Nước là nguồn gốc của sự sống nhưng không phải ai cũng uống nước đúng cách để duy trì sức khỏe tốt. Cần loại bỏ những thói quen uống nước sai lầm dưới đây nếu không muốn sức khỏe của bản thân bị tổn hại.
1. Thức dậy mà không uống nước
Nếu cơ thể không được cung cấp nước sau một đêm ngủ dài có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt… Theo Alex Maliekal – bác sĩ tại bệnh viện St. Vincent Kuravilangad (Ấn Độ), việc uống ước ngay sau khi thức dậy sẽ giúp làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hiệu quả hoạt động trao đổi chất, nhờ vậy thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ của cơ thể. Ngoài ra, uống nước thời điểm này dẽ giúp chống táo bón, ngăn ngừa bệnh liên quan đến đường tiết niệu, giảm cân, chống hôi miệng, cải thiện trí não…
Bài Viết Liên Quan
- Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon 8 tiếng mỗi đêm mà không cần thuốc
- Video gắp đống giun trong mắt người phụ nữ Cao Bằng lên báo Tây
- “Viêm cánh”, nỗi ám ảnh ngày hè
Nếu cơ thể không được cung cấp nước sau một đêm ngủ dài có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt…
Không uống đủ nước sẽ là làm chậm quá trình trao đổi chất và gây khát thường thuyên, bạn nên uống 1 – 2 cốc nước ấm khi vừa thức dậy là tốt nhất.
2. Vừa ăn cơm xong đã uống nhiều nước
Uống nước ngay sau khi kết thúc bữa cơm là một thói quen sai lầm. Việc này sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Đáng chú ý, khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể sẽ bị tiêu chậm tiêu hóa khiến lượng đường trong m.áu tăng, dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường. Theo chuyên gia khuyến cáo, sau bữa ăn, mọi người nên chờ 15 – 30 hút thì mới nên uống nước.
Uống nước ngay sau khi kết thúc bữa cơm là một thói quen sai lầm.
3 Uống nước ngọt thay nước lọc
Nước ngọt được giới trẻ vô cùng yêu thích nhờ hương bị ngon, dễ mua. Nhưng tác hại của nước ngọt đã được các nhà khoa học cảnh báo từ rất nhiều. Sử dụng chúng thay nước lọc sẽ gây ảnh hưởng đến thận vì nước ngọt chứa nhiều đường fructose, đẩy nhanh quá trình tổng hợp acid uric trong cơ thể, dễ gây tăng acid uric m.áu, tăng gánh nặng chuyển hóa của thận.
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều nước ngọt có thể làm tăng nồng độ axit uric trong m.áu, gây bệnh gút, dễ mắc bệnh tiểu đường, béo phì…
Sử dụng quá nhiều nước ngọt có thể làm tăng nồng độ axit uric trong m.áu, gây bệnh gút, dễ mắc bệnh tiểu đường, béo phì…
4. Uống nước trái cây vào buổi sáng
Nhiều phụ nữ lựa chọn thức uống là nước ép trái cây vào buổi sáng thì nghĩ sẽ dung nạp được vitamin hiệu quả tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bác sĩ Hong Zhongxin (trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kin) cho biết nước trái cây có nhiều đường, uống vào lúc đói sẽ khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và gạt bỏ bữa sáng – bữa quan trọng nhất trong ngày.
Bên cạnh đó, nước trái cây là đồ uống lạnh, sẽ gây kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
Nước trái cây có nhiều đường, uống vào lúc đói sẽ khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và gạt bỏ bữa sáng – bữa quan trọng nhất trong ngày.
5. Uống trà quá đặc
Trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên sẽ khiến thận bị quá tải bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua.
Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa tannin gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Vì vậy nếu sử dụng quá nhiều trà đặc sẽ khiến cơ thể chịu tổn hại nguy hiểm.
Trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên sẽ khiến thận bị quá tải bởi thận là cơ quan bài tiết chính florua.
6. Uống nước nóng trên 65 độ C
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã liệt kê đồ uống nóng trên 65 độ C là thực phẩm gây ung thư nhóm 2A. Theo IARC, nếu tiêu thụ đồ uống quá nóng như trà, cà phê… có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương các cơ quan này.
Tờ CNN cũng từng đưa ra nghiên cứu thực hiện trên hơn 50.000 người, cho thấy uống hơn 700ml trà nóng 60 độ C mỗi ngày làm tăng 90% nguy cơ ung thư thực quản. Nếu liên tục lặp lại việc sử dụng đồ uống quá nóng thì khả năng ung thư tìm đến là rất cao.
Nếu tiêu thụ đồ uống quá nóng như trà, cà phê… có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư khoang miệng, vòm họng vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương các cơ quan này.
Bác sĩ Nhật chia sẻ 4 hành động nhỏ vào buối sáng giúp bạn ít ốm
Mỗi sáng chỉ mất ít phút để uống nước, kéo rèm, cầm chặt khăn mặt… bạn tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật.
Khi chống chọi với bệnh tật, công nghệ y học tiên tiến đến đâu cũng khó đọ được việc duy trì khả năng miễn dịch. Bác sĩ người Nhật Bản, Yoshio Otani, chia sẻ chế độ chăm sóc sức khỏe trong 30 năm của ông. Trong số đó có “nghi thức chào buổi sáng” đơn giản giúp tăng cường miễn dịch:
Uống nước khi thức dậy
Khi thức dậy lúc 7h sáng, bạn nên uống một cốc nước trước. Thành phần của cơ thể chiếm 60% là nước, chỉ cần lượng nước mất đi một chút, bạn sẽ cảm thấy khát.
Ngoài ra, có nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể khi ngủ cần sử dụng nước. Bạn không thể bổ sung nước khi chìm trong giấc ngủ. Do đó, con người luôn ở trạng thái khô, không đủ nước vào buổi sáng.
Uống một cốc nước khi thức dậy có thể lưu thông nhịp nhàng lượng m.áu, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi m.áu cơ tim.
Vào mùa đông, uống nước đều đặn phòng ngừa được khô họng, làm cho họng hoạt động mạnh hơn để tống dị vật ra ngoài, chống cảm lạnh.
Cầm một chiếc khăn mặt để giảm huyết áp
Ảnh minh họa: PE
Bạn giữ chặt khăn bằng một tay trong 2 phút, sau đó nghỉ 1 phút, lặp lại hai lần với mỗi tay. Người ta tin rằng hành động như vậy sẽ làm mềm các mạch m.áu do đó làm giảm huyết áp. Tất nhiên, bạn không cần phải sử dụng khăn tắm. Gối và chăn cũng có thể chấp nhận được, miễn là bạn giữ chúng chắc chắn bằng một tay.
Huyết áp là một giá trị dao động. Huyết áp của những người khỏe mạnh thấp vào ban đêm và tăng dần sau khi bắt đầu các hoạt động vào ban ngày.
Nhưng ngay cả khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn nên kiểm soát huyết áp của mình. Đừng để huyết áp của bạn tăng vọt quá mức. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tật.
Mở rèm cửa
Ảnh minh họa: Classclean
Sau khi thức dậy, bạn hãy mở rèm ngay lập tức. Ánh sáng mặt trời có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học.
Tận hưởng ánh nắng vào buổi sáng, não sẽ tổng hợp serotonin. Khi đêm tối, serotonin sẽ được dùng làm nguyên liệu để tiết ra melatonin, giúp ngủ ngon.
Chỉ cần bạn hòa mình trong ánh nắng, lượng melatonin sẽ tăng lên sau 15h. Nói cách khác, bạn có ngủ ngon vào ban đêm hay không là phụ thuộc vào buổi sáng hôm đó.
Tập thể dục lưỡi trong 5 phút
Ảnh minh họa: News-medical
Sau khi rửa mặt, bạn hãy dành một chút thời gian để soi gương và áp dụng bài tập cho lưỡi.
Cách làm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn há to miệng và lặp lại động tác thè lưỡi 2-3 lần rồi thu lại. Sau đó lắc đầu lưỡi từ bên này sang bên kia 2-3 lần. Kéo dài lưỡi giúp khởi động các cơ của lưỡi và các cơ nằm sâu trong gốc lưỡi.
Môn thể dục này dùng để luyện sức nuốt của cổ họng. Nếu sức nuốt suy giảm, nước bọt có chứa vi khuẩn đường miệng khi đi ngủ vào ban đêm có thể xâm nhập vào khí quản và gây ra tình trạng ngạt thở, viêm phổi.