Tiêm tan mỡ nọng cằm tại nhà và spa chui, nhiều người bị biến chứng

Nhiều phụ nữ gặp biến chứng khi tiêm tan mỡ, chất làm đầy không rõ nguồn gốc tại nhà hay cơ sở y tế không phép để cải thiện cằm đôi nhiều mỡ.

Trong khuôn khổ hội nghị khoa học thường niên Liên chi hội da liễu TP.HCM lần thứ 20 với chủ đề Cải tiến chất lượng trong chăm sóc và điều trị bệnh da liễu diễn ra ngày 26-5, BS CKII Lư Huỳnh Thanh Thảo, khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca tai biến liên quan đến việc làm đẹp vùng cằm (điều trị cằm đôi, tiêm tan mỡ vùng nọng cằm).

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ (60 t.uổi, ngụ Lâm Đồng) đến spa tại TP Đà Lạt để tiêm mỡ vùng nọng cằm.

Hai tuần sau, bệnh nhân cảm thấy nốt tiêm bị sưng lên, sờ thấy đau. Bệnh nhân có dùng thuốc nhưng tình trạng không giảm nên đến thăm khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm mô mỡ dưới da sau tiêm tan mỡ nọng cằm.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ (34 t.uổi). Người này đã đến một spa ở Đồng Nai để tiêm tan mỡ vùng cằm đôi với mong muốn điều trị cằm đôi, nọng cằm.

Hai ngày sau tiêm, bệnh nhân cảm thấy sưng đau và nóng rát vùng tiêm nên đến thăm khám tại khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Bác sĩ siêu âm thấy bệnh nhân có tích tụ những ổ tụ dịch tại vùng nọng cằm, được chẩn đoán viêm áp xe sau tiêm tan mỡ điều trị cằm đôi.

tiem tan mo nong cam tai nha va spa chui nhieu nguoi bi bien chung aad 7172589

Nhiều người gặp biến chứng khi tiêm tan mỡ, chất làm đầy tại spa không phép. Ảnh: BVCC

Một trường hợp nữa là bệnh nhân nữ (23 t.uổi, ngụ tỉnh Cà Mau) cũng mong muốn điều trị cải thiện vùng cằm bằng cách tiêm chất làm đầy vùng cằm. Đáng chú ý, bệnh nhân được tiêm chất làm đầy vùng cằm tại nhà.

Sau tiêm, bệnh nhân sưng đau vùng cằm, điều trị thuốc nhưng không giảm, vẫn còn sưng đỏ kéo dài. Vì vậy bệnh nhân đã đến thăm khám tại Bệnh viện Da liễu.

Theo bác sĩ Thảo, nguyên nhân có thể dẫn đến tai biến ở các trường hợp trên chủ yếu do bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế, spa không được cấp phép. Ngoài ra, có thể do người tiêm không phải bác sĩ được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật tiêm không đúng.

Cạnh đó, các bệnh nhân đã được tiêm tan mỡ hay chất làm đầy vào các vùng nguy hiểm hoặc không đảm bảo quy tắc vô khuẩn khi điều trị.

Bác sĩ Thảo cho biết thêm, cằm đôi (nọng cằm) là tình trạng vùng dưới cằm trở nên đầy hơn, xuất hiện một nếp gấp da giữa mặt và cổ, góc cổ mở rộng hơn 120 độ, thường đi kèm mất đường viền của đường viền hàm dưới và góc hàm.

Tình trạng trên xuất hiện cả ở người trẻ t.uổi do khiếm khuyết xương cằm, xương móng đóng thấp, hay do sự tích tụ mỡ vùng dưới da cũng như tình trạng da chùng nhão, sa trễ ở người lớn t.uổi.

Khảo sát của Hiệp hội Phẫu thuật da liễu Mỹ năm 2017 chỉ ra rằng 73% số người được hỏi cảm thấy khó chịu vì cằm đôi.

Theo thống kê, 78% người cho rằng sở hữu cằm đôi ít đáng yêu hơn.

Vì lý do thẩm mỹ, hầu hết cả nam và nữ sở hữu cằm đôi đều có nhu cầu điều trị nhằm giảm hoặc biến mất vùng dư thừa này, giúp khuôn mặt trở nên trẻ trung, thon gọn hơn.

Với việc điều trị cằm đôi tại Bệnh viện Da liễu, bác sĩ Thảo cho hay kỹ thuật tiêm chất làm đầy có thể điều trị tình trạng cằm đôi, đặc biệt ở những bệnh nhân cằm ngắn.

Bác sĩ khuyến cáo khi người dân có nhu cầu làm đẹp bằng chất làm đầy, hãy lựa chọn cơ sở làm đẹp có uy tín, được cấp phép. Ngoài ra nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn bác sĩ thực hiện cho mình phải được đào tạo bài bản.

Người dân cũng nên tìm hiểu kĩ chất lượng của sản phẩm chất làm đầy khi được điều trị bằng kỹ thuật chất làm đầy. Tránh xa những sản phẩm trôi nổi, xách tay.

Cách khắc phục tình trạng phát ban nhiệt do nắng nóng

Sau một ngày nắng nóng, nếu bạn thấy làn da có tình trạng nổi bong bóng nước hay mẩn đỏ, thì rất có thể bạn đã bị phát ban nhiệt, hay còn gọi là rôm sảy.

Phát ban nhiệt là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ vào mùa nóng. Để nhận biết triệu chứng phát ban nhiệt và điều trị tại nhà, mời bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây.

Phát ban nhiệt là gì?

Phát ban nhiệt là một bệnh ngoài da lành tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể người có nhiều khả năng bị phát ban nhiệt ở những nơi đổ nhiều mồ hôi như cổ, nách, mông, bẹn hoặc eo.

Bệnh thường biểu hiện dưới dạng phát ban đỏ hoặc những vết sưng nhỏ màu đỏ trông giống như những giọt mồ hôi hoặc mụn trứng cá, gây ra cảm thấy khó chịu, ngứa, rát và châm chích.

cach khac phuc tinh trang phat ban nhiet do nang nong c0e 7146487
Ảnh minh hoạ

Phát ban nhiệt xuất hiện khi các lỗ chân lông (ống dẫn mồ hôi) bị tắc nghẽn khiến mồ hôi không thể thoát ra và gây ra phản ứng viêm dưới dạng phát ban. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng bệnh, như bệnh nhân ở trong môi trường nóng ẩm, mặc quần áo bó sát, nằm trên giường quá lâu, tập thể dục cường độ cao…

Tình trạng phát ban nhiệt có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi của trẻ vẫn đang phát triển. Hầu hết phát ban nhiệt có thể tự hết sau vài ngày ở nhiệt độ mát mẻ. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu và trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh tiếp tục đổ mồ hôi quá nhiều.

Cách khắc phục tình trạng phát ban nhiệt tại nhà

Chườm lạnh

Một trong những cách tốt nhất để giảm phát ban nhiệt là làm mát vùng da đang bị tổn thương. Bạn có thể chườm lạnh bằng cách sử dụng túi đá hoặc vải lạnh lên da để giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy. Ngoài ra, chỉ nên chườm túi đá trên da trong khoảng 5-10 phút, sau đó để da nghỉ, chườm lại và tiếp tục lặp lại quy trình.

Tắm nước mát

Tắm nước mát sẽ làm mát da và làm dịu cơn ngứa. Bạn có thể sử dụng thêm chất tẩy da c.hết nhẹ nhàng để giúp thông thoáng lỗ chân lông.

cach khac phuc tinh trang phat ban nhiet do nang nong 4be 7146487
Ảnh minh hoạ

Sử dụng quạt hoặc điều hòa

Quạt và điều hòa không khí có thể giúp giữ nhiệt độ trong nhà ở mức thấp và cơ thể luôn mát mẻ. Khi tập thể dục nơi có thời tiết nóng, hãy đảm bảo có máy điều hòa trong nhà. Khi ở ngoài trời, hãy chọn tập thể dục vào những thời điểm mát mẻ trong ngày hoặc trong bóng râm để giảm tiết mồ hôi quá nhiều.

cach khac phuc tinh trang phat ban nhiet do nang nong 298 7146487
Ảnh minh hoạ

Mặc quần áo cotton rộng rãi

Mặc quần áo rộng rãi giúp không khí lưu thông khắp cơ thể và giữ cho cơ thể luôn mát mẻ. Mặc quần áo nhẹ, thoáng khí được làm từ vải cotton hoặc vải sợi thiên nhiên thay cho vải tổng hợp.

