TP.HCM phát hiện 2 trẻ mắc bệnh sởi, đều chưa tiêm vaccine

Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện 2 trẻ mắc bệnh sởi vì chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Hiện chưa phát hiện mối liên hệ dịch tễ giữa hai trẻ này.

Cụ thể, hệ thống giám sát sốt phát ban nghi sởi của TP.HCM ghi nhận 2 trẻ mắc bệnh sởi cư trú tại 2 phường thuộc quận Bình Tân.

Đáng lưu ý, cả 2 trẻ đều ở lứa t.uổi 13 – 15 tháng t.uổi và chưa được tiêm phòng vaccine phòng bệnh sởi. Cả 2 trẻ đều sốt trước khi phát ban vài ngày kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp.

Trường hợp thứ nhất là b.é g.ái 13 tháng t.uổi, nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ngày 20/5 với triệu chứng sốt ngày thứ 6, sổ mũi, nổi ban rải rác toàn thân, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng, đau họng. Sau khi khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi.

Trường hợp thứ 2 là b.é t.rai 15 tháng t.uổi, nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ngày 24/5 với triệu chứng sốt ngày thứ 4, sổ mũi, ho đàm, tiêu lỏng, xuất hiện hồng ban rải rác ở vùng tai, mắt, thân. Bé được chẩn đoán là bệnh sởi, viêm phổi bội nhiễm và hiện vẫn sốt cao.

tphcm phat hien 2 tre mac benh soi deu chua tiem vaccine 118 7173525

Hãy đưa trẻ 9 tháng và 18 tháng tiêm vaccine sởi (Ảnh minh họa Kim Dung)

Ngay sau khi ghi nhận thông tin về hai ca bệnh này, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) phối hợp Trung tâm Y tế quận Bình Tân điều tra dịch tễ và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng.

Kết quả điều tra dịch tễ ban đầu chưa phát hiện mối liên quan giữa 2 trường hợp này, chưa phát hiện thêm ca bệnh mới tại nơi trẻ sinh sống và đi học.

Gia đình cho biết, trẻ thường bị bệnh và do cha mẹ đi làm xa nên không đưa trẻ đi tiêm vaccine ngừa bệnh sởi.

Trong ngày 26/5, Trung tâm Y tế quận Bình Tân đã tổ chức tiêm bù vaccine sởi tại phường Tân Tạo. Hoạt động tiêm bù này sẽ tiếp tục triển khai ở các phường khác trong quận.

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ đủ 18 tháng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đối với lứa trẻ sinh năm 2018, 2019, 2020, 2021 lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế, nhưng chưa đạt chỉ tiêu của TP.HCM đề ra (trên 95%).

Sở Y tế TP.HCM tiếp tục kêu gọi phụ huynh đưa con đến các trạm y tế để tiêm vaccine để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh sởi. Hai liều vaccine phòng sởi mang lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi đến 97%.

T.rẻ e.m sẽ được tiêm chủng miễn phí 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi vào lúc 9 tháng t.uổi và 18 tháng t.uổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế.

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân cần lưu ý thực hiện các biện pháp khác để phòng bệnh sởi, như vệ sinh cá nhân, nhà cửa, đảm bảo dinh dưỡng tăng sức đề kháng. Khi có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Ghi nhận 2 ca bệnh ho gà, 12 ổ dịch bệnh dại

Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết trong 2 tuần đầu tháng 5-2024, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 ca bệnh ho gà tại huyện Định Quán và thành phố Biên Hòa.

Đây là những ca bệnh đầu tiên sau 4 năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh này.

ghi nhan 2 ca benh ho ga 12 o dich benh dai d63 7170064

Tiêm vaccine phòng bệnh cho t.rẻ e.m tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Cả 2 bệnh nhi đều chưa đến t.uổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Qua đó cho thấy trong cộng đồng đang tồn tại vi khuẩn ho hà.

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, dễ lây lan. Đặc biệt, năm 2023, tình trạng thiếu vaccine phòng bệnh ho gà thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trong nhiều tháng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng miễn dịch bệnh ho gà trong cộng đồng.

Để chủ động phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ t.uổi tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván trong thời gian mang thai. Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học luôn thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.

Đối với dịch bệnh dại, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 12 ổ dịch, tăng 9 ổ dịch so với cùng kỳ năm ngoái. 6 địa phương có ổ dịch bệnh dại trên chó gồm: Trảng Bom (4 ổ dịch), Định Quán (1 ổ dịch), Nhơn Trạch (1 ổ dịch), Vĩnh Cửu (3 ổ dịch), Thống Nhất (1 ổ dịch) và Long Thành (2 ổ dịch).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận định, tỷ lệ mầm bệnh dại tồn tại trên đàn chó trong phạm vi tỉnh rất cao. Điều tra xử lý các ổ dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh vừa qua cho thấy, tỷ lệ đàn chó được tiêm vaccine phòng bệnh dại chưa đạt kết quả theo yêu cầu. Do vậy, các hộ dân nuôi chó, mèo cần tuân thủ việc tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo.

Người dân cần có các biện pháp để phòng ngừa bị chó cắn. Nếu chẳng may bị chó, mèo cắn, cào, cần đến cơ sở y tế thăm khám, tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại theo chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *