Ngộ độc thực phẩm, hiểm họa trong những ngày nắng nóng

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.

ngo doc thuc pham hiem hoa trong nhung ngay nang nong 10b 7171964

Nắng nóng, nền nhiệt cao khiến vi khuẩn phát triển khiến thực phẩm dễ hư hỏng hơn so với bình thường. Ảnh minh họa: INT.

Theo các chuyên gia, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Số ca ngộ độc thực phẩm tăng

Theo ghi nhận, tại nhiều khu chợ truyền thống, cổng trường học, vỉa hè, không khó để mua các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, bày bán bắt mắt đủ loại như: Bánh tráng trộn, bánh mì, cơm cuộn sushi, bún thịt nướng, chân gà… Khách hàng của những hàng quán này rất đa dạng, chủ yếu là người đi làm, học sinh, sinh viên…

Thái Anh – sinh viên năm 2 Trường Đại học Thương mại (Hà Nội) cho biết, em và các bạn thường tụ tập ăn vặt tại các quán hàng rong sau mỗi giờ tan học. Mặc dù biết rõ điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhưng vì giá cả hợp túi t.iền nên đây vẫn là lựa chọn yêu thích của Thái Anh và bạn bè.

“Bọn em thường ăn xiên bán ngay gần cổng trường và cũng thấy có nhiều ruồi, dầu ăn bị đen vì chiên lại nhiều lần. Mấy chai tương ớt, tương cà cũng không được sạch sẽ lắm, nhưng ăn mãi cũng quen”, Thái Anh chia sẻ. Tuy nhiên, mới đây, Thái Anh đã “dở khóc dở cười” khi bị tiêu chảy cấp sau một buổi ăn vặt cùng các bạn.

Chỉ trong vòng 8 tháng, từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024, cả nước đã xảy ra ba vụ ngộ độc lớn và hàng loạt vụ ngộ độc nhỏ khiến hơn 1.000 người nhập viện. Tính riêng năm 2023, có 28 người t.ử v.ong do ngộ độc thực phẩm. Con số này có xu hướng tăng so với năm 2022.

Các vụ ngộ độc lớn với số lượng bệnh nhân nhiều xảy ra liên tiếp thời gian gần đây, bao gồm: Ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng 2 tại tỉnh Quảng Nam (313 người); ngộ độc sau khi ăn cơm gà Trâm Anh ở tỉnh Khánh Hòa (368 người); mới đây nhất là hơn 500 người đã bị ngộ độc ở tiệm bánh mì Cô Băng (Đồng Nai).

Đa số các kết quả kiểm nghiệm thực phẩm hoặc bệnh phẩm (bánh mì, thịt heo xá xíu, cơm gà, gà nướng…) của các vụ ngộ độc trên đều có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella spp. Ngoài ra còn một số các loại vi khuẩn khác như E.coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus…

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ tháng 4 – 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm. Do đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến, dịch vụ nấu ăn trên cả nước.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, một trong những nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra vào mùa Hè là do thời tiết nắng nóng, khiến thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn – những nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.

Trong mùa Hè, điều kiện thời tiết cũng thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động, thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ cũng như quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu, thực phẩm chưa đúng cách.

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị, ngành y tế và cơ quan chức năng các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.

Trong đó, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình. Chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp). Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng.

ngo doc thuc pham hiem hoa trong nhung ngay nang nong 270 7171964

Thời tiết nắng nóng đòi hỏi việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường cần cẩn trọng hơn. Ảnh minh họa: INT.

Sử dụng thực phẩm bảo đảm nguồn gốc xuất xứ

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo, người dân cần chọn lựa sử dụng thực phẩm tươi, sạch, an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kĩ bằng nước sạch.

Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt trên 70 độ C. Ăn ngay sau khi nấu vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn trên 5 giờ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 giờ và phải được đun kỹ lại. Tránh gây ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.

Nếu bị n.hiễm t.rùng ở bàn tay, băng kĩ và kín vết thương n.hiễm t.rùng trước khi chế biến thức ăn. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Chỉ sử dụng các sản phẩm, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Phản ánh đến các đơn vị chức năng nếu phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong mùa nắng nóng kéo dài, thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản thích hợp. Tình trạng này đã xảy ra nhiều nơi và gây ra những vụ dịch lớn nghiêm trọng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm, có khoảng 600 triệu ca bệnh được ghi nhận (gần 1/10 người dân số thế giới) và 420.000 người t.ử v.ong vì ngộ độc thực phẩm – Bác sĩ Nguyễn Hữu Trí (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh).

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển làm thức ăn ôi thiu, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

cach xu ly khi tre bi ngo doc thuc an 011 7165259

T.rẻ e.m dễ bị ngộ độc thực phẩm khi thời tiết nắng nóng. Ảnh: Shutterstock

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, khoa Hồi sức tích cực Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao vào mùa nắng nóng, đặc biệt là ở t.rẻ e.m lứa t.uổi học đường. Do đó, phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn để kịp thời xử trí, chăm sóc đúng cách, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Lý giải nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở t.rẻ e.m, bác sĩ Trung cho hay khi trẻ ăn phải thực phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, trứng, hải sản, sữa, các chế phẩm từ sữa) bị nhiễm các sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, trái cây, rau xanh, nước nhiễm bẩn, hóa chất cũng có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

Khi trẻ bị ngộ độc thường đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy kèm theo ho, thở nhanh, khó thở và da tím tái. Thậm chí trẻ có thể xuất hiện co giật, chi run, run cơ mặt, thậm chí liệt người khi không được hỗ trợ điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim, hôn mê.

Nếu trẻ có biểu hiện ngộ độc, phụ huynh cần dừng cho trẻ ăn, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm. Phụ huynh để trẻ nằm nghỉ, nghiêng đầu sang một bên tránh thức ăn rơi vào đường hô hấp khi nôn.

Đồng thời, phụ huynh theo dõi tình trạng mất nước của trẻ do nôn, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ. Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

Nếu trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ như paracetamol 10-15 mg/ kg/ lần mỗi 4-6h. Phụ huynh gọi cấp cứu, hoặc nhanh chóng vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng trẻ chuyển biến xấu.

Sau ngộ độc thực phẩm, trẻ cần được ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh dễ tiêu hóa. Phụ huynh không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, phụ huynh có thể cho trẻ ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác. Đồng thời, gia đình cho trẻ bù đủ nước, có thể uống nước ép hoa quả để dễ uống hơn, không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, phụ huynh nên

Rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Làm sạch chén bát, dụng cụ chế biến thức ăn với xà phòng và nước nóng.

Tránh để các thực phẩm đã nấu chín với các thực phẩm tươi sống gần nhau, đặc biệt là thịt, hải sản, thịt gia cầm.

Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Bảo quản thực phẩm đúng cách.

Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.

Không sử dụng các loại thức ăn đã có dấu hiệu hư hỏng.

Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của các sản phẩm đóng gói trước khi sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *