Kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y

Sắc thuốc là một việc quan trọng, không thể xem nhẹ vì cách sắc và uống thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tác dụng điều trị.

Sắc thuốc có liên quan đến lượng nước, nhiệt độ và thời gian. Để nâng cao hiệu quả và tác dụng của thuốc cần sắc thuốc đúng cách. Trước khi sắc thuốc, tốt nhất nên ngâm thuốc trong nước lạnh 30-60 phút, để cho các vị thuốc ngấm nước, nở ra, khiến các chất trong vị thuốc dễ hòa tan vào dung dịch khi sắc.

1. Lượng nước khi sắc thuốc

Nước dùng để sắc thuốc là nước tinh khiết, không bị ô nhiễm. Lượng nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thang thuốc. Nước quá nhiều, thời gian đun kéo dài, có thể làm tổn thất hoặc phá hủy mất một số hoạt chất trong thuốc. Ngược lại, nước quá ít, sẽ khiến các hoạt chất trong thuốc khó hòa tan vào trong nước thuốc. Thực ra, lượng nước nhiều hay ít là tùy thuộc vào trọng lượng, thể tích và tính thấm nước của các vị thuốc trong thang thuốc.

Khối lượng thuốc bằng nhau, nhưng nếu chất thuốc mềm xốp, có độ hút nước cao, cần tăng thêm nước. Chất thuốc chắc đặc, độ hút nước thấp nên giảm bớt nước đi. Trong thang thuốc có nhiều thứ lá, hoa (chất nhẹ xốp) cần tăng thêm nước. Thuốc có nhiều loại rễ, củ, khoáng vật nên giảm bớt nước đi.

Nhìn chung phần lớn các loại thuốc, sau khi cho thuốc vào nồi hoặc vào ấm, có thể đổ một lượng nước sao cho nước ngập trên mặt thuốc khoảng 2-5 cm. Lượng nước chắt ra sau khi sắc xong lại phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian sắc.

ky thuat sac thuoc trong dong y 07f 7173305

Sắc thuốc có liên quan đến lượng nước, nhiệt độ và thời gian.

2. Nhiệt độ khi sắc thuốc

Nhiệt độ khi đun thuốc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thuốc, do đó cần chú ý theo dõi để có thể xử lý kịp thời.

– Nhiệt độ (lửa) quá lớn, có thể làm cho nước thuốc trào ra ngoài, gây lãng phí và phần thuốc dưới đáy nồi bị cháy. Thuốc bị cháy chất thuốc cũng bị thay đổi, cần phải bỏ đi, không nên cho thêm nước vào đun lại.

– Nhiệt độ quá nhỏ thì không đủ độ nóng để hòa tan các hoạt chất của thuốc nên hiệu quả của thuốc cũng bị giảm đi.

– Khi đun thuốc cần đậy vung kín. Nếu dùng lửa nhỏ mà mở vung, thì nước không sôi lên được, phần thuốc phía trên khô và trương lên, phần thuốc ở dưới lại rất dễ bị cháy.

Các thang thuốc đều được sắc theo phương thức: Đun lửa to cho sôi lên, rồi đun nhỏ lửa. Riêng đối với các thang thuốc giải cảm, thanh nhiệt, thuốc có mùi thơm (chứa tinh dầu), cần dùng lửa to nấu nhanh, để tránh tinh dầu bị mất đi quá nhiều. Đối với những loại thuốc bổ, vị đậm, chất thuốc đặc chắc, sau khi dùng lửa to đun sôi, cần dùng lửa nhỏ nấu trong thời gian dài, để cho các chất trong vị thuốc tiết ra triệt để.

ky thuat sac thuoc trong dong y cdd 7173305

Nhiệt độ khi đun thuốc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thuốc.

3. Thời gian sắc thuốc

Thời gian sắc một thang thuốc không cố định, mà tùy thuộc vào loại thuốc, công năng của thuốc. Cụ thể:

– Thuốc bổ: Các thang thuốc bổ thường gồm nhiều vị thuốc từ các loại củ, rễ cây, sừng, mai, xương động vật… Cho nên thường cần sắc kỹ để cho thuốc hòa tan hết vào dung dịch. Với các thang thuốc bổ, cần dùng nhiệt độ cao, đun cho sôi lên, sau đó hạ nhiệt – dùng lửa nhỏ đun kỹ, nước đầu cần sắc trong khoảng 45 phút, các nước sau khoảng 30 phút.

– Thuốc giải cảm (giải biểu): Các thang thuốc giải cảm của Đông y thường bao gồm những loại cây cỏ, như tía tô, kinh giới, bạc hà, kim ngân, liên kiều, ma hoàng, hành, gừng… Khí vị cay thơm (chứa các loại tinh dầu), sắc lâu chất thuốc sẽ bị phát tán mất. Vì vậy, chỉ đổ nước ngập mặt thuốc khoảng 1-2 cm, dùng nhiệt độ cao (lửa to) đun nhanh đun khoảng 10-12 phút, rồi rót ra uống ngay.

– Các thuốc khác: Các thang thuốc chữa bệnh nội khoa như thuốc hoạt huyết (chữa ứ huyết), thuốc thanh can (mát gan), thuốc kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa)… cần dùng nhiệt độ cao (lửa to) đun sôi sau đó dùng lửa nhỏ sắc kỹ, nước đầu khoảng 30 phút, các nước sau khoảng 20 phút.

