Việc dùng chung những loại đồ dùng sau đây không chỉ mất vệ sinh, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ như lây lan nấm, vi khuẩn,… và một số bệnh truyền nhiễm khác.
Những đồ dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo,… mọi người đều biết không nên dùng chung. Tuy nhiên, có rất nhiều đồ dùng cá nhân khác mà chúng ta thỉnh thoảng dùng chung với người khác nhưng thực sự không nên. Sau đây là danh sách các vật dụng không được có nhiều hơn một chủ sở hữu và cách giữ chúng sạch sẽ trong tình trạng tốt nhất.
Son bóng và son môi
Bài Viết Liên Quan
- Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sau bữa ăn, bạn thử làm điều này!
- Những mẹo giảm cân hiệu quả sau t.uổi 60
- Giao mùa, cẩn trọng bệnh viêm phổi ở người già
Chắc hẳn ai cũng đã trong tình huống người quen của mình quên không mang đồ trang điểm và hỏi mượn son môi. Hành động dùng chung này tưởng chừng như vô hại nhưng đây lại điều khiến nhiều bệnh như nổi mụn rộp, nhiều loại vi khuẩn và virus dễ dàng lây truyền qua son môi. Ngay cả khi người dùng không bị ảnh hưởng rõ ràng, mầm bệnh vẫn có thể tồn tại trong màng nhầy miệng và nước bọt.
Nếu đã có những biểu hiện nổi mụn, mẩn đỏ xung quanh miệng, hãy ngừng sử dụng son môi đó. Sau khi hết mẩn ngứa, mọi người nên mua một sản phẩm mới để ngăn ngừa bệnh tái phát. Để tránh sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn, hãy dùng khăn giấy sạch để loại bỏ lớp trên cùng của son môi thường xuyên.
Tai nghe
Mỗi người có một hệ vi khuẩn cân bằng duy nhất trong ráy tai của mình. Bất cứ khi nào quyết định chia sẻ tai nghe với người khác, chúng ta có nguy cơ đối diện với sự phá vỡ cân bằng này và gây ra n.hiễm t.rùng tai.
Mọi người có thể vệ sinh tai nghe bằng cách dùng que hoặc tăm bông nhúng vào dung dịch oxy già với lượng vừa đủ để không làm hỏng loa. Các miếng đệm mút có thể được khử trùng bằng cách ngâm vào cồn. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên, hãy đảm bảo vệ sinh tai nghe ít nhất 1 lần/tuần.
Kẹp tóc và máy uốn tóc
Mọi người chỉ nghĩ rằng không nên cho mượn lược nhưng thực chất điều này áp dụng với tất cả các phụ kiện tóc tiếp xúc với da đầu. Nấm và chấy rất dễ lây lan qua việc mượn băng đô, lược, khăn quấn đầu hoặc dụng cụ uốn tóc.
Các loại phụ kiện bằng vải nên được giặt vài tuần một lần, tùy thuộc vào tần suất sử dụng. Dụng cụ uốn tóc và kẹp tóc bằng kim loại có thể được rửa sạch bằng nước xà phòng.
Lăn khử mùi
Ngay cả các chất khử mùi có đặc tính kháng khuẩn thì việc tiếp xúc với các bề mặt chứa vi khuẩn vẫn khá nguy hiểm, bởi vi khuẩn gây ra mùi mồ hôi có thể bám trên sản phẩm và lây lan nếu sử dụng chung.
Tốt nhất mọi người nên sử dụng chất khử mùi ngay sau khi vừa tắm xong, thời điểm này da vẫn sạch sẽ. Nếu cần làm sạch vùng nách trong ngày, hãy lau chúng bằng khăn giấy ẩm trước rồi sử dụng lăn khử mùi
Khăn tắm
Chức năng chính của khăn là thấm hút lượng nước từ bề mặt cơ thể một cách tối đa. Đó là lý do tại sao ngay cả khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, độ ẩm bên trong phòng tắm tăng dần sẽ biến vải ẩm như khăn tắm, khăn mặt thành nơi sinh sản tuyệt vời cho nấm mốc, vi khuẩn.
Các chuyên gia vệ sinh khuyên mọi người nên thay khăn 3-4 ngày một lần. Khăn nên được phơi ở nơi khô ráo như ngoài ban công thay vì để trong phòng tắm.
Phụ kiện làm đẹp, làm móng
Nhíp, bấm móng tay, máy nhổ lông, dao cạo râu chỉ nên là đồ dùng cá nhân của từng người. Trong quá trình sử dụng, những vật dụng này có thể dính những giọt m.áu cực nhỏ không nhìn thấy được trên bề mặt. Dùng chung những đồ dùng này làm tăng nguy cơ bị nhiễm herpes và nấm, thậm chí là nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sau mỗi lần sử dụng, hãy vệ sinh bề mặt của phụ kiện bằng cồn.
Phụ kiện chăm sóc da
Máy rửa mặt, con lăn mát-xa và miếng bọt biển dường như khá dễ dàng để làm sạch. Tuy nhiên, theo thời gian, bề mặt của chúng sẽ tích tụ đầy những mảnh da nhỏ chứa vi khuẩn, từ đó gây ra mụn trứng cá, khiến da mặt bong tróc. Đừng quên vệ sinh cẩn thận các dụng cụ này bằng nước xà phòng sau mỗi lần sử dụng và thay mới sau mỗi 2-3 tháng.
Dép đi trong nhà
Khi đi giày dép, chắc chắn chân sẽ bắt đầu đổ mồ hôi, tạo điều kiện sinh sản hoàn hảo cho nấm. Mọi người nên cố gắng tránh thói quen đi dép khi chân còn ướt để ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm và vi khuẩn. Hãy thay dép 6 tháng một lần và thường xuyên vệ sinh chúng bằng cách giặt hoặc ngâm trong dung dịch khử trùng.
Tổng hợp các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm gây nhiều nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chính vì thế, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần phải thực hiện tốt các biện pháp như lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách, nấu chín thức ăn trước khi sử dụng,…
Ngộ độc thực phẩm gây nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh, nhiều hậu quả nghiêm trọng hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, điều may mắn là ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Chính vì thế, để hạn chế các nguy hiểm do ngộ độc thực phẩm gây nên thì quan trọng hàng đầu vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Những điều cần làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
1. Lựa chọn thực phẩm an toàn khi mua
Nguồn thực phẩm không sạch, không an toàn là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn là một trong các biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm vô cùng quan trọng.
Nguyên tắc lựa chọn, mua thực phẩm an toàn:
– Chỉ mua các sản phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì còn nguyên vẹn và không có các dấu hiệu của thực phẩm bị hỏng (vỏ hộp bị phồng, lõm, nứt, thủng,…). Khi mua cần phải chú ý đến hạn sử dụng và ngày sản xuất của sản phẩm.
– Nên chọn các loại thực phẩm đông lạnh được bao bọc kỹ càng, không có các dấu hiệu đóng tuyết bên ngoài.
– Đối với các loại thực phẩm tươi sống thì cần phải chọn mua các sản phẩm có độ tươi cao, tại các quầy bán đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu,…
– Khi mua trứng, tốt nhất nên chọn mua các loại trứng được bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng của trứng cũng như an toàn.
– Các loại thực phẩm chế biến sẵn nên được mua ở các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng về nguồn nguyên liệu cũng như quy trình chế biến.
Lựa chọn thực phẩm an toàn giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Một giai đoạn mà chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm đó chính là thực phẩm phải được bảo quản đúng cách. Các nguồn bệnh, nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên hiện hữu xung quanh chúng ta, nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách thì các yếu tố gây hại này có thể xâm nhập và gây nên ngộ độc thực phẩm.
– Để riêng các loại thực phẩm với nhau, tránh sự lây truyền chéo yếu tố gây hại từ các loại thực phẩm cho nhau. Đặc biệt các loại thực phẩm như thịt hoặc cá cần phải được bảo quản tách biệt với rau củ, các thực phẩm tươi sống cần phải được bảo quản riêng với đồ ăn chín, sử dụng ngay,…
– Đối với các loại thực phẩm dễ ôi thiu, nhiều dinh dưỡng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,… cần phải được bảo quản lạnh ngay khi vừa mới mua về, tránh để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường bên ngoài mà chưa chế biến ngay.
– Nếu trong quá trình bảo quản thực phẩm mà phát hiện thực phẩm có các dấu hiệu của hư hỏng như nấm mốc hoặc phồng vỏ hộp đựng (thực phẩm đóng hộp), chảy nước,… thì nên vứt bỏ hoặc đem trả hàng nếu còn hạn sử dụng chứ không nên sử dụng chúng bởi rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó phải thường xuyên kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn xem chúng có còn an toàn để sử dụng hay không.
– Bảo quản lạnh chỉ có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có các tác dụng t.iêu d.iệt được vi khuẩn (kể cả ở nhiệt độ -18 độ C). Chính vì thế các loại thực phẩm sau khi bảo quản lạnh vẫn cần phải được chế biến đúng cách trước khi sử dụng. Còn đối với các thức ăn đã được nấu chín trước khi bảo quản lạnh thì cần hâm nóng lại trước khi dùng.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhờ bảo quản thực phẩm đúng cách (Ảnh: Internet)
3. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm
Quá trình chế biến thực phẩm cũng là một quá trình rất dễ khiến cho các nguyên nhân gây ngộ độc có thể xâm nhập vào thực phẩm nếu không được diễn ra đúng cách. Vì vậy, nguyên tắc cần nhớ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm chính là phải luôn đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm.
– Trước khi chế biến thực phẩm, bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập vào thực phẩm trong khi chế biến. Người chế biến cũng nên sử dụng mũ trùm đầu khi chế biến thực phẩm nếu tóc quá dài.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!
– Đối với các dụng cụ sử dụng để chế biến thực phẩm như dao, kéo, thớt cũng cần phải được giữ vệ sinh tốt để đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra. Các dụng cụ chế biến thực phẩm nên được làm sạch sau mỗi lần thực hiện chế biến một loại thực phẩm, đặc biệt là đối với những thực phẩm mà bạn chỉ sơ chế và sau đó cần bảo quản lạnh chứ chưa nấu ăn ngay. Dao, thớt dùng để thái thức ăn chín nên dùng riêng với dao thớt thái thực phẩm sống.
– Nguồn nước sử dụng để chế biến thực phẩm phải là nguồn nước sạch, đặc biệt là nguồn nước sử dụng để rửa các thực phẩm sử dụng ăn sống ngay lập tức (hóa quả, rau củ,…). Nếu nguồn nước để chế biến thực phẩm không đảm bảo hãy đun sôi nước trước khi sử dụng, điều này có thể giúp t.iêu d.iệt các tác nhân vi sinh vật gây ngộ độc trong nước.
– Trong quá trình chế biến thực phẩm, phải đảm bảo làm sạch thực phẩm ở mức độ tối đa. Không chế biến chung các thức ăn chín sử dụng ngay với các loại thức ăn sống, không để vấy bẩn hoặc chó, mèo tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến.
– Khu vực chế biến thực phẩm, bồn rửa,… cần phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần chế biến thực phẩm. Các chất bẩn còn đọng lại sau khi chế biến thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật gây hại phát triển, chúng có thể bị lây nhiễm vào thực phẩm trong các lần chế biến sau đó.
Các loại thực phẩm cần được chế biến đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
4. Nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng
Các loại thực phẩm cần phải được nấu chín trước khi sử dụng. Nhiệt độ cao có khả năng t.iêu d.iệt được hầu hết các loại vi khuẩn và giúp phân giải một số chất độc có trong thực phẩm từ đó giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Tốt nhất nếu có thể thì bạn nên sử dụng các loại nhiệt kế thực phẩm để xác định xem liệu thực phẩm đã được nấu ở mức nhiệt độ thích hợp hay không.
Tuy nhiên, nếu bạn không có một chiếc nhiệt kế thực phẩm ở nhà thì bạn cũng có thể thông qua một số đặc điểm để phán đoán xem thực phẩm liệu đã được nấu chín hay chưa. Chẳng hạn như bạn cần nấu cá đến khi thịt bị mủn ra nếu bạn dùng đũa chọc vào, thịt không còn chảy ra nước màu hồng, tôm cần nấu cho đến khi vỏ chuyển sang màu hồng,…
Thức ăn sau khi nấu chín nên được ăn ngay, nếu chưa ăn ngay sau khi nấu thì phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi dùng.
Qua đây có thể khẳng định rằng, ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách biện pháp rất dễ dàng thực hiện. Chính vì thế, ta cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra.