Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa t.uổi

Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ t.uổi khác nhau.

tang huyet ap moi de doa suc khoe moi lua tuoi 184 7165927

Căn bệnh được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm nhưng diễn biến âm thầm, không rõ triệu chứng đã dần trở thành mối lo cho rất nhiều người. Đặc biệt, tăng huyết áp chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh nguy hiểm c.hết người như tai biến, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ.

tang huyet ap moi de doa suc khoe moi lua tuoi 5fa 7165927

Tăng huyết áp là căn bệnh được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”. (Ảnh minh họa).

Theo bác sĩ Nguyễn Bình Chiêu, Khoa Tim Mạch, Bệnh viện An Bình (thành phố Hồ Chí Minh), tăng huyết áp là cái áp lực lên cái mạch m.áu mình. Trong m.áu có áp suất cao lên, thì gọi là bệnh tăng huyết áp.

Người ta gọi tăng huyết áp là “bệnh thầm lặng” vì hầu như tăng huyết áp không có triệu chứng.

Có người nghĩ, đôi khi có các biểu hiện như chóng mặt, nóng bừng mặt, đỏ mặt nhưng thật ra mấy triệu chứng đó không có đặc trưng cho cái bệnh tăng huyết áp. Đa phần tăng huyết áp sẽ không có triệu chứng mà hầu hết bệnh nhân đi khám bệnh mới phát hiện ra tình cờ.

Tăng huyết áp thường sẽ diễn tiến từ từ, cho nên cơ thể con người sẽ quen với điều đó, có người nhạy cảm người ta sẽ thấy khó chịu, có người sẽ quen dần.

Tuy vậy, tăng huyết áp lại rất nguy hiểm, khi tăng huyết áp kéo dài sẽ gây thương tổn cho nhiều cơ quan, đặc biệt là mạch m.áu não, mạch m.áu tim, mạch m.áu thận,…gây ra những biến chứng như là tai biến mạch m.áu não, suy tim, suy thận,…

Bác sĩ Chiêu cũng chia sẻ thêm, nghiên cứu cho thấy rằng cứ 20mm huyết áp tâm thu hoặc 10mm huyết áp tâm trương tăng thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tai biến, nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.

Theo Hội Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, có đến 1/3 trường hợp không biết bản thân bị tăng huyết áp; 1/3 trường hợp mắc bệnh, nhưng không điều trị, số trường hợp điều trị và kiểm soát huyết áp còn chưa cao. Trong số đó, không ít người trẻ bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp có thể xảy ra ở bất kỳ độ t.uổi nào nhưng đặc biệt là những người trung niên, người già có sức khỏe yếu. Tuy vậy, theo ghi nhận của nhiều cơ sở y tế, chuyên gia, bệnh lý tăng huyết áp đang dần trẻ hóa khi lượng bệnh nhân ở độ t.uổi từ 20 đến dưới 35 cũng gặp phải rất nhiều.

Theo Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Lân Việt, nhóm đối tượng dễ có khả năng mắc tăng huyết áp bao gồm:

Gia đình có người t.iền sử mắc tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp có quan hệ mật thiết với nhân tố di truyền trong gia đình. Trong gia đình nếu bố mẹ đều mắc tăng huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái là 20 – 45%, còn nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tăng huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 15 – 28%. Nếu bố mẹ có huyết áp bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở con chỉ là 3%.

Vấn đề t.uổi tác: Đây là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là người trung niên và cao t.uổi. Khi t.uổi tác càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh về huyết áp cũng tăng theo.

Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân nặng, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh ở người béo phì cao hơn gấp 2 – 6 lần so với người bình thường.

Người mắc các bệnh lý nền như thận, tim, tiểu đường; Người dễ bị stress

Người có thói quen ăn uống không hợp lý, ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ, ăn quá niều đường.

Người ít hoạt động, rèn luyện thể lực hoặc phải làm việc thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, dẫn tới quá trình trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể giảm, tuần hoàn m.áu chậm, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày giảm dẫn tới thể lực giảm sút theo đó thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường cũng tăng lên.

Người nghiện các chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á.

tang huyet ap moi de doa suc khoe moi lua tuoi 291 7165927

Các chất kích thích như rượu bia, t.huốc l.á là nguyên nhân dễ gây tăng huyết áp.

Làm sao để biết bản thân mắc tăng huyết áp?

