Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, thiết bị điện tử là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị.
Bài Viết Liên Quan
- Hà Nội dự kiến lấy 65.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trong hôm nay
- Phỏng do bất cẩn khi giác hơi
- Bữa ăn ngon mắt như nhà hàng Michelin trong bệnh viện ở Nhật
Việc tìm hiểu những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh và cải thiện thị lực dễ dàng hơn, bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị cận thị bạn cần biết để khắc phục kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tật cận thị. Trong đó di truyền cũng là một yếu tố. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng ở độ t.uổi dưới 25. Dưới đây là một số đối tượng cụ thể.
Nhận biết đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị – Ảnh: Internet
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị
Bên cạnh học, sinh viên, nhân viên văn phòng thì những người có bố mẹ mắc các tật khúc xạ cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết cận thị chi tiết cho từng đối tượng cụ thể.
1.1. Đối tượng có bố hoặc mẹ bị tật khúc xạ
Thông thường tật cận thị xảy ra do hai nguyên nhân chính. Đó là nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể. Hoặc do giác mạc, thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Một số trường hợp cận thị là kết quả của sự kết hợp giữa hai nguyên nhân này.
Bên cạnh nguyên nhân cấu tạo mắt bị biến dạng dẫn đến cận thị, các chuyên gia cho biết một số đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị hơn bình thường.
Đó là t.rẻ e.m được sinh ra trong gia đình có t.iền sử bị cận thị hoặc tật khúc xạ. Đối tượng bệnh nhân này thường được gọi là cận thị do di truyền.
Các chuyên gia cho biết, những gia đình có bố mẹ bị cận từ 6 độ trở lên thì khả năng di truyền cho con cái là 100%. Ngược lại, nếu bố mẹ bị cận dưới 3 độ thì khả năng trẻ nhỏ bị di truyền cận thị là rất thấp.
Do đó, để xác định con, em mình có bị cận thị do di truyền hay không, tốt hơn hết bộ mẹ bị cận nên đưa bé đi khám mắt sớm nhất có thể.
Bố mẹ bị cận thị có thể di truyền sang con – Ảnh: Internet
1.2. T.rẻ e.m từ 6 đến 18 t.uổi
T.rẻ e.m đang trong độ t.uổi học đường là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị. Đây là đối tượng mắc cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất. Và hầu hết tập trung ở các thành phố lớn bởi tỷ lệ trẻ bị cận thị chiếm 30 – 35%.
Cận thị học đường gây ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ. Tật khúc xạ này khiến trẻ chỉ nhìn rõ các mục tiêu ở cự ly gần. Không nhìn rõ mục tiêu ở cực ly xa khiến học lực giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở t.rẻ e.m như: Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít khiến đôi mắt căng thẳng, phải điều tiết hết công suất khi làm việc. Đặc biệt là với những đối tượng từ 7 – 14 t.uổi.
Trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể quá nhẹ, hoặc sinh thiếu tháng cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị khi bắt đầu đi học.
Trẻ dễ mắc cận thị học đường, vậy Cận thị học đường là gì? Tìm hiểu chung về tật cận thị học đường.
1.3. Người có các thói quen xấu trong sinh hoạt
Các nghiên cứu cho thấy người có thói quen xấu trong sinh hoạt như: Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. Học tập và làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng… có nguy cơ cao mắc cận thị. Nghiên cứu này đã được chứng minh bằng kết quả thực tế.
T.rẻ e.m bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết thường có thị lực kém. Đồng thời dễ chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài dẫn đến cận thị. Người sinh hoạt trong điều kiện không đủ ánh sáng cũng khiến thị lực đôi mắt bị suy giảm nhanh chóng.
Ngoài các chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng tác động mạnh đến thị lực. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như xem ti vi quá gần, nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày.
Thường xuyên đọc sách, báo với cự ly gần. Ngồi học sai tư thế hoặc chơi điện thoại quá nhiều đều có nguy cơ cao mắc cận thị. Để hạn chế cận thị mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt lành mạnh hơn.
Người có thói quen xấu trong sinh hoạt dễ bị cận thị – Ảnh: Internet
1.4. Nhân viên văn phòng và những người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử
Theo thống kê của các chuyên gia, nhân viên văn phòng là đối tượng chiếm đến 25% số người mắc tật khúc xạ. Điều này cho thấy nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị.
Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại di động ít nhất 8 tiếng mỗi ngày khiến thị lực bị suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân là do đôi mắt phải hoạt động với cường độ mạnh, gây áp lực và dẫn đến cận thị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 64-90% người dùng thiết bị công nghệ mắc phải tật khúc xạ này. Triệu chứng thường thấy là nhức, mỏi, khô mắt, nhìn mờ các vật thể ở xa hoặc điều kiện ánh sáng kém.
Tình trạng cận thị ở dân văn phòng sẽ ổn định sau 30 t.uổi và không tiếp tục tăng độ. Tuy nhiên với các trường hợp bị cận thị nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị bạn cần biết. Khám mắt định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm soát thị lực của mình. Đặc biệt là với t.rẻ e.m đang trong độ t.uổi đi học.
Những điều cần biết về kính áp tròng ban đêm để điều trị cận thị hiệu quả
Sử dụng kính áp tròng ban đêm là một trong những phương pháp điều trị cận thị được ứng dụng rộng rãi. Kính có khả năng điều chỉnh độ cong của bề mặt giác mạc. Từ đó giảm mức độ cận, tăng cường thị lực vào ban ngày cho người cận thị.
Có rất nhiều biện pháp giúp điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt. Trong đó có phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với biện pháp này.
Dưới đây là một số thông tin về kính áp tròng ban đêm cần thiết. Để biết mình có phù hợp sử dụng hay không tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
1. Thông tin chung về kính áp tròng ban đêm
Kính áp tròng ban đêm còn được gọi là kính ortho-k. Kính kích thước dưới 12mm, nằm trên bề mặt giác mạc, là phần lòng đen của mắt. Trước khi đi ngủ, kính sẽ được lắp đặt vào bên trong mắt. Nó được lấy ra khi thức dậy vào buổi sáng. Nó được dùng để thay thế các phương pháp sử dụng kính khác vào ban ngày.
Kính áp tròng ban đêm giúp điều trị cận thị – Ảnh: Internet
Về mặt cơ chế, kính áp tròng ban đêm được thiết kế riêng cho từng mắt. Nó có khả năng điều chỉnh thị lực ban ngày cho người bị cận thị dựa trên tính đàn hồi tự nhiên của giác mạc.
Người bị cận thị khi đeo kính áp tròng ban đêm, cùng với lực tác động của mi mắt khi ngủ sẽ làm thay đổi độ cong của giác mạc trong một khoảng thời gian vào ban ngày.
2. Ưu, nhược điểm khi sử dụng kính áp tròng ban đêm điều trị cận thị
Giống như các phương pháp điều trị tật khúc xạ khác, sử dụng kính áp tròng ban đêm cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.
2.1. Ưu điểm khi sử dụng kính áp tròng ban đêm
Theo các chuyên gia thì phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách sử dụng kính áp tròng ban đêm đã được FDA công nhận. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những ưu điểm vượt trội dưới đây.
– Có khả năng khống chế mực độ tiến triển của tật cận thị.
– Giúp người bị cận thị không còn lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt hàng ngày. Người bị cận thị không bị hạn chế khi chơi thể thao. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Khống chế mức độ tiến triển của cận thị và các tật khúc xạ khác.
– Có thể áp dụng cho mọi lứa t.uổi, đặc biệt là t.rẻ e.m có mức độ tiến triển cận thị tăng nhanh.
– Nhiều người đã bỏ được kính sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm. Đồng thời, người dùng có thể ngưng đeo kính bất cứ khi nào muốn mà không cần lo lắng tác dụng phụ.
Điều trị cận thị bằng kính áp tròng ban đêm – Ảnh: Internet
2.2. Nhược điểm khi đeo kính áp tròng ban đêm
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, kính áp tròng ban đêm cũng có những nhược điểm nhất định.
– Trước hết, loại kính này chỉ có thể điều trị được các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, không điều trị được tật viễn thị.
– Không sử dụng được cho người có cơ địa dị ứng hoặc có bệnh lý trên bề mặt giác mạc như khô mắt.
– Không phù hợp với những người thường xuyên phải thức khuya, khó ngủ,… Bởi thị lực sẽ không được cải thiện nhiều nếu bạn ngủ ít.
3. Một số lưu ý khi sử dụng kính áp tròng ban đêm
Khi điều trị tật cận thị bằng kính áp tròng ban đêm cần lưu ý những điều sau.
– Thực hiện quy trình khám toàn diện các thông số như độ khúc xạ, bề dày giác mạc,…
– Tuân thủ chế độ vệ sinh, bảo quản, giữ gìn kính khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm…
– Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô trước khi sử dụng kính. Với kính cần sử dụng dung dịch chuyên dụng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
– Trong trường hợp mắt bị sưng, cộm hoặc mờ do tháo, lắp kính không đúng cách, bạn cần ngừng sử dụng và đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
– Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để hôm sau có thị lực tốt nhất.
– Thay kính đúng hạn, không đeo quá thời gian quy định.
– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Sau 1 tuần, 1 tháng ,3 tháng ,6 tháng kể từ lần đeo kính đầu tiên.
– Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời, giúp bạn tránh khỏi các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
– Lựa chọn thăm khám, điều trị tại bệnh viện uy tín, có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và xử lý kịp thời.