Tắm che giọt b.ắn (nón che giọt b.ắn) bằng nhựa cũng là một lựa chọn trong phòng tránh COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đây không phải là giải pháp thay thế toàn diện cho khẩu trang bằng vải.
Bài Viết Liên Quan
- Nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm bùng phát
- 16 tác dụng của lá ổi và cách pha trà lá ổi uống hàng ngày
- Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Mặc dù Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC vẫn khuyến nghị người dân sử dụng khẩu trang như một biện pháp an toàn trong phòng tránh COVID-19. Bên cạnh đó là hạn chế tập trung đông người, rửa tay thường xuyên,… thì một số người đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các nón che giọt b.ắn bằng nhựa vì đôi khi có thể khiến người đeo cảm thấy thoải mái hơn so với đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, tấm che bằng nhựa không bảo vệ đầy đủ (toàn diện) bạn khỏi COVID-19. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo, nón che giọt b.ắn chỉ nên sử dụng như một biện pháp bổ sung thêm khi đeo khẩu trang vải, khẩu trang y tế chứ không phải thay thế hoàn toàn.
1. Nón che mặt bằng nhựa chỉ giúp “giảm” sự lây lan của virus COVID-19
Theo Tiến sĩ Michael B. Edmon, MPH, MPA, MBA, Giám đốc chất lượng và phó giám đốc Y tế của University of Iowa Health Care thì nón che mặt (tấm chắn) bằng nhựa có thể giảm nguy cơ lây nhiễm virus.
Nón che mặt (tấm chắn) bằng nhựa có thể giảm nguy cơ lây nhiễm virus (Ảnh: Internet)
Ông nói: “Cơ chế truyền nhiễm chính của COVID-19 chính là thông qua các giọt b.ắn nhỏ. Những tấm che mặt có tác dụng ngăn ngừa giọt b.ắn này tiếp xúc với mũi, miệng và mắt. Đây là những “cửa ngõ” mà virus dễ dàng xâm nhập và gây n.hiễm t.rùng”.
Tuy nhiên, trong khi nón che mặt bằng nhựa giúp cho bạn có một hàng rào bảo vệ thì những giọt b.ắn ngoài môi trường vẫn có thể bị mũi/miệng hít vào qua những khoảng hở của nón.
Đây cũng chính là lý do tại sao Tiến sĩ Jov Henningsen, trợ lý giáo sư khoa Lâm sáng VAMC Section, Đại học Alabama thuộc Trường Y Birmingham lưu ý rằng: “Nón che mặt bằng nhựa hoạt động tốt nhất trong trường hợp bảo vệ người đeo khỏi nhiễm virus COVID-19 khi sử dụng khẩu trang”.
Các tấm chắn mặt bằng nhựa có hiệu quả như thế nào trong việc giảm sự lây lan của COVID-19?
Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Physics of Fluids (NXB AIP), đã sử dụng một vài hình ảnh trực quan để kiểm tra và đo lường hiệu quả của những nón che mặt bằng nhựa trong việc giảm thiểu lây lan và phòng tránh COVID-19.
Mũ chống giọt b.ắn sẽ phát huy hết tác dụng khi được sử dụng cùng khẩu trang (Ảnh: Internet)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khi các nón che mặt bằng nhựa giúp chặn lại những chuyển động ban đầu của giọt b.ắn khi hắt hơi hay ho. Nhưng, với các giọt b.ắn di chuyển sang môi trường xung quanh nón chắn thì vẫn có thể lan ra một vùng rộng lớn trong môi trường. Bạn có thể xem clip mô phỏng thí nghiệm này TẠI ĐÂY.
Henningsen cũng chỉ ra một nghiên cứu khác được thực hiện sau khi bùng phát COVID-19 ở Thụy Sĩ. Trong nghiên cứu này, không ai trong số những người đeo khẩu trang có kết quả dương tính với virus. Tuy nhiên, một số người chỉ đeo tấm che mặt đã cho kết quả dương tính.
Đây cũng chính là lý do vì sao bà cho rằng tấm che mặt bằng nhựa chỉ nên sử dụng như một phương pháp bổ trợ cho việc đeo khẩu trang khi phòng tránh COVID-19.
Henningsen nói: “Không có gì là quá nhiều khi bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus corona. Càng nhiều lớp bảo vệ, sẽ càng tốt”.
“Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc gần ở và nhà càng nhiều càng tốt là những nguyên tắc quan trọng trong phòng tránh sự lây nhiễm của dịch bệnh. Bổ sung thêm một nón che mặt bằng nhựa sẽ giúp bạn đi từ “tốt” đến “tuyệt vời””.
2. Lời khuyên để nhận được những tác dụng tốt nhất khi đeo nón che mặt bằng nhựa
Để có được những lợi ích tối ưu nhất khi sử dụng nón che mặt bằng nhựa, Henningsen và Edmond khuyên bạn nên ghi nhớ 3 điều sau:
Luôn đeo cùng với khẩu trang
Như đã giải thích ở trên, việc đeo khẩu trang là bắt buộc để có thể tối ưu lợi ích từ nón che mặt. Thêm một lớp che mặt sẽ thêm một sự bảo vệ cho sức khoẻ của bạn.
Đảm bảo rằng nón che mặt vừa vặn với kích thước khuôn mặt
Edmond nói: “Tấm chắn phải ngang với cằm hoặc thấp hơn ở phía trước. Sao cho tấm nhựa phải gần như chạm được tới phần tai ở cả hai bên. Ngoài ra, không được tạo ra một khoảng trống nào giữa trán và mặt trước của nón trừ khi nón che mặt có khoảng trống. Nếu không, một giọt b.ắn li ti vẫn có thể lọt qua khe hở và rơi xuống mặt bạn”.
Đảm bảo rằng nón che mặt vừa vặn với kích thước khuôn mặt (Ảnh: Internet)
Đừng quên làm sạch và khử trùng nón che mặt sau mỗi lần sử dụng
CDC khuyên bạn nên tham khảo hướng dẫn vệ sinh của nhà sản xuất, nếu có.
Nếu không, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa hoạt chất trung tính và nước ấm để có thể loại bỏ các vết bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường rồi rửa lại với nước sạch.
Sau đó, đừng quên khử trùng nó. Hãy sử dụng dụng dịch nước Clo. Rượu có thể làm hỏng nhựa và bong lớp keo dán nếu dùng lâu dài. Rồi xả lại một lần nữa bằng nước sạch. Nên sử dụng khăn giấy sạch để lau hoặc phơi khô để loại bỏ hơi ẩm.
3. Có phải nón che mặt bằng nhựa là lựa chọn thay thế tốt nhất cho một số nhóm người?
Thoạt nhìn thì có vẻ như nón che mặt có thể là lựa chọn tốt nhất cho một số nhóm người cụ thể, ví dụ như học sinh, người phải thường xuyên giao tiếp hay người bị khó thở,… Nhưng có thể bạn chưa biết nghiên cứu về Các tác hại tới mắt nếu dùng nón che mặt trong lớp học thường xuyên này.
Nhưng thật không may, Henningsen cho biết nghiên cứu chỉ ra rằng tấm che mặt chỉ hữu ích như một biện pháp bổ sung cho việc đeo khẩu trang mà thôi. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng chúng như một biện pháp thay thế hoàn toàn cho khẩu trang.
Cách đeo và thải bỏ khẩu trang để tránh lây nhiễm COVID-19
Hướng dẫn sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1053/QĐ-BYT nêu rõ:
1. Cách đeo khẩu trang
– Bước 1 : Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
– Bước 2 : Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
– Bước 3 : Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
– Bước 4 : Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
Lưu ý : Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
2. Thải bỏ khẩu trang
– Bước 1 : Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
– Bước 2 : Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
– Bước 3 : Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.
Ảnh minh họa.
3. Tái sử dụng khẩu trang 870 (khẩu trang vải kháng giọt b.ắn, kháng khuẩn)
– Giặt bằng tay.
– Giặt riêng.
– Phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.
– Số lần tái sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất được in trên bao bì hoặc nhãn mác của sản phẩm.