Như vậy, khi sắc thuốc cần chú ý: Lượng nước ban đầu cần đủ để phủ ngập mặt thuốc, khoảng 5cm (trừ thuốc giải cảm khoảng 1-2cm). Nhiệt độ và thời gian sắc tùy thuộc loại thuốc. Sau khi sắc, lượng nước thuốc chắt ra hơi nhiều, có thể cô cho đặc lại, ngược lại lượng nước thuốc ít, hơi đặc, có thể pha thêm nước đun sôi, rồi chia ra uống trong ngày.

Dùng hà thủ ô mà tóc không đen, đâu là nguyên nhân?

Hà thủ ô nổi tiếng với tác dụng giúp xanh tóc đỏ da, nhưng có nhiều người dùng hà thủ ô trong thời gian dài mà tình trạng bạc tóc không được cải thiện.

Nguyên nhân do đâu?

Theo Đông y, hà thủ ô có vị ngọt, đắng, tính ấm có tác dụng kiện Thận, bổ Can, có vị chát nên có thể thu liễm tinh khí, thiêm tinh ích tủy, dưỡng huyết khư phong, cường cân cốt, đen râu tóc.

Nguyên nhân gây bạc tóc

Bạc tóc là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học hiện đại, bạc tóc có thể do các nguyên nhân như gen di truyền, thiếu dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt vitamin B12, hút t.huốc l.á, căng thẳng kéo dài… Theo Đông y, bạc tóc cũng là hệ quả của một số nguyên nhân như can thận khuy tổn, doanh huyết hư nhiệt, can uất khí trệ…

dung ha thu o ma toc khong den dau la nguyen nhan 8fb 7167550

Tóc bạc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Vì sao dùng hà thủ mà tóc không đen?

Nhiều người bạc tóc uống hà thủ ô mà kết quả chưa được như mong muốn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

– Chất lượng hà thủ ô: Dưới góc nhìn Đông y, chất lượng hà thủ ô phải xét đến cả chất lượng của bản thân dược liệu hà thủ ô và phương pháp bào chế. Ngày nay hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi, một số vùng do khí hậu, thổ nhưỡng hoặc phương pháp canh tác làm ảnh hưởng đến dược tính của hà thủ ô.

Vấn đề sử dụng các thuốc kích thích sinh trưởng cũng ảnh hưởng đến chất lượng nhiều loại dược liệu, trong đó có hà thủ ô. Hà thủ ô ngày nay thường có củ rất to nhưng dược lực lại kém, đương nhiên nếu dùng phải loại hà thủ ô này rất khó để thấy tác dụng.

Bên cạnh đó còn có vấn đề về bào chế. Theo Đông y, hà thủ ô là một vị thuốc cần bào chế kỹ mới có thể sử dụng. Đông y truyền thống thường bào chế hà thủ ô bằng cách chưng và phơi hà thủ ô với đỗ đen 9 lần, gọi là cửu chưng cửu sái.

Hà thủ ô chưng sái không đúng cách sẽ có chất lượng kém, làm cho điều trị không hiệu quả mà còn có thể mang đến những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

dung ha thu o ma toc khong den dau la nguyen nhan 433 7167550

Chất lượng dược liệu hà thủ ô có vai trò quan trọng trong việc làm đen tóc.

– Dùng không đúng nguyên nhân: Theo cả Đông y và Tây y, bạc tóc là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra. Hà thủ ô là một vị thuốc chỉ có thể phù hợp với một vài nguyên nhân trong các nguyên nhân gây bệnh.

Vì vậy, trên thực tế chúng ta có thể thấy những người có nguyên nhân gây bệnh phù hợp với hà thủ ô như can thận khuy tổn dùng hà thủ ô sẽ thấy hiệu quả rất tốt, nhưng với những nguyên nhân khác thì sẽ có hiệu quả kém hơn thậm chí không thấy hiệu quả.

Theo Tây y, những người bạc tóc với nguyên nhân do di truyền cũng đáp ứng rất chậm hoặc không đáp ứng với hà thủ ô, nhưng người bạc tóc do căng thẳng kéo dài chỉ có thể cải thiện tình trạng bạc tóc nếu cải thiện được trạng thái căng thẳng.

Bên cạnh đó, Đông y khi dùng thuốc cũng cần phối hợp các vị thuốc. Hà thủ ô tuy có tác dụng đen tóc nhưng muốn có hiệu quả cao phải kết hợp với các vị thuốc khác.

dung ha thu o ma toc khong den dau la nguyen nhan 994 7167550

Hà thủ ô chỉ có tác dụng làm đen tóc khi xác định đúng nguyên nhân gây bạc tóc.

– Thời gian điều trị: Bất kể điều trị chứng bệnh nào cũng cần có thời gian, đặc biệt là khi điều trị các tình trạng bệnh mạn tính, đã xuất hiện nhiều năm. Thời gian thấy hiệu quả của hà thủ ô đối với vấn đề bạc tóc là không giống nhau ở những đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân bạc tóc, t.uổi tác, công việc, đáp ứng với thuốc…

Thông thường bạn sẽ phải kiên trì sử dụng ít nhất 6 tháng mới có thể thấy công hiệu của hà thủ ô. Nếu dùng hà thủ ô đúng nguyên nhân mà chưa thấy hiệu quả, rất có thể là do thời gian sử dụng chưa đủ dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *