Những ai mắc bệnh này thì tuyệt đối không nên ăn hành muối.
Hành muối là món ăn truyền thống rất được ưa chuộng dịp Tết. Theo các chuyên gia, sử dụng lượng vừa phải hành muối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm này cũng sẽ gây ngộ độc và tổn hại sức khoẻ.
Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn nhiều hành muối.
Bài Viết Liên Quan
- Bác sĩ tiết lộ sự thật về “chiêu” hút mỡ giảm béo không đau
- Thấy những dấu hiệu này đi khám ngay kẻo bị vô sinh mà không biết
- Để cả nhà không bị ngộ độc, cần chú ý những thứ mình cho vào tủ lạnh
(Ảnh minh họa)
Người mắc bệnh thận
Hành muối chứa hàm lượng muối lớn gây hại cho thận, tăng nguy cơ cao huyết áp, phù nề cơ thể. Vì vậy, những người thận yếu, suy thận không nên ăn nhiều. Nếu muốn sử dụng, mọi người nên bóc bỏ phần vỏ ngoài và chỉ ăn phần dưa trắng bên trong, ngoài ra có thể ngâm hành qua với nước sạch để làm giảm lượng muối.
Người béo phì
Đối với người béo phì, ăn hành muối kèm với thịt mỡ rất dễ hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể càng béo hơn. Để đảm bảo sức khỏe, mọi người mỗi bữa chỉ nên ăn 5-7 củ hành và phải ăn hành được ngâm chín kỹ.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng hành muối bởi đây là thực phẩm chứa nhiều nitric và nitrite có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, món ăn này thường chứa nhiều muối, không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.
Người bị hôi miệng
Sau khi ăn hành muối có mùi hăng nên khi ăn vào miệng sẽ làm cho miệng có mùi. Mùi hăng của hành đi thẳng vào cơ thể sẽ bị đào thải qua tuyến mồ hôi gây mùi khó chịu.
Người bị viêm loét dạ dày
Hành muối được lên men nên chứa nhiều axit, vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn để tránh bệnh càng trở nên nặng hơn.
Bệnh nhân ung thư
Nitrat trong dưa hành khi kết hợp với đạm trong thực phẩm tạo thành nitrosamine. Chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ung thư, hình thành các khối u. Do đó những người có nguy cơ ung thư hoặc đang bị bệnh nên tuyệt đối tránh ăn dưa hành để đảm bảo sức khỏe.
Kiệt sức vì làm… cho kịp tết
Làm việc đến nỗi không có thời gian ngủ nghỉ, ăn vội cho qua bữa… để kịp kỳ nghỉ tết Nguyên đán, nhiều người phải nhập viện.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từng cấp cứu bệnh nhân kiệt sức do làm việc
Nhập viện vì loét dạ dày, ngất xỉu, truyền dịch…
Vừa lo thu công nợ từ các khách hàng để kịp báo cáo tài chính cuối năm, vừa lo khai thuế và tổ chức các cuộc họp với khách hàng tiềm năng cho năm mới nên chị Đ.T.H.V. (42 t.uổi, ở Q.Phú Nhuận) phải làm việc quần quật từ 6 giờ sáng đến tận 22 giờ tối. Cuộc đua công việc này kéo dài gần một tháng thì chị V. ngất xỉu, được đồng nghiệp đưa vào bệnh viện cấp cứu do suy kiệt vì thiếu ngủ, ăn uống không đủ chất.
Nằm trên giường bệnh, chị cho biết: “Năm nay, do dịch COVID-19 nên công nợ dồn về cuối năm quá nhiều, có ngày tôi phải làm việc đến 3 giờ sáng hôm sau vì việc nào cũng cần giải quyết gấp. Mỗi ngày, tôi chỉ ngủ được 4 tiếng nên sụt cân nhanh chóng. Lo mình đột quỵ nhưng công việc cứ cuốn đi nên tôi tự động viên mình cố gắng vì gia đình cần nhiều khoản mua sắm tết và gửi về quê”.
Bác sĩ Dương Hoài Vũ, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, cho hay bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp công ty đưa nhân viên đến điều trị do đột ngột ngất xỉu khi tăng ca, hoặc khi thời gian làm việc kéo dài. Phần lớn người bệnh đến cấp cứu không phải nhập viện mà chỉ nghỉ ngơi, điều trị và được xuất viện trong ngày.
Bác sĩ CK II Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cảnh báo: cuối năm, có rất nhiều người bị kiệt sức, loét dạ dày do làm việc quên giờ giấc để “trả nợ năm cũ”. Bệnh viện vừa tiếp nhận anh C.T.X. (42 t.uổi, ở Q.8) phải nhập viện điều trị vì đau bụng dữ dội tưởng bị thủng dạ dày phải phẫu thuật. Nhưng cuối cùng là cơn đau loét dạ dày tái phát h.ành h.ạ. Chỉ vì gần một tháng nay, anh căng thẳng làm báo cáo tài chính cuối năm cho công ty; đồng thời ăn uống không điều độ, cộng thêm ăn tiệc tất niên liên tục với đối tác.
Bệnh viện Trưng Vương – nơi cấp cứu nhiều ca bệnh nặng
Tại Bệnh viện Trưng Vương, bác sĩ CK I Huỳnh Bảo Quốc, Phó khoa Cấp cứu, nhắn nhủ: “Cuối năm là thời điểm nhiều người lao động dễ rơi vào tình trạng kiệt sức do tăng ca. Đáng lo hơn, khi thấy cơ thể mệt mỏi, không còn sức ăn uống, nhiều người lại đi truyền dịch ở các cơ sở không được phép”. Bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.K.A. (25 t.uổi, ở Q.10) làm việc xuyên đêm và bị muỗi chích dẫn đến sốt xuất huyết. Thế nhưng, tới ngày thứ 5 – 7 của bệnh, chị nghĩ gần hết bệnh nên tranh thủ truyền dịch để kịp lấy lại sức khỏe đi làm. Sau khi truyền dịch xong, chị rơi vào suy hô hấp.
Khi xe cấp cứu vừa tới cổng bệnh viện, các bác sĩ báo động đỏ cùng hội chẩn và ghi nhận bệnh nhân đã bị tràn dịch ở phổi, suy hô hấp đối diện nguy cơ t.ử v.ong. Lúc này, bác sĩ Huỳnh Bảo Quốc nhận định nguyên nhân do truyền dịch quá nhiều khiến tim bơm quá sức và tràn vào gây phù phổi.
Kết quả chụp phim ghi nhận bệnh nhân bị ứ m.áu ở phổi, phổi không trao đổi khí được dẫn đến khó thở. Bệnh nhân được cấp cứu lấy dịch đã truyền ra khỏi cơ thể từ từ. Sau đó, các bác sĩ dùng thuốc lợi tiểu giúp thải bớt dịch truyền ra ngoài. May mắn, chị A. đã hồi phục. Nếu không, các bác sĩ buộc phải đưa dụng cụ vào cơ thể lấy dịch đã truyền bằng máy lọc như bệnh nhân chạy thận.
Cách nào để làm được nhiều việc mà vẫn khỏe?
Theo bác sĩ Huỳnh Bảo Quốc, cuối năm, làm việc quá sức dễ rơi vào kiệt sức, do đó người lao động cần xem trọng việc ăn uống, nghỉ ngơi. Nếu không ăn đủ chất thì phải ăn đúng giờ, dành thời gian nghỉ trưa khoảng 15 phút. Có như vậy, cơ thể mới đủ sức bền duy trì từ ngày này qua ngày khác để tiếp tục công việc. Đặc biệt, người dân không nên truyền dịch. Bởi dịch truyền không cung cấp đủ năng lượng như ăn uống.
Thực tế, việc truyền dịch cũng góp phần đem lại tâm lý ổn định cho bệnh nhân tới 50%. Những bệnh nhân khi bị sốt, tiêu chảy, ăn uống kém thì vẫn có chỉ định truyền dịch. Tuy nhiên, những loại dịch truyền này chỉ ở dạng đơn giản, với khoảng 2-3 chế phẩm như: dung dịch nước muối sinh lý Natri 0,9%, Lactat Ringer hoặc đường Glucose 5%. Và người bệnh chỉ nên truyền dịch ở các phòng khám đã được cấp phép. Bởi, truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai cũng làm được và đôi khi có những tai biến nguy hiểm. Ví dụ, truyền nhiều hay nhanh cũng có thể gây ứ nước ngoại bào, phù phổi cấp, t.ử v.ong.
Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương lưu ý: bệnh viêm loét dạ dày là bệnh có thể tái phát và cơ chế gây bệnh liên quan đến chế độ ăn uống rất rõ. Do đó, mọi người phải ăn uống đúng giờ, hạn chế rượu bia, hạn chế các thức ăn chua cay, có quá nhiều gia vị để tránh những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày tái phát h.ành h.ạ. Khi bị cơn đau do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể dùng một vài loại thuốc trung hòa a-xít dạng gói bột, gói sữa hoặc viên nhai để giảm nhanh triệu chứng tạm thời trước khi tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Kiệt sức sẽ để lại hậu quả lâu dài
Bác sĩ Phạm Quang Huy, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, cho hay: nhiều người làm việc trong tình trạng áp lực kéo dài, không có thời gian nghỉ sẽ khiến tim yếu đi nhanh hơn. Nếu ở dạng nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc bổ sẽ hồi phục.
Khi cơ thể quá suy nhược, không ăn uống được thì người bệnh nên đến bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; tuyệt đối không tự ý truyền dịch. Nhiều người, nhất là công nhân khi thấy mệt vì tăng ca là đi truyền dịch ở các cơ sở không an toàn, có khả năng dẫn đến tình trạng phù phổi hoặc dị ứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cơ thể con người cần thời gian nghỉ ngơi để nạp năng lượng, tái tạo sức lao động. Nếu làm việc áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cả cơ thể lẫn tinh thần đều đuối sức, stress và hậu quả lâu dài là loét dạ dày, mất ngủ.