Tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn giảm thiệt hại sức khỏe do thức khuya gây ra. Những căn bệnh nan y cũng sẽ được phòng ngừa tốt hơn nhờ sự chăm sóc kịp thời của bạn.
Bài Viết Liên Quan
- Cả ổ sán ‘trú ẩn’ trong não, người đàn ông yếu chân tay, mất trí nhớ
- Quá bất ngờ khi đi bộ 30 phút mỗi ngày, bệnh tật lại ‘bay sạch’ thế này
- Món ăn từ cải cúc chữa bệnh
Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Sức khỏe (TQ), thức khuya được đ.ánh giá là một trong những vấn đề sức khỏe gây hậu quả nghiêm trọng trong lối sống của người hiện đại.
Khác với ông bà cha mẹ chúng ta trước đây, họ thường đi ngủ sớm và thức dậy sớm, trong khi người hiện đại lại thức rất khuya và ngủ dậy muộn, từ đó tạo ra những hệ lụy rất lớn cho sức khỏe.
Tất nhiên, một số trường hợp do tính chất công việc hoặc có các vấn đề quan trọng cần giải quyết nên buộc phải thức khuya, lúc này, bạn nên áp dụng những giải pháp hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại.
Trong trường hợp bình thường, ngay kể cả khi bạn có thời gian, rất nên dành thời gian tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây để giảm sự hao tổn sức khỏe do hậu quả của thức khuya gây ra.
1. Ngủ trước khi có kế hoạch phải thức khuya
Nếu bạn có một kế hoạch nào đó mà phải sẵn sàng thức khuya, bạn có thể ngủ trước đó 1-2 tiếng, dù không ngủ được thì việc nhắm mắt tĩnh tâm lại sẽ có tác dụng nghỉ ngơi nhất định.
Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng chuẩn bị “pin” năng lượng cho việc thức khuya sau đó, từ đó có thể đỡ hao sức hơn.
2. Thức khuya hai tiếng, ngủ bù nửa tiếng
Ngày hôm sau khi thức khuya, bạn nhớ ngủ bù ngay nhé.
Ngủ trưa là một lựa chọn vô cùng đúng đắn trong trường hợp này. Bạn có thể ngủ khoảng gần 30 phút là đủ. Nếu thực sự không ngủ được thì bạn có thể nằm nghỉ một lúc. Việc này có thể bổ sung năng lượng cho bạn.
3. Di chuyển cơ thể của bạn bất cứ lúc nào
Khi thức khuya, hãy tránh ngồi yên suốt thời gian đó, càng không nên nằm tư thế ngủ gục trên bàn, tốt nhất nửa tiếng nên đứng dậy vận động, đi lại, vươn vai có thể giúp cơ thể bạn đỡ mỏi.
Sức khỏe chúng ta phụ thuộc rất lớn vào sự chăm vận động, nếu bạn tranh thủ được bất cứ lúc nào, hãy cố gắng vận động. Ngay kể cả khi bạn ngồi, cũng nên xoay người, xoay các khớp, xoa bóp các vùng cơ bắp.
4. Thức khuya gây bốc hỏa có thể bấm vào 2 huyệt vị
Đông y quan niệm rằng, hãy dùng những ngón tay trước khi phải dùng đến kim tiêm. Nhấn mạnh rằng tác dụng của các huyệt vị đối với sức khỏe là rất lớn. Bạn nên tận dụng thời gian rảnh của mình để bấm huyệt bất kỳ lúc nào có thể.
Để hỗ trợ giảm thiệt hại do thức khuya, bạn có thể bấm 2 huyệt vị hữu hiệu nhất.
Một là huyệt Chiếu Hải, ấn trong vòng 5-10 phút, khi ấn chú ý vừa đủ mạnh sẽ có cảm giác đau, tê và sưng.
Hai là huyệt Dũng Tuyền, dùng ngón tay cái ấn vào huyệt và xoa nhẹ trong 20 – 30 lần có tác dụng dưỡng âm, hạ hỏa, giảm nhanh các triệu chứng như khô miệng, chóng mặt, hồi hộp do nhiệt.
5. Những nhóm người không nên thức khuya
Sau đây là những nhóm người không nên thức khuya, vì sức khỏe của bạn không nằm trong ngưỡng khỏe mạnh cho phép, thức khuya sẽ gây thiệt hại rất lớn và khó phục hồi.
Lời khuyên dưỡng sinh ngày 30 Tết của danh y 91 t.uổi: “3 chữ vàng” để khỏe mạnh, sống lâu
BS mách bạn 6 việc để có sức khỏe tối ưu nhất: Điều thứ 4 nếu chủ quan sẽ vô cùng nguy hiểm
Dự đoán nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ: Hãy xem bạn có nguy cơ không?
Người trên 40 t.uổi
Người béo phì (chỉ số BMI trên 28)
Người bị cao huyết áp
Người bị tiểu đường
Người có bệnh dạ dày
Người có bệnh tim mạch
Bạn nên tâm niệm là cố gắng đi ngủ sớm, tránh thức khuya, chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi để tránh làm nặng thêm tình trạng tổn thương, bệnh sẽ nặng hơn.
Ngủ đủ giấc và ngủ có ngon hay không liên quan mật thiết đến sức khỏe và ảnh hưởng nhất định đến công việc, học tập, vì vậy, để sống lành mạnh hơn, chúng ta nên chú ý đến chất lượng giấc ngủ, phát hiện vấn đề và điều chỉnh kịp thời.
Thức khuya gây hại cho gan như thế nào?
Thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Người hiện đại thường thức khuya do làm việc ngoài giờ hoặc đơn giản là lạm dụng thiết bị thông minh. Điều này làm rối loạn cơ chế phục hồi của gan ở một mức độ nhất định và làm tổn thương gan. Thói quen này càng nguy hiểm hơn với những người đã có sẵn những bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan…
Đông y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của m.áu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu m.áu của các bộ phận giảm xuống thì lượng m.áu đó được trở lại gan. Khi vận động, học tập, làm việc gia tăng, nhu cầu m.áu gia tăng, lượng m.áu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Buổi tối vào khoảng từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau là thời gian hệ thống sinh học của cơ thể nghỉ ngơi, trong khi gan tập trung làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất dư thừa, độc hại mà cơ thể đã hấp thụ.
Từ 1 đến 3 giờ sáng là lúc túi mật đẩy mạnh tiêu hóa chất béo, mỡ xấu và cholesterol. Các chức năng này sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu cơ thể ở trong trạng thái ngủ say. Do đó nếu chúng ta thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học tự nhiên, làm tăng sinh nhiều phản ứng oxy hóa sản sinh ra nhiều chất trung gian độc hại, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nhiệm vụ thải độc của gan, thậm chí có thể làm tổn thương gan.
Không những thế, thiếu ngủ hoặc nghỉ ngơi không hợp lý có thể dẫn đến sự thiếu hụt m.áu ở gan, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Với người nhiễm virus viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phục hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Vì vậy nên nghỉ ngơi trước 23 giờ để có được giấc ngủ sâu vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng m.áu trong gan. Đồng thời, nên ngủ đủ giấc, trung bình 8 tiếng mỗi ngày.