Hà Nội liên tục ô nhiễm, ai cần đặc biệt lưu ý?

Người bị ảnh hưởng đầu tiên, rõ rệt nhất theo chuyên gia là bệnh nhân có sẵn bệnh lý hô hấp.

Sáng 30/9, theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 213 vào lúc 9h sáng. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe của tất cả mọi người.

ha noi lien tuc o nhiem ai can dac biet luu y bec70a

Hà Nội tiếp tục “dẫn đầu” trong số những thành phố ô nhiễm không khí.

Trang thông tin quan trắc môi trường Hà Nội lúc 6h sáng 30/9 cho chỉ số AQI là 141 – thấp hơn mức đo của AirVisual. Riêng tại điểm đo Láng Hạ, quận Đống Đa, con số này là 175.

ha noi lien tuc o nhiem ai can dac biet luu y cdb1c7

Chỉ số AQI của Hà Nội 9h sáng 30/9 là 213. Chỉ số bụi siêu mịn PM2.5 là 162,8.

Chỉ số bụi siêu mịn PM2.5 của cổng thông tin quan trắc môi trường Thủ đô Hà Nội là 105.25, còn chỉ số bụi mịn PM10 lúc 8h là 183.54. Các số liệu này vượt xa mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Chia sẻ về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bụi mịn tới sức khỏe con người, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết những ngày gần đây,ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…

Trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Theo TS Giáp, thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì con người không cảm nhận được rõ ràng.

Trong khi đó, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.

Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều.

Ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.

Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.

Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.

Chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng” – TS Giáp cho hay.

Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Võ Thu

Theo giadinh.net

Nhiều người nhập viện do bệnh hô hấp

TP HCM – Bà Nghé, 73 t.uổi đột nhiên nóng lạnh, khó thở, xịt thuốc giãn phế quản không hiệu quả, phải vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu.

Đây là lần thứ ba bà Nghé nhập viện trong năm vì lên cơn cấp tính bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các bác sĩ cho bà thở oxy để hỗ trợ hô hấp. Ngày 24/9, bà khỏe hơn, có thể ngồi dậy trò chuyện. “Mỗi lần thời tiết thay đổi thất thường, những người vốn sẵn bệnh hô hấp như tôi rất dễ lên cơn khó thở”, bà Nghé nói.

Bác sĩ Ngô Thế Hoàng, Trưởng Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết từ cuối tuần trước đến đầu tuần nay, bệnh nhân nhập nội trú ở khoa tăng cao, có thời điểm quá tải. Cao điểm là chủ nhật 22/9, các y bác sĩ trực “phải luôn tay luôn chân” vì hầu hết bệnh nhân nhập viện tình trạng nặng, khó thở.

nhieu nguoi nhap vien do benh ho hap ce0185

Ngày 24/9, sức khỏe bà Nghé ổn hơn sau 3 ngày vào viện cấp cứu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ảnh: Lê Phương.

Các khoa hô hấp nhiều bệnh viện TP HCM đều ghi nhận bệnh nhân tăng cao. Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết lượng bệnh hô hấp những ngày qua tăng khoảng 5-10% so với ngày thường.

Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ngày 24/9 điều trị hơn 90 bệnh nhi, ngày thường khoảng 60-70 bệnh. Hiện khoa có nhiều bệnh nhi hen suyễn, trong đó 4 ca nặng suy hô hấp cấp cứu, hơn 25 bệnh nhi viêm tiểu phế quản nhập viện vì khò khè, thở mệt, khoảng 30 bệnh nhi viêm phổi.

Các bác sĩ khuyến cáo TP HCM nói riêng và miền Nam nói chung đang thay đổi thời tiết lại nhiều mù, có hại cho sức khỏe, dễ gây các bệnh hô hấp.

Theo AirVisual, những ngày qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP HCM ở mức ô nhiễm nặng (màu đỏ, cam) – là mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe của người dân. Chỉ số bụi mịn PM2.5 dao động ở mức trên 100 g/m, cao hơn gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 g/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

nhieu nguoi nhap vien do benh ho hap f6f4f5

Xếp hạng chỉ số chất lượng không khí AQI chiều 24/9 của các thành phố trên thế giới, TP HCM ở vị trí thứ hai, Hà Nội ở vị trí thứ 5. Ảnh: AirVisual

Theo bác sĩ Hoàng, hạt bụi siêu mịn dễ xâm nhập vào đường thở, kích thích gây viêm. Thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ bùng phát các đợt bệnh đường hô hấp cấp tính.

Tiến sĩ Lê Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết để phòng ngừa và giảm tác động của ô nhiễm không khí, cần chú ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi hàng ngày. Sử dụng khẩu trang khi đi đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Hạn chế lưu thông những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm. Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Nên rửa tay khi về nhà, uống đủ nước.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khuyến cáo phụ huynh cần cẩn thận bảo vệ sức khỏe trẻ, hạn chế ra đường, dùng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi họng, cổ, vệ sinh mũi mỗi tối… Nên tải ứng dụng AirVisual giúp theo dõi tình hình ô nhiễm ở nơi đang sống. Hôm nào tình trạng ô nhiễm không khí cao nên hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Lê Phương

Theo VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *