Chị A. không mấy vui trước sự chăm chỉ bất thường của con. Thay vào đó, chị lo nhiều hơn.
Vào một tháng trước, chị A. (giấu tên) ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc dậy đi vệ sinh buổi đêm và tạt qua phòng con trai. Điều khiến bà mẹ này bất ngờ là đã 2h sáng nhưng con chị vẫn chưa ngủ. Bên trong phòng vẫn có ánh đèn bàn học chiếu sáng. Quá bất ngờ, chị A vào phòng thì thấy con trai vẫn đang ngồi đọc sách.
Con trai chị – Tiểu Dương cho biết, mình không thể ngủ được thời gian gần đây nên quyết định dậy học bài. Chị A. không mấy vui trước sự chăm chỉ bất thường của con. Thay vào đó, chị lo nhiều hơn. Bởi Tiểu Dương hàng ngày đều ngủ vào lúc 11h. Việc mất ngủ có thể do cậu bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Sáng hôm sau, chị A. cho con đến khoa tâm thần, gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn. Trong suốt buổi trò chuyện, Tiểu Dương mới thú thật. Hóa ra n.am s.inh này không hề mất ngủ. Thực chất, Tiểu Dương đang học năm cuối trung học cơ sở. Trước đây, điểm số của em rất tốt. Nhưng càng gần đến kỳ thi trung học phổ thông, Tiểu Dương càng bị căng thẳng.
Bài Viết Liên Quan
- B.é g.ái tắc ruột vì hội chứng ăn tóc
- 7 lợi ích sức khỏe mà những cái ôm mang lại
- Rượu ba kích có làm tăng bản lĩnh đàn ông?
Chị A. đưa con đi viện khám tâm lý. (Ảnh minh họa)
Đêm nào Tiểu Dương cũng nằm suy nghĩ về việc này. Những năm qua, Tiểu Dương luôn là niềm tự hào của bố mẹ và thầy cô. Nỗi lo không thi đỗ vào trường trung học phổ thông tốt khiến em sợ hãi.
Vì qua lo lắng nên Tiểu Dương quyết định không ngủ mà ngồi dậy học bài. Tiểu Dương cũng cho biết, mình thường cảm thấy mông lung, bất lực. Có nhiều hôm, em chạy ra ban công đứng, nhìn lên bầu trời và có những suy nghĩ về việc “sải cánh” để được tự do.
Khi biết lý do con mình đột nhiên chăm học quá mức, vợ chồng chị A. không khỏi sợ hãi. Chị A. khóc nức nở, không dám tưởng tượng nếu mình không phát hiện sớm thì hậu quả sẽ như nào.
Sau một thời gian được tư vấn tâm lý và điều trị chống stress, tâm trạng của Tiểu Dương đã ổn định hơn rất nhiều và giấc ngủ cũng được cải thiện. Sau sự việc này, vợ chồng chị A. đã thay đổi hoàn toàn cách giáo dục thông thường. Cả hai không quyết định không áp đặt điểm số mà chỉ cần còn nỗ lực, chăm chỉ là được.
Câu chuyện của chị Dương cũng là bài học để các bậc cha mẹ quan tâm đến con hơn. Việc con cái chăm chỉ học tập là tốt nhưng cần học trong tâm thế thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
N.am s.inh ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM rơi từ lầu 2
May mắn, n.am s.inh chỉ bị xây xát và đã được nhà trường đưa vào bệnh viện thăm khám.
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết sáng 13/1, một n.am s.inh của trường bất cẩn rơi từ tầng 2 của thư viện xuống đất.
Vị trí n.am s.inh rơi có bụi cây cản lại. Ảnh: Đỗ Văn Dũng.
Rất may, tầng 2 thấp và có bụi cây Thiết Mộc Lan cản lại nên n.am s.inh chỉ bị xây xát nhẹ. Trường và gia đình đã đưa sinh viên vào khám tại bệnh viện.
Vị hiệu trưởng cho hay n.am s.inh này đang bị sang chấn tâm lý, có dấu hiệu trầm cảm. Cách đây 2 tuần, phụ huynh phải bỏ công việc, từ quê vào TP.HCM chăm sóc.
“Trường sẽ gia cố thêm lan can các tầng cao và có biện pháp đảm bảo an toàn trong trường học. Nhưng điều đáng buồn là dấu hiệu trầm cảm xuất hiện ngày càng nhiều ở sinh viên, nguyên nhân phần lớn đến từ những tác động ngoài xã hội khi các em từ quê lên thành phố học tập”, ông Dũng nói.
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông tin trường có phòng tư vấn tâm lý cho sinh viên nhưng đa số các em vẫn ngại nên trung tâm vẫn chưa tiếp cận được với nhiều sinh viên.