Thức uống rẻ bèo giúp kiểm soát mỡ m.áu

Trà, đặc biệt là trà xanh, là thức uống phổ biến được những người sống thọ trên khắp thế giới yêu thích.

Ngoài khả năng kéo dài t.uổi thọ, trà xanh còn có tác dụng đáng kể trong việc giảm mỡ m.áu, cụ thể là giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).

thuc uong re beo giup kiem soat mo mau 25c 7172537

Thức uống rẻ bèo giúp kiểm soát mỡ m.áu

Cholesterol là một loại chất béo cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra các tế bào và hormone. Tuy nhiên, khi mức cholesterol vượt quá ngưỡng cho phép, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ và đau tim.

Cholesterol được phân thành hai loại chính: HDL (High-Density Lipoprotein), loại cholesterol tốt, giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể và LDL (Low-Density Lipoprotein), loại cholesterol xấu, tích tụ trong thành mạch m.áu, gây tắc nghẽn và dẫn đến các bệnh tim mạch.

Trà xanh: “vũ khí” chống lại cholesterol xấu

Trà xanh chứa catechin và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác giúp giảm mức LDL và cholesterol toàn phần. Một nghiên cứu năm 2020 đã chỉ ra rằng epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa trong trà xanh, có tác dụng giảm LDL và cholesterol toàn phần trên cả người và động vật.

Theo một bài đ.ánh giá năm 2021, trà đen cũng có tác dụng tương tự. Một đ.ánh giá khác của 14 nghiên cứu cho thấy tiêu thụ trà xanh hàng ngày trong ít nhất 2 tuần sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol khoảng 7 mg/dL và cholesterol LDL khoảng 2 mg/dL.

Cơ chế hoạt động của trà xanh

Trà xanh có thể giảm cholesterol bằng cách giảm sản xuất LDL của gan, tăng loại bỏ LDL khỏi m.áu, ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL và hình thành mảng bám trong động mạch.

Nhiều nghiên cứu cho thấy uống ít nhất 4 cốc trà xanh mỗi ngày mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tim, nhưng chỉ uống một cốc mỗi ngày có thể giảm gần 20% nguy cơ đau tim.

Ở Nhật Bản, trà xanh là một trong những đồ uống phổ biến nhất. Một nghiên cứu trên 40.000 người Nhật uống trà thường xuyên cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ở phụ nữ giảm hơn 30% và ở nam giới giảm hơn 20%. Tỷ lệ t.ử v.ong do đột quỵ cũng giảm đáng kể ở những người uống trà xanh thường xuyên.

Những lợi ích khác của trà xanh

Ngoài việc giảm cholesterol, trà xanh còn mang lại nhiều lợi ích khác như giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, duy trì mật độ khoáng xương tốt hơn, ngăn ngừa đột quỵ và chống ung thư, chống rối loạn chuyển hóa và kéo dài t.uổi thọ…

Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác trong trà xanh bao gồm flavonoid, catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.

Cần lưu ý gì khi uống trà xanh?

Mặc dù trà xanh có nhiều lợi ích, nhưng uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến tình trạng thừa caffeine và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Trà xanh chứa một lượng caffeine nhất định. Những người nhạy cảm với caffeine có thể gặp phải các vấn đề như mất ngủ, lo lắng, nhịp tim nhanh và các triệu chứng liên quan khác. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, hãy bắt đầu với lượng nhỏ và theo dõi cơ thể mình phản ứng như thế nào.

Tannin trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm. Nếu bạn uống trà xanh trong hoặc ngay sau bữa ăn, khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, đậu và rau xanh có thể bị giảm. Để tránh điều này, hãy uống trà xanh giữa các bữa ăn.

Trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông m.áu, thuốc điều trị cao huyết áp và một số loại thuốc khác. Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trà xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế lượng trà xanh tiêu thụ do caffeine có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.

Uống trà xanh khi bụng đói có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến buồn nôn. Tốt nhất là nên uống trà xanh sau bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.

Chất lượng của trà xanh cũng rất quan trọng. Hãy chọn mua trà xanh từ các nguồn uy tín để đảm bảo không có chất bảo quản, phẩm màu hoặc các chất độc hại khác.

Ngoài việc uống trà xanh, bạn nên ăn nhiều loại thực vật, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, hạt, trái cây và rau quả để tăng lượng chất xơ, là chìa khóa để giảm cholesterol. Đồng thời, hãy chọn những loại protein ít chất béo bão hòa như thịt gà, cá và đậu phụ, và hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, phô mai và rượu. Kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, bạn sẽ duy trì được sức khỏe tim mạch tốt và kiểm soát mỡ m.áu hiệu quả.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ m.áu, chống oxy hóa tự nhiên…

Lá vối, nụ vối từ rất lâu rồi vối được dùng làm trà để uống. Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Mặc dù không có chức năng thay thế cho thuốc chữa bệnh nhưng dược liệu này có hiệu quả nhất định trong việc chăm sóc sức khỏe người dùng.

bat ngo loai la quen thuoc cua nguoi viet giup ho tro dieu tri benh tieu duong giai doc gan hieu qua 97a 7157239

Ảnh minh họa

Lá vối có công dụng gì cho sức khỏe?

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ m.áu, chống oxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.

Hỗ trợ điều trị gout

Nhờ công dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, giúp giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc nên lá vối được coi là vị cứu tinh với những bệnh nhân mắc bệnh gout.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống có nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Mặt khác hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến cho uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng nóng, đỏ, đau khớp.

Hỗ trợ thải độc gan, mỡ m.áu

Một trong những tác dụng của lá vối là có thể giúp chữa bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do là vì trong lá vối có chứa hoạt chất tanin và các vitamin có tác dụng giải độc gan hiệu quả, từ đó giúp ngăn ngừa mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể có trong lá vối còn giúp giảm mỡ m.áu hiệu quả.

Giúp đào thải độc tố

Sau những giờ lao động mệt mỏi, bạn uống một bát nước nấu từ lá vối sẽ cảm thấy đỡ mệt và hết khát. Bởi vì ngoài nước trắng, cơ thể còn được cung cấp một lượng muối khoáng và vitamin cần thiết có trong lá vối.

Ngoài ra, uống nước lá vối còn có tác dụng làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu hiệu quả.

4 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ lá vối

bat ngo loai la quen thuoc cua nguoi viet giup ho tro dieu tri benh tieu duong giai doc gan hieu qua 40e 7157239

Ảnh minh họa

Hỗ trợ điều trị tăng mỡ m.áu, tiểu đường

Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều trị tốt.

Hoặc dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho người bệnh mỡ m.áu cao.

Chữa tiêu chảy

Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 ngày.

Chữa suy nhược cơ thể

Lấy khoảng 16g lá vối, 8h cam thảo, 16g trần bì ( vỏ quýt khô ) tán thành bột mịt, sau đó thêm vào 3 lát gừng tươi rồi đem tất cả đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Chữa suy nhược cơ thể

Lấy khoảng 16g lá vối, 8h cam thảo, 16g trần bì ( vỏ quýt khô ) tán thành bột mịt, sau đó thêm vào 3 lát gừng tươi rồi đem tất cả đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

4 lưu ý khi sử dụng nước lá vối

– Không uống nước vối khi đói, vì lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.

– Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.

– Không nên dùng cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.

– Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam, người có thể trạng gây yếu không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *