Say nắng rất dễ dẫn đến choáng ngất, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến tính mạng người bệnh gặp nguy hiểm.
Đôi khi say nắng có thể bắt đầu bằng các triệu chứng kiệt sức vì nóng, không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần hạ nhiệt càng nhanh càng tốt. (Ảnh: ITN)
Năm 2023, nhiệt độ cao kỷ lục khiến Bộ Lao động Hoa Kỳ phải nhắc nhở người sử dụng lao động bảo vệ nhân viên viên của mình.
Trong số một số nhóm dân cư nhất định – như người lớn t.uổi, trẻ nhỏ, những người ít di chuyển và những người có tình trạng sức khỏe nhất định – những người phải làm việc ở bên ngoài hoặc ở nơi có nhiệt độ cực cao dễ bị bệnh do nhiệt hơn, bao gồm say nắng, có thể gây t.ử v.ong và là dạng bệnh nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt.
Theo nghiên cứu của The Weather Channel, mùa hè năm 2024 được dự đoán sẽ rất nắng nóng. Tiến sĩ Korin Hudson, bác sĩ phòng cấp cứu của MedStar Health cho biết: “Chúng tôi thấy say nắng thường xảy ra ở người già, trẻ nhỏ, như trẻ sơ sinh vào những đợt nắng nóng kéo dài trong vài ngày”.
Dưới đây là những điều cần biết nếu bạn hoặc ai đó ở gần bắt đầu gặp các triệu chứng say nắng.
Triệu chứng say nắng
Đôi khi, say nắng có thể bắt đầu bằng các triệu chứng kiệt sức vì nóng, không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần hạ nhiệt càng nhanh càng tốt.
Các triệu chứng kiệt sức do nhiệt bao gồm buồn nôn, nhức đầu, da lạnh, mạch nhanh hoặc yếu cùng các dấu hiệu khác.
Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng, đây là một trường hợp cấp cứu y tế.
Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, kéo dài hơn một giờ hoặc người bệnh bắt đầu nôn mửa. Tình huống này cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Các triệu chứng của say nắng, theo Mayo Clinic và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, bao gồm:
– Trạng thái tinh thần bị thay đổi: nhầm lẫn, kích động và nói ngọng.
– Da nóng, đỏ bừng và khô hơn bình thường. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, nếu cơn say nắng xảy ra do tập thể dục, da có thể hơi ẩm.
– Đau đầu.
– Co giật.
– Nhiệt độ cơ thể rất cao (104 độ F hoặc cao hơn).
– Thở nhanh.
– Nhịp tim nhanh.
Say nắng là một cấp cứu y tế cần được chăm sóc chuyên nghiệp. Nếu có nhiều hơn một người xung quanh để hỗ trợ nạn nhân, Hudson khuyên một người nên gọi cấp cứu trong khi người kia giúp nạn nhân thực hiện các bước dưới đây.
Đến nơi mát mẻ hơn ngay lập tức
Theo CDC, đừng đưa đồ uống cho người bị say nắng. (Ảnh: ITN)
Nếu bạn ở cạnh người bị say nắng, hãy chuyển họ đến khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như phòng có máy lạnh gần đó hoặc vào bóng râm.
Cả hai đều là những lựa chọn tốt, nhưng “Hãy cố gắng đưa họ ra khỏi vùng nóng càng nhanh càng tốt”, Hudson nói. Mục đích là để hạ nhiệt độ cốt lõi của cơ thể.
Cởi bỏ quần áo thừa
Cởi bỏ áo sơ mi dài tay, quần dài hoặc quần áo khác sẽ giúp nạn nhân hạ nhiệt nhanh hơn. Để tránh say nắng, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng những loại quần áo làm mát phù hợp với cơ thể để giúp bạn mát mẻ và thoải mái hơn.
Đối với những người có thói quen mặc nhiều lớp để thấm mồ hôi, Hudson khuyên không nên làm như vậy. Điều đó rất nguy hiểm và có thể dẫn đến say nắng.
Chườm đá, khăn lạnh hoặc nước mát lên da
Say nắng là một cấp cứu y tế cần được chăm sóc chuyên nghiệp. (Ảnh: ITN)
Nếu bạn có thứ gì đó như khăn lạnh hoặc chai nước, hãy chườm nó lên cổ, nách hoặc háng. Trong khi chờ đợi sự trợ giúp, bạn thậm chí có thể xịt nước lạnh cho nạn nhân hoặc cho họ tắm nước lạnh – bất cứ điều gì để làm mát cơ thể.
Trên thực tế, ngâm nước lạnh hoặc tắm nước đá là một trong những phương pháp điều trị say nắng mà các bác sĩ có thể áp dụng tại bệnh viện.
Tuy nhiên, CDC cho biết, đừng đưa đồ uống cho người bị say nắng. Đây là lời khuyên khác với lời khuyên dành cho người đang bị kiệt sức vì nóng, thường xảy ra trước khi say nắng.
Trong khi người bị kiệt sức vì nóng cần được cho uống từng ngụm nước hoặc đồ uống thể thao thì người bị say nắng có thể bị lú lẫn, bất tỉnh hoặc có trạng thái ý thức bị thay đổi.
Hudson nói: “Bởi vì nạn nhân bị thay đổi mức độ ý thức, uống nước có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của họ, vì vậy tốt hơn hết là không nên cho họ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì”.
Quan sát những người xung quanh
Một số người dễ bị bệnh nhiệt và say nắng hơn, chẳng hạn như người lớn t.uổi, trẻ nhỏ, người có vấn đề về vận động, một số tình trạng sức khỏe nhất định và những người đang dùng một số loại thuốc, bao gồm các loại thuốc thông thường như huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm.
Theo Hudson, khi xảy ra một đợt nắng nóng kéo dài, hãy đặc biệt lưu ý người lớn t.uổi hoặc những người gặp khó khăn khi đi lại.
Hudson nói: “Đây là lúc chúng tôi thực sự khuyên mọi người nên để ý cả hàng xóm của mình. Đặc biệt là ở những nơi mọi người không được trang bị điều hòa hoặc không có cách nào để có được không gian mát mẻ.”
Nhận biết cách phòng, chữa bệnh mùa hè theo đông y
Ông Phạm Ngọc Thuần, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: Mùa xuân vừa qua mưa nhiều, ẩm thấp kéo dài, phong ôn kèm thấp lưu trú trong người; do mùa hè năm nay khả năng nắng nóng kéo dài hơn các năm trước, phong thấp nhiệt nung nấu có thời cơ phát tác, con người dễ phát sinh các bệnh, như: sởi, tiết tả, say nắng, say nóng (trúng thử).
Cụ thể, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây lan ở những khu vực đông người, như: Nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch. Các triệu chứng thường gặp: sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu, như: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch, sưng đau khớp.
Nếu thấy trẻ mới phát ban nhẹ thì dùng các bài thuốc, vị thuốc thanh nhiệt, tiêu độc cho uống; tùy theo các thể bệnh để có bài thuốc phù hợp theo hướng dẫn của thầy thuốc và dùng sài đất, chè xanh, kim ngân, bồ công anh… đun nước tắm. Đồng thời, cách ly để không lây lan sang trẻ khác; không cho trẻ ra gió, nghịch nước. Nếu bệnh nặng toàn thân có nhiều ban chẩn, sốt cao, tinh thần không tỉnh táo thì phải đưa đến các bệnh viện để khám và điều trị, tuyệt đối không để trẻ điều trị tại nhà. Để phòng ngừa, cần: tiêm vắc-xin phòng sởi; giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát; tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi.
Bác sỹ y học cổ truyền Trần Đức Việt (Hội Đông y tỉnh) bắt mạch khám bệnh, tư vấn cách phòng bệnh mùa hè cho người dân.
Đối với bệnh say nắng, say nóng (trúng thử), nguyên nhân là do ảnh hưởng của khí hậu nắng nóng mùa hè hoặc hoạt động lâu trong vùng nóng kết hợp với độ ẩm cao, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết của bốn mùa gây ra ôn độ trái thường.
Bệnh phát chủ yếu về mùa hè. Khi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài đều cao liên tục, cơ thể khó thải nhiệt mà mồ hôi lại bị ra nhiều, tấu lý không đóng kín làm cho tân dịch của tạng phủ cơ thể bị hao kiệt, tổn thương nghiêm trọng đến âm dịch mà gây ra bệnh. Biểu hiện lâm sàng: Nếu nhẹ gọi là thương thử; nặng gọi là trúng thử.
Triệu chứng đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng, buồn nôn, khát nước, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi rã rời hoặc có biểu hiện bồn chồn, vật vã; nặng thì ngoài các triệu chứng trên còn có thêm sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân lạnh, thậm chí xuất hiện hôn mê bất tỉnh, co giật tứ chi. Cách xử trí, trường hợp nhẹ, di chuyển người bệnh vào chỗ râm mát, thoáng gió, hạn chế tập trung đông người, cởi bỏ bớt quần áo và nới rộng thắt lưng, áo ngực, chườm nước mát ở trán, hõm nách… Trường hợp nặng, người bệnh bất tỉnh thì lập tức dùng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt nhân trung (vị trí huyệt nằm ở vùng môi trên, chính giữa của vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi), bấm thêm huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất giữa 10 đầu ngón tay.
Bài thuốc chữa chứng say nắng, say nóng, gồm bột sắn dây hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm một ít đường uống 2 lần/ngày; hoặc nước mía tươi uống 2 lần/ngày; hoặc rau má, trúc diệp (lá tre), hương nhu tía mỗi thứ một nắm, cát căn (củ sắn dây) 15g, cúc hoa 12g sắc uống ngày một thang, uống ba thang. Chú ý dù người bệnh đã tỉnh hẳn vẫn không nên cho trở lại làm việc trong điều kiện nắng nóng, mà phải được nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sức khỏe.
Cách phòng bệnh cần tập thể dục, thể thao để rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe; hạn chế đi ra ngoài trời hoặc làm việc dưới trời nắng nóng. Sử dụng một số loại nước uống thanh nhiệt, như: Trà xanh, nhân trần, cúc hoa, đậu đen sao, mướp đắng, rau diếp cá, lá sen, dưa hấu… ; đồ ăn mát, như chè bột sắn dây, chè đậu xanh hạt sen, chè đậu đen, cháo đậu xanh, cháo đậu đen, gạo lứt, bí đao, rau má, rau sam, ngó sen, canh mướp đắng nấu với thịt lợn…
Đối với bệnh tiết tả (gọi tắt là tiết hoặc tả), triệu chứng: đại tiện đi lỏng, thậm chí đi như nước, đi nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là các tà phong, hàn, thấp, thử, nhiệt xâm phạm tràng vị hoặc ăn no, uống quá nhiều (bạo thực, bạo ẩm), ăn nhiều mỡ béo, ăn nhiều đồ sống lạnh, ăn nhầm phải những đồ ăn không vệ sinh sạch sẽ làm tổn thương tỳ vị… Bệnh chia làm hai thể chính, gồm: Tiết tả cấp tính, bệnh phát sinh rất gấp, rất nhanh, thời gian gây bệnh tương đối ngắn. Tiết tả mạn tính, thời gian mắc bệnh kéo dài.
Chứng tiết tả cấp tính do ngoại nhân thường gặp nhiều và ở đối tượng trẻ nhỏ; thời điểm thường xuất hiện vào xuân, hè khí hậu ẩm ướt thất thường. Để phòng bệnh, mỗi người cần thường xuyên giữ gìn sức khỏe, ăn chín uống sôi; vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh cho t.rẻ e.m; vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. Duy trì chế độ dinh dưỡng cho t.rẻ e.m có đủ sức để chống đỡ với thời tiết, khí hậu. Nếu bị bệnh cần được điều trị theo hướng dẫn, bài thuốc của các thầy thuốc, hoặc đến cơ sở y tế để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Với các thầy thuốc, cần nắm bắt kịp thời, dự báo diễn biến bệnh tật phát sinh theo mùa để hướng dẫn cho nhân dân cách phòng, chống bệnh và chủ động chuẩn bị cơ số thuốc đầy đủ để chữa trị kịp thời, không để chuyển thành dịch ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân dân.