Dấu hiệu cảnh báo hình xăm bị n.hiễm t.rùng

Hiện tại, xăm hình được nhiều người sử dụng nhằm mục đích thẩm mỹ và tạo nét đặc trưng cho mình. Hình xăm vẫn có những rủi ro và đi liền với nguy cơ n.hiễm t.rùng da.

Xăm hình lên da sẽ kèm theo một số nguy cơ sức khỏe. Người xăm có thể bị dị ứng mực xăm, tăng nguy cơ bị viêm gan do lây nhiễm virus từ kim xăm, sẹo hay n.hiễm t.rùng da, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

dau hieu canh bao hinh xam bi nhiem trung 4b9 6788265

Nếu hình xăm có dấu hiệu n.hiễm t.rùng như đau nhức, sưng đỏ, loét hay chảy mủ thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Deutsches rzteblatt International ước tính khoảng 6% người xăm hình từng bị n.hiễm t.rùng da. Hầu hết n.hiễm t.rùng da là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và một số loại vi khuẩn khác gây ra, trong đó có cả vi khuẩn kháng kháng sinh.

Nếu không được điều trị thích hợp, n.hiễm t.rùng da sau khi xăm hình có thể dẫn đến áp xe, c.hết mô và các biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm phổi hay n.hiễm t.rùng m.áu. N.hiễm t.rùng có thể lan đến tim và các cơ quan quan trọng khác.

Hình xăm bị n.hiễm t.rùng khá phổ biến. Nhiều trường hợp có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Cảm giác đau nhức và ngứa da khi vừa mới xăm là điều bình thường. Tuy nhiên, n.hiễm t.rùng da sẽ xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng hơn.

Các dấu hiệu hình xăm bị n.hiễm t.rùng thường gặp là đau, nổi mẩn đỏ tại vị trí xăm, nổi mụn ngứa, chảy mủ, sốt hoặc vết xăm l.ở l.oét, theo Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD).

Với các trường hợp n.hiễm t.rùng nhẹ, người mắc có thể tự điều trị tại nhà. Họ cần rửa vết thương sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và bôi thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, người bị n.hiễm t.rùng da nghiêm trọng thì sẽ sốt, ớn lạnh, sưng, đau dữ dội hoặc chảy mủ. Họ thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc viên kháng sinh để kiểm soát n.hiễm t.rùng.

Trường hợp hình xăm bị sưng đỏ, nóng rát kéo dài hơn 3 ngày thì có thể do nhiễm vi khuẩn mycobacterium. Đây cũng là trường hợp cần gặp bác sĩ kiểm tra, theo Healthline.

3 biểu hiện ở dáng đi cảnh báo phải đi kiểm tra đầu gối ngay

Đau đầu gối là một trong những cơn đau mạn tính phổ biến nhất. Những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối là lão hóa, mòn xương sụn và chấn thương.

Những cơn đau đầu gối nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến dáng đi.

Đầu gối là nơi gặp nhau của 3 xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Dây chằng có chức năng giữ đầu gối ổn định và kiểm soát vận động. Ngoài ra, đầu gối còn một số thành phần khác như gân, sụn và cơ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

3 bieu hien o dang di canh bao phai di kiem tra dau goi ngay 9a4 6769728

Lão hóa, chấn thương và viêm khớp là những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối. Ảnh SHUTTERSTOCK

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu gối. Trong một số trường hợp, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn qua thời gian và ảnh hưởng đến dáng đi. Khi thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần phải đi