Bác sĩ Nguyễn Bình Chiêu cũng chia sẻ, nhiều trường hợp bệnh nhân thắc mắc bản thân có mắc tăng huyết áp hay không.

Tăng huyết áp phải được đo, xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, không uống cà phê trước đó hay đang xúc động, tập thể dục, vận động mạnh trước khi đo. Và để khẳng định có các bệnh lý về huyết áp hay không cần phải đo huyết áp nhiều lần, thăm khám kỹ như đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm m.áu và nước tiểu.

Bà Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, các cơ sở y tế đang triển khai cập nhật thông tin trên điện tử.

Việc này giúp tìm hiểu xem người bệnh có được quản lý, điều trị liên tục hay không. Vì bệnh lý không lây, cần quản lý điều trị liên tục. Bởi chúng ta biết, với những bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch… phải được theo dõi và điều trị liên tục mới giúp giảm ngừa các biến chứng.

Nếu như phát hiện các trường hợp không được quản lý điều trị liên tục hoặc điều trị không hiệu quả thì cơ sở y tế sẽ tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh để hiểu thêm về việc tuân thủ điều trị.

Theo báo cáo Điều tra quốc gia, các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam (STEP) năm 2021, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18 t.uổi trở lên là 26,2%. Trong đó, nhóm t.uổi từ 50 đến 69 t.uổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với 51,9%.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người trưởng thành từ 40 t.uổi trở lên và người có nguy cơ cao mắc bệnh, do vậy nên sàng lọc bằng cách đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần. Tăng huyết áp là bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả thông qua việc tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều khi không có chỉ định của bác sĩ.

Kiểm soát huyết áp giúp cải thiện các bệnh lý tim mạch

Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, suy tim… có thể gây t.ử v.ong hoặc tàn phế suốt đời.

Kiểm soát tốt huyết áp, giúp phòng và cải thiện các bệnh lý về tim mạch.

Huyết áp là áp lực của dòng m.áu lên thành mạch. Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg. Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần được phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tăng huyết áp nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách sẽ để lại những biến chứng nhồi m.áu não, nhồi m.áu tim, xơ vữa động mạch vành, suy tim…

kiem soat huyet ap giup cai thien cac benh ly tim mach 365 7149706

Theo dõi các chỉ số huyết áp của bản thân để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Khi bị huyết áp cao đồng nghĩa với tăng áp lực của mạch m.áu lên thành động mạch, điều này khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể thắng được sức cản trong lòng mạch. Để đáp ứng được điều này, cơ tim phải phát triển dày lên, cấu trúc tim bị thay đổi. Những thay đổi bất thường này xuất hiện trong buồng bơm chính cả tim trái gây nên dày thất trái, hở can lá. Lúc này bệnh nhân xuất hiện các triệu chúng đau tức khó chịu bên ngực trái, nặng vùng ngực hoặc mệt mõi khi hoạt dộng gắng sức. Khi cấu trúc của tim bị thay đổi, thành mạch dày lên kéo theo sự giảm tính đàn hồi của thành m.áu, đồng thời tăng khả năng tích tuh các cholesterol tại động mạch vành. Tất cả các yếu tố này gây nên sự rối loạn chức năng tim và rối loạn hệ thống dẫn truyền dẫn tim dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên của các cơn đau tim, nguy cơ lạn nhịp tim, nhồi m.áu cơ tim và suy tim. Tất cả quá trình trên minh chứng tăng huyết áp và bệnh tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì thế việc kiểm soát huyết áp tốt giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch.

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Tăng huyết áp có nguyên nhân từ các hành vi nguy cơ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia… Để phòng ngừa tăng huyết áp, bản thân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao t.uổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều nguy cơ mắc huyết áp. Chính vì thế cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Bên cạnh, cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, tăng cường chất xơ có trong rau, trái cây, các loại đậu… có tác dụng chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp. Càng ăn ít muối càng tốt.

Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc, hạn chế rượu bia là biện pháp hữu hiệu đẻ phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, thực hiện thói quen ngủ đủ giấc. Tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ”.

Hãy chủ động kiểm tra huyết áp của bản thân và ghi nhớ số đo huyết áp của mình để phòng bệnh tăng huyết áp. Đối với những người mắc huyết áp nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, ít nhất mỗi ngày 1 lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp để giúp nhân viên y tế theo dõi sức khỏe và đ.ánh giá kết quả điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *