Cứ 3 người thì có 1 người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, nhiều người không biết họ mắc bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Vũng Tàu: Cứu sống sản phụ vỡ cổ tử cung trong khi sinh con
- Khẩn trương tiêm vắc xin cho người bệnh mãn tính, béo phì tại TP.HCM
- Tại sao sau 6 tháng t.uổi bé dễ ốm? Chủ yếu là do một số lý do này
Huyết áp cao hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý. Nhưng nếu không được điều trị, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.
Thấy m.áu c.hảy ra từ một trong hai bộ phận cơ thể này là cảnh báo của bệnh tăng huyết áp và không nên bỏ qua, theo Express .
1. C.hảy m.áu mũi
Các bệnh về tim như tăng huyết áp và suy tim sung huyết có thể gây c.hảy m.áu cam – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các bệnh về tim như tăng huyết áp và suy tim sung huyết có thể gây c.hảy m.áu cam.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết: “C.hảy m.áu cam thường không nghiêm trọng nhưng c.hảy m.áu cam thường xuyên hoặc nhiều có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như huyết áp cao hoặc vấn đề về đông m.áu”.
Cũng theo Dịch vụ Quốc gia Anh, gặp tình trạng này nên đi khám và điều trị sớm. C.hảy m.áu cam cần chăm sóc từ sâu bên trong mũi và thường ảnh hưởng đến người lớn. Có thể do huyết áp cao gây ra.
2. Có m.áu trong nước tiểu
Nếu phát hiện ra m.áu trong nước tiểu, có thể cho thấy huyết áp đang nằm ngoài giới hạn bình thường, theo Express .
Điều này có thể là do huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh thận – có thể gây ra một lượng nhỏ m.áu trong nước tiểu.
Bệnh tiểu đường, hút thuốc và béo phì cũng ảnh hưởng đến thận.
Tuy nhiên, m.áu trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc phì đại tuyến t.iền liệt.
Tốt nhất là đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân có thể gây tiểu ra m.áu.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Mặc dù huyết áp cao thường không gây ra các triệu chứng, nhưng nếu bị đau đầu đột ngột, dữ dội hoặc c.hảy m.áu cam nên kiểm tra huyết áp.
Trang Medical News Today cho biết: “Nếu huyết áp trên 180/120 mmHg, nên nằm nghỉ trong 5 phút và kiểm tra lại huyết áp”.
“Nếu huyết áp vẫn cao hơn 180/120 mmHg, cần đi bác sĩ ngay.
“Nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng, như đau ngực, khó thở hoặc khó nhìn, cần gọi cấp cứu ngay vì có thể đang gặp cơn tăng huyết áp”.
Y tá kỳ cựu chuyên khoa tim mạch, Julie Ward, từ Quỹ Tim mạch Anh, nói thêm: “Nhiều người chỉ biết mình bị huyết áp cao khi bị đột quỵ hoặc lên cơn đau tim. Huyết áp cao có thể làm hỏng thành mạch, gây ra bệnh mạch vành và đột quỵ. Nó cũng có thể làm hỏng cơ tim, dẫn đến suy tim. Rất nhiều người không biết mình bị huyết áp cao, vì hiếm khi có bất kỳ triệu chứng nào”.
Lối sống ít vận động cùng với một chế độ ăn uống kém lành mạnh ảnh hưởng đến huyết áp nhiều nhất.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến nghị giảm huyết áp của bạn bằng cách cắt giảm rượu, tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu thừa cân.
Ngoài ra, nên ngừng hút thuốc và ngủ ít nhất 6 giờ mỗi đêm, theo Express .
Nhìn bàn chân biết huyết áp của bạn có vấn đề hay không
Nếu bàn chân nóng, ngứa ran hoặc lông chân bị rụng nhiều, bạn có thể bị huyết áp cao.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 t.uổi trở lên là 47% nhưng gần 80% số này chưa được điều trị.
Huyết áp cao là thuật ngữ mô tả trình trạng m.áu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực m.áu đẩy vào thành động mạch tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim và các cơ quan khác như não, thận, mắt. Khi đó, huyết áp tâm thu> 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương> 90mmHg.
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng tới bàn chân. Ảnh minh họa: Health Magazine
Theo thời gian, huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng phổ biến của cao huyết áp là đau đầu, chóng mặt bất thường, thị lực giảm nhanh chóng, khó ngủ…
Ngoài ra, huyết áp cao còn dẫn tới giảm lưu thông tuần hoàn ở chân và bàn chân. Điều này dẫn tới một loạt các biểu hiện khác.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân dưới đây, bạn cần đề phòng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp:
– Cảm giác nóng bàn chân (do mạch suy yếu)
– Rụng lông ở chân và bàn chân
– Tê và ngứa ran ở bàn chân
Việc khám sức khỏe cũng có thể chỉ ra các vấn đề về cấu trúc ở bàn chân hoặc chân của bạn, khả năng bị n.hiễm t.rùng nấm, phản xạ có nhanh nhẹn không.
Bác sĩ Lee Kirksey, chuyên khoa phẫu thuật mạch m.áu, cho biết những người bị bệnh động mạch ngoại biên dễ đau mỏi chân, gặp khó khăn khi đi bộ vì chuột rút.
Ông nói thêm: “Những người đang hoặc từng hút thuốc, người có t.iền sử gia đình mắc bệnh động mạch ngoại biên hoặc có các triệu chứng của bệnh nên đi kiểm tra”.
Những người khỏe mạnh không có triệu chứng, dưới 60 t.uổi, chưa từng hút thuốc hoặc không có t.iền sử gia đình mắc bệnh không cần đi khám.
Nếu trước đây bạn đã bị chẩn đoán tăng huyết áp, hãy nhớ thông báo cho bác sĩ để họ có thể kê đơn thuốc phù hợp với thuốc huyết áp của bạn.