Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nôn nhiều và đi ngoài ra m.áu, buộc các bác sĩ phải phẫu thuật cấp cứu.
Mới đây, khoa Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, tiếp nhận bệnh nhi N.T.A. (nam, 8 tháng t.uổi, trú tại thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) bị lồng ruột cấp giờ thứ 10. Bệnh nhi khi nhập viện có hiện tượng ra m.áu tự nhiên qua đường h.ậu m.ôn, m.áu có màu đỏ sẫm, bụng chướng, nắn đau, sờ thấy khối lồng ruột vùng hạ sườn phải cứng chắc di động.
Trước đó, trẻ có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc từng cơn kèm nôn trớ nhiều lần. Do đó, gia đình đã đưa trẻ tới bệnh viện tuyến huyện để thăm khám và được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang điều trị.
Bài Viết Liên Quan
- Chanh không ngâm mật ong nữa, đem chưng với đường phèn vẫn trị ho rất tốt
- Vắc xin ngừa COVID-19 và khả năng sinh sản
- Làm đẹp an toàn
Bệnh nhi A. được phẫu thuật tháo lồng ruột khẩn cấp. Ảnh: BVCC.
Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã chỉ định cho bé A. làm một số xét nghiệm cấp cứu cần thiết, siêu âm, chụp X-quang. Kết quả cho thấy vùng hạ sườn phải có khối lồng ruột kích thước 5×10 cm. Bé A. được tháo lồng ruột bằng phương pháp bơm hơi.
“Tuy nhiên, bệnh nhi A. nhập viện muộn, tình trạng lồng ruột khá nghiêm trọng, cổ khối lồng ruột đã bị thắt nghẹt lại, không thể tháo bằng phương pháp bơm hơi. Do đó, chúng tôi quyết định chuyển sang mổ cấp cứu để tháo lồng ruột cho trẻ”, bác sĩ chuyên khoa I Phạm Văn Đại, Trưởng khoa Ngoại, cho biết.
Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ nhận thấy bệnh nhi bị lồng ruột kép (lồng hồi – hồi – đại tràng). Khối lồng dài với kích thước lớn đã chuyển sang màu tím sẫm. May mắn, khối lồng chưa b.ị h.oại t.ử, kíp phẫu thuật tháo lồng, bảo tồn ruột cho trẻ, cố định lại manh tràng.
Sau khi tháo lồng, các bác sĩ kiểm tra ruột lưu thông, nuôi dưỡng tốt. Sau một tuần điều trị, sức khỏe bé A. ổn định và được xuất viện.
Theo bác sĩ Đại, lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột lộn lại và chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây tắc ruột cấp tính. Đối với những trường hợp phát hiện lồng ruột sớm, các bác sĩ sẽ điều trị tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi có tỷ lệ thành công rất cao (khoảng 98-99%).
Trường hợp bệnh nhi A. do nhập viện điều trị muộn, đặc biệt, đã có triệu chứng đi ngoài ra m.áu nên phương pháp bơm hơi không hiệu quả, buộc các bác sĩ phải chuyển sang mổ để tháo lồng, tránh gây tổn thương ruột, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ trong tương lai.
Hiện nay, đa số tình trạng lồng ruột ở t.rẻ e.m chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra trẻ thường bị lồng ruột vào mùa có tỷ lệ n.hiễm t.rùng đường hô hấp cao.
Các phụ huynh khi thấy con quấy khóc từng cơn, bỏ bú, nôn trớ ngay sau ăn, hoặc nghiêm trọng hơn là đi ngoài ra m.áu, cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời. Nếu để quá muộn, lồng ruột có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như hoại tử ruột (phải cắt đoạn ruột), viêm phúc mạc, sốc nhiễm độc thậm chí khiến trẻ t.ử v.ong.
B.é g.ái 5 t.uổi được phẫu thuật thành công u nang bì buồng trứng
Thầy thuốc BV Sản Nhi Bắc Giang vừa phẫu thuật thành công nội soi cấp cứu thành công cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu Nguyễn B.L. (5 t.uổi, trú tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang), đồng thời giúp bảo tồn toàn bộ vòi trứng và buồng trứng cho trẻ.
BS CKI Phạm Đăng Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Cháu Nguyễn B.L. được đưa đến BV Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng cơn liên tục vùng hạ vị và hố chậu phải, kèm nôn trớ thức ăn và được chuyển vào Khoa Ngoại để các bác sĩ theo dõi.
Tại Khoa Ngoại, trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, siêu âm Doppler và chụp X-quang. Sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi có chẩn đoán sơ bộ ban đầu là trẻ bị u nang buồng trứng phải xoắn và mời các bác sĩ Khối Sản là BS CKII Thân Ngọc Bích – Trưởng Khoa Sản I; BS CKII Hoàng Vân Yến – Trưởng Khoa Đẻ hội chẩn và thống nhất chẩn đoán xác định cháu Nguyễn B.L. mắc u nang bì buồng trứng phải xoắn.
Các thầy thuốc phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu B.L. 5 t.uổi
Khối u to với kích thước 6 x 8 cm chiếm gần trọn tiểu khung và hố chậu phải. Đồng thời có chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cắt bỏ khối u bằng phương pháp gây mê nội khí quản và cố gắng bảo tồn buồng trứng cho trẻ.
Với phương pháp phẫu thuật nội soi này giúp giảm chấn thương, giảm c.hảy m.áu, hạn chế nguy cơ dính ruột, tắc ruột sau mổ, vết mổ mang tính thẩm mỹ hơn và giúp bệnh nhi phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi BS CKII Thân Ngọc Bích – Trưởng Khoa Sản I tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho bệnh nhi B.L. bằng các dụng cụ nội soi qua 3 lỗ Trocar.
Quan sát trong ổ bụng bệnh nhi thấy buồng trứng phải có khối u nang kích thước 6 x 8 cm xoắn 1,5 vòng, kèm theo xoắn cả buồng trứng và vòi trứng phải, khối tổ chức bị xoắn đã chuyển màu tím sẫm. BS CKII Thân Ngọc Bích tiến hành tháo xoắn và bóc tách, cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải, bảo tồn được vòi trứng, loa vòi trứng và phần buồng trứng lành cho bệnh nhi.
Mẫu bệnh phẩm lấy ra từ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn của bệnh nhi B.L. có chứa các cấu trúc như: da, tóc, răng, xương và một số tổ chức giống bã đậu…
Khối u nang bì buồng trứng phải xoắn kích thước 6 x 8 cm đã chuyển màu tím sẫm trong ổ bụng của bệnh nhi 5 t.uổi
Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, ca phẫu thuật đã được thưc hiện thành công. Sau 6 tiếng được theo dõi sát sao trong Phòng Hồi sức hậu phẫu, cháu Nguyễn B.L. được chuyển về điều trị tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
Hai ngày sau ca phẫu thuật, sức khỏe cháu B.L. phục hồi tốt, da niêm mạc hồng hào, ăn ngủ tốt, có thể vận động nhẹ nhàng được. Và 01 tuần sau mổ là cháu B.L. được xuất viện về nhà với gia đình.
Theo các bác sĩ: U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng và thường có 03 loại: u nang nước, u nang bì và u nang nhầy. U nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản nhưng cũng có thể gặp ở những t.rẻ e.m gái, 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính.
U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng. Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh nhi B.L 05 t.uổi là b.é g.ái thứ 03 và nhỏ t.uổi nhất bị u nang buồng trứng