Thực tế, nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn là do nhiều người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Điển hình là một số thói quen như hút t.huốc l.á, nghiện rượu, ăn uống không lành mạnh, thức khuya…
Bệnh ung thư trong giai đoạn đầu thường không gây đau hay ngứa ngáy gì, thậm chí còn hiếm khi xuất hiện triệu chứng nào rõ rệt. Và cho đến nay, vẫn chưa có cách điều trị ung thư hiệu quả nên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
Để phát hiện bệnh ung thư sớm hơn, nam giới nên chủ động đi kiểm tra 4 cơ quan sau đây trong cơ thể thường xuyên.
1. Phổi
Từ thói quen hút t.huốc l.á thường xuyên, nam giới đã tự nhân rộng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho chính mình. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh kịp thời?
Cách tốt nhất là chụp CT phổi để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Trước đây, phương pháp chủ yếu được lựa chọn để khám sức khỏe là chụp X quang phổi, nhưng chụp X-quang phổi không thể phát hiện sớm ung thư phổi kịp thời bằng phương pháp chụp CT.
Bài Viết Liên Quan
- Không chỉ gây ung thư, t.huốc l.á còn đe doạ hạnh phúc gia đình
- Dấu hiệu trẻ tự kỷ qua các giai đoạn cụ thể nhất
- Tầm sét chữa tê thấp
2. Gan
Tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới cũng khá cao, nhất là ở những người có t.iền sử mắc bệnh viêm gan B, nghiện rượu lâu năm. Do đó, nam giới nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe gan bằng xét nghiệm AFP (Alpha-fetoprotein) để biết rõ hơn về sự khởi phát của ung thư gan.
3. Dạ dày
Đừng chủ quan coi thường vì dạ dày cũng là nơi có nguy cơ mắc ung thư rất cao ở nam giới. Cách tốt nhất để kiểm tra là chủ động đi nội soi dạ dày thường xuyên.
4. Đại tràng
Tương tự như dạ dày, đại tràng cũng cần đi nội soi, kiểm tra thường xuyên nếu muốn phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư từ sớm. Những người ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán trong thời gian dài hoặc t.iền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng nên chủ động đi kiểm tra thường xuyên.
Giảm 15kg không tìm được nguyên nhân, có thể mắc bệnh này
Đến bệnh viện khám vì giảm 15kg trong một năm, bệnh nhân giật mình phát hiện mắc bệnh hiếm gặp. Sau thời gian dài điều trị, tình trạng bệnh đã ổn định và bệnh nhân tăng cân trở lại.
Người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh – Ảnh minh họa
Tưởng mắc ung thư vì giảm cân không phanh
Bệnh nhân B.D.T., nam, 47 t.uổi (ở Tây Hồ, Hà Nội), tới Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám vì thấy mình gầy, sụt cân nhiều, giảm 15kg trong một năm. Bệnh nhân kể: “Khoảng một năm nay, tôi thấy người mệt mỏi nhiều, khả năng làm việc trí óc và vận động thể lực đều giảm, người gầy. Tôi thường xuyên mất ngủ, chỉ ngủ được 2-3h/đêm, hay thấy tim đ.ập nhanh và run chân tay. Tuy nhiên, ăn uống vẫn ngon miệng, đại tiểu tiện vẫn bình thường”.
Bệnh nhân đã đi khám nhiều lần tại các bệnh viện khác vì nghĩ mình có thể bị ung thư nhưng chưa tìm ra bệnh. Sau đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám.
ThS.BS Nguyễn Quỳnh Xuân – Chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Medlatec trực tiếp điều trị cho anh T., cho biết: “Bệnh nhân, vào viện với thể trạng rất gầy và muốn kiểm tra mình mắc ung thư gì. Qua thăm khám ban đầu và dựa vào kết quả khám những lần trước của bệnh nhân, tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý tuyến giáp hơn ung thư. Do đó, tôi đã thuyết phục bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và thăm dò chức năng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh”.
Sau khi thực hiện những xét nghiệm trên, kết quả cho thấy, bệnh nhân T. mắc Basedow, một trong những bệnh lý cường giáp ít gặp ở nam giới. Anh T. được tư vấn điều trị ngoại trú. Sau 6 tháng điều trị, anh đã tăng 13kg, không còn thấy tim đ.ập nhanh, tay hết run và kết quả hồi phục tốt.
Ảnh minh họa
“Tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
Không chỉ với trường hợp bệnh nhân T., mà với những ca bệnh nghi ngờ khác, để chẩn đoán xác định bệnh, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ Xuân khuyên người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm và các kỹ thuật sau:
Xét nghiệm hormone tuyến giáp T3/FT3, T4/FT4: Trong Basedow, chỉ số các hormone này tăng cao.
Xét nghiệm TSH: Là hormone được tiết bởi tuyến yên, có tác dụng kích thích tuyến giáp. Trong bệnh Basedow, TSH giảm rất thấp do T3, T4 tăng cao trong m.áu làm ức chế sự bài tiết TSH của tuyến yên.
Siêu âm tuyến giáp: Đây là cách có thể thấy rõ được cấu trúc của tuyến giáp như kích thước, nhu mô tuyến giáp, các nang và nhân nếu có.
Điện tim: Nhịp tim nhanh với dạng nhịp nhanh xoang là vấn đề phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị cường giáp.
Xét nghiệm TRAb: Giúp định lượng nồng độ TRAb trong m.áu để biết người bệnh có xuất hiện tự kháng thể TRAb hay không. Đây cơ sở để chẩn đoán chính xác bệnh Basedow, cũng như giúp theo dõi đáp ứng trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp làm một số xét nghiệm sinh hóa m.áu: Glucose, HbA1c, men gan, chức năng thận, điện giải, mỡ m.áu, tổng phân tích tế bào m.áu để đ.ánh giá các rối loạn khác của Basedow.
Dấu hiệu nhận biết và phòng bệnh
Chia sẻ về bệnh này, bác sĩ Xuân cho biết, bệnh thường gặp ở người trong độ t.uổi 21 – 40 t.uổi, nữ gặp nhiều hơn nam. Bệnh Basedow ở cả 2 giới có nhiều dấu hiệu nhận biết như: Hồi hộp, tim đ.ập nhanh hoặc loạn nhịp, dù đang nghỉ ngơi vẫn có cảm giác khó thở.
Yếu cơ, có tình trạng run bàn tay, thậm chí có dấu hiệu yếu cơ, teo cơ. Thường xuyên mệt mỏi, thay đổi tâm lý, dễ xúc động, bất an, khó ngủ và không thể tập trung. Hay nóng, có cảm giác dễ chịu hơn khi trời lạnh, nhiều mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay và bàn chân, mặt lúc đỏ lúc tái, khó nuốt hoặc nói nghẹn. Sụt cân nhanh không rõ lý do, hay có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lồi mắt
Người lớn t.uổi mắc bệnh có thể gặp biến chứng như: Gãy xương tự nhiên, bị viêm quanh các khớp hoặc bị xẹp đốt sống. Các dấu hiệu khác của bệnh Basadow còn gồm: Đi tiểu nhiều lần, rối loạn k.inh n.guyệt, giảm ham muốn t.ình d.ục, khó có con, nam giới mắc bệnh có thể gặp phải chứng ngực to, sắc tố da thay đổi, người bệnh hay bị ngứa, tóc khô, dễ rụng.
Để phòng bệnh, bác sĩ Xuân khuyến cáo, người dân nên ăn uống đầy đủ, chăm chỉ vận động để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, cần khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần, kiểm tra chức năng tuyến giáp để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Khi thấy dấu hiệu cảnh báo nêu trên nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.