Thoa calamine

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh, thuốc bôi calamine có thể giúp giảm tình trạng phát ban nhiệt và giảm ngứa. Tuy nhiên, calamine có thể gây khô da vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm trước đó để ngăn ngừa kích ứng da.

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch có hiệu quả trong việc điều trị nhiều vấn đề về da nhờ chứa hợp chất avenanthramides, có đặc tính chống oxy hóa mạnh, những hợp chất này mang lại cho bột yến mạch đặc tính chống viêm và chống ngứa.

Cho 1 hoặc 2 cốc bột yến mạch dạng keo vào bồn nước ấm và ngâm mình trong 20 phút. Đảm bảo nước không quá nóng để không gây kích ứng da thêm. Bạn cũng có thể trộn bột yến mạch với nước theo tỷ lệ 1:1 cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên da.

Tắm bằng baking soda

Baking soda có thể làm dịu da ngứa. Đây cũng là nguyên liệu mà hầu hết chúng ta đều có trong tủ thức ăn của mình, giúp nó trở thành một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho triệu chứng phát ban nhiệt và các tình trạng ngứa da khác. Theo đó, bạn có thể thêm 3 đến 5 thìa baking soda vào bồn nước ấm và ngâm mình trong khoảng 20 phút.

Uống thuốc kháng histamin

Dùng thuốc kháng histamin không kê đơn (OTC) có thể giúp giảm ngứa và sưng tấy do phát ban nhiệt gây ra. Một số thuốc kháng histamin đường uống, chẳng hạn như hydroxyzine và diphenhydramine có thể giúp giảm ngứa. Một số loại khác có thể gây buồn ngủ, vì vậy, bạn nên sử dụng chúng vào ban đêm.

Sử dụng kem bôi hydrocortisone

Sử dụng kem bôi hydrocortisone giúp giảm ngứa và khó chịu trên da do phát ban nhiệt. Thoa kem 1-2 lần mỗi ngày có thể giúp giảm tình trạng phát ban ở t.rẻ e.m. Lưu ý, khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy, bạn không nên bôi kem hydrocortisone dưới tã của trẻ.

Thoa nha đam

Nha đam là chất chống viêm và sát trùng có thể làm mát da đồng thời ngăn ngừa n.hiễm t.rùng. Sử dụng gel nha đam trực tiếp lên vết phát ban để giúp giảm sưng, đau.

Dùng gỗ đàn hương

Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy gỗ đàn hương có đặc tính giảm đau và chống viêm. Những đặc tính này có thể giúp giảm một số triệu chứng khó chịu của phát ban nhiệt. Bạn có thể thử trộn bột gỗ đàn hương với nước để tạo thành hỗn hợp sệt và bôi lên vùng da bị rôm sảy. Tuy nhiên, bạn nên thử một lượng nhỏ trên một vùng da khác để đảm bảo không bị dị ứng.

Vì phát ban nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn quá nóng và đổ mồ hôi do đó để ngăn ngừa phát ban nhiệt, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau trong những ngày nắng nóng như trong khu vực có máy lạnh, mát mẻ; uống nhiều nước; đừng mặc quá nhiều lớp quần áo; tránh vận động quá sức và tắm nước mát.

Ngoài ra, phụ huynh nên đảm bảo rằng t.rẻ e.m và trẻ sơ sinh luôn được mát mẻ, uống đủ nước và mặc quần áo thoải mái. Lưu ý, cha mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên vì độ ẩm có thể góp phần gây ra phát ban nhiệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *