỗ anh Khoa, hiệu trưởng nhà trường và đội ngũ giáo viên đều mong muốn ngành chủ quản và chính quyền các cấp cần có cơ chế thông thoáng, mạnh dạn thí điểm khoán một phần hoặc toàn bộ bộ máy, tài chính và chính sách đào tạo gắn với hành lang pháp rõ ràng theo cơ chế thị trường.
Từ đó giúp Nhà trường tự chủ trong hoạt động… thì khả năng Trường Trung cấp Vùng Tứ giác Long Xuyên sẽ có nhiều đột phá mới để tạo nên thương hiệu trường đào tạo nghề bậc trung cấp Tôn Đức Thắng 2 trên vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang và thật sự khẳng vị trí dẫn đầu hệ thống trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh.
Xuýt xoa lớp học “Vintage sống ảo” cực chất của học sinh Kiên Giang
Các bức ảnh nhận không ít cơn mưa lời khen và những thắc mắc “hình này chụp ở đâu vậy”, “check in ở đâu vậy”, “phong cách này đẹp quá”.
Bỏ qua những suy nghĩ mặc định về 1 lớp học chỉ có bảng đen, 4 bức tường, bàn ghế, khách tham quan không khỏi bất ngờ và xuýt xoa với không gian lớp học “chất lừ” mang phong cách cổ điển mà các bạn học sinh Trường THCS và THPT Ba Hòn, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) thiết kế.
Thời gian gần đây, nhiều bức ảnh lãng mạn với khung cảnh đẹp được nhiều học sinh ở Trường THCS và THPT Ba Hòn (Kiên Lương, Kiên Giang) đăng tải trên mạng xã hội. Các bức ảnh nhận không ít cơn mưa lời khen và những thắc mắc “hình này chụp ở đâu vậy”, “check in ở đâu vậy”, “phong cách này đẹp quá”.
Sự thật thật bất ngờ, những khung cảnh đẹp nao lòng này không phải là địa điểm than quan du lịch hay khu giải trí “check in” nào mà là không gian của 1 lớp học. Tất cả những chi tiết thiết kế, bày trí, tô vẽ… đều do bàn tay khéo léo và đầu óc nghệ thuật của các bạn học sinh lớp 11A4.
Em Lê Thị Tường Linh, người thiết kế trang trí lớp học cho biết: “Em thấy các bạn đi học mà không gian lớp học chưa tạo được sự hứng thú trong học tập, nó có vẻ hơi nhàm chán. Tụi em đã đưa ra ý tưởng cải tiến lớp học và được thầy cô rất ủng hộ, cho phép tụi em tự do sáng tạo. Những vật trang trí vừa tận dụng đồ sưu tầm có khi là vật liệu tái chế”.
Cô Phạm Thị Bình, giáo viên chủ nhiệm lớp hào hứng chia sẻ: “Ở 1 huyện khá xa trung tâm thành phố của tỉnh chúng tôi cũng chưa có điều kiện cho các em môi trường mới, vui chơi giải trí như các bạn ở thành phố. Khi các em đưa ra ý tưởng tôi thấy đây cũng là 1 cách cho các em tư duy, sáng tạo và tự tạo niềm vui học tập nên đã đề xuất với nhà trường”.
Không gian của lớp học được bày trí theo phong cách cổ điển, hài hòa và đa dạng ở mỗi góc. Em Lê Thị Tường Linh, người trang trí lớp cho biết: “Vì đây là lớp học nên chúng em chọn phong cách này nó vừa sang trọng, có gì đó tạo điểm hút mọi người mà lại không lòe loẹt, nhí nhố. Vì dù sao đây vẫn là lớp học, phải giữ cho sự nghiêm trang của lớp học nữa nên khi thiết kế phải hết sức chú ý”.
Không chỉ có học sinh mà ngay cả giáo viên và học sinh các lớp khác cũng vô cùng hứng thú với lớp học “sống ảo” này. Các bạn sang tham quan, học hỏi và chụp ảnh vào giờ ra chơi. Em Hồ Ngọc Đan Tiên vui vẻ cho biết: “Thật sự không gian học này chúng em thích lắm ạ, đôi khi học tập căng thẳng mình ngắm nhìn các đồ vật này vài giây cũng sẽ thấy thư giãn hơn rất nhiều. Các bạn học tập sôi nổi và tốt hơn hẳn, có ý thức làm và giữ gìn lớp học nhiều hơn”.
Trao đổi với thầy Nguyễn Công Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường rất ủng hộ các em học sinh trong việc phát triển tư duy sáng tạo. Thầy Thắng chia sẻ: “Chúng tôi đang áp dụng phương pháp học tập mới là STEM, chúng tôi vô cùng tôn trọng và khuyến khích các em học sinh tích cực sáng tạo. Học sinh dám nghĩ dám làm biết kết hợp học tập và giải trí lành mạnh như thế thì quá tuyệt vời. Trường sẽ luôn lắng nghe mọi tâm tư nguyện vọng và làm đòn bẩy để các em thể hiện được năng lực bản thân mình”.
Một số hình ảnh đẹp của lớp học phong cách Vintage. Các em học sinh nơi đây vẫn đang chăm chút và thiết kế thêm cho lớp sinh động hơn.