Ghi nhận 2 ca bệnh ho gà, 12 ổ dịch bệnh dại

Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết trong 2 tuần đầu tháng 5-2024, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 ca bệnh ho gà tại huyện Định Quán và thành phố Biên Hòa.

Đây là những ca bệnh đầu tiên sau 4 năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh này.

ghi nhan 2 ca benh ho ga 12 o dich benh dai d63 7170064

Tiêm vaccine phòng bệnh cho t.rẻ e.m tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Cả 2 bệnh nhi đều chưa đến t.uổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Qua đó cho thấy trong cộng đồng đang tồn tại vi khuẩn ho hà.

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, dễ lây lan. Đặc biệt, năm 2023, tình trạng thiếu vaccine phòng bệnh ho gà thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trong nhiều tháng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng miễn dịch bệnh ho gà trong cộng đồng.

Để chủ động phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ t.uổi tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván trong thời gian mang thai. Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học luôn thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.

Đối với dịch bệnh dại, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 12 ổ dịch, tăng 9 ổ dịch so với cùng kỳ năm ngoái. 6 địa phương có ổ dịch bệnh dại trên chó gồm: Trảng Bom (4 ổ dịch), Định Quán (1 ổ dịch), Nhơn Trạch (1 ổ dịch), Vĩnh Cửu (3 ổ dịch), Thống Nhất (1 ổ dịch) và Long Thành (2 ổ dịch).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận định, tỷ lệ mầm bệnh dại tồn tại trên đàn chó trong phạm vi tỉnh rất cao. Điều tra xử lý các ổ dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh vừa qua cho thấy, tỷ lệ đàn chó được tiêm vaccine phòng bệnh dại chưa đạt kết quả theo yêu cầu. Do vậy, các hộ dân nuôi chó, mèo cần tuân thủ việc tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo.

Người dân cần có các biện pháp để phòng ngừa bị chó cắn. Nếu chẳng may bị chó, mèo cắn, cào, cần đến cơ sở y tế thăm khám, tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại theo chỉ định của bác sĩ.

Ngăn chặn bệnh dại, tay chân miệng, sốt xuất huyết

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Thu Hà mới có Công văn số 1354/UBND-KGVX chỉ đạo các đơn vị chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, UBND TP. Hà N.ội yêu cầu Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế;

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chủ động phân tích tình hình dịch và đ.ánh giá nguy cơ đề xuất, triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời.

ngan chan benh dai tay chan mieng sot xuat huyet e30 7159461

Ảnh minh họa.

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, t.ử v.ong cao.

Cụ thể, đối với bệnh dại UBND TP yêu cầu đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tăng cường sự phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, các đơn vị cần thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 (ngày 15/6/2024).

Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết.

Tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế.

UBND TP cũng yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng;, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng;

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Đối với các bệnh được dự phòng bằng vắc-xin (sởi, ho gà, bạch hầu…), cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Được biết, thời gian qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhưng tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến khó lường, khó dự báo.

Theo GS-TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cần triển khai quyết liệt phòng, chống dịch truyền nhiễm, tăng cường tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, thời tiết thay đổi bất thường là những điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, sau đại dịch Covid-19, nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi vắc-xin, dẫn đến nguy cơ gia tăng các dịch bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin.

Đặc biệt, bệnh sởi, ho gà thường tăng ca mắc theo chu kỳ 3 – 5 năm. Do vậy, nếu không có những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, thì số ca mắc các căn bệnh này có thể bùng phát trong thời gian tới.

Về giải pháp phòng bệnh, theo GS-TS. Phan Trọng Lân, tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho trẻ luôn là giải pháp ưu việt hàng đầu. Nếu tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt như mong muốn, thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm rất cao.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát và yêu cầu trẻ chưa tiêm đủ mũi vắc-xin phải tiêm ngay. Đồng thời, Bộ cũng đã có chỉ đạo đối với việc tiêm vắc-xin ho gà (có trong thành phần vắc-xin 5 trong 1) trong tháng 4/2024 và hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát đối tượng, lên kế hoạch để tiêm ngay khi vắc-xin được phân bổ về địa phương.

T.rẻ e.m và người lớn cần chủ động tiêm vắc-xin sởi đầy đủ, đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng.

“Thực tế, nơi nào tỷ lệ tiêm chủng thấp, thì nơi đó khả năng rất cao sẽ bùng phát dịch. Như vậy, việc rà soát tiêm chủng phải được thực hiện từ cấp huyện, xã; cần rà soát đầy đủ về tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ, để tiêm bù, tiêm vét. Nếu làm được điều đó, thì dịch sởi sẽ khó bùng phát, hoặc trong trường hợp bị mắc bệnh, thì bệnh nhân cũng sẽ giảm nhẹ được các biến chứng”, GS-TS. Phan Trọng Lân nói.

Tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh.

Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa t.rẻ e.m đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, t.ử v.ong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao t.uổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.

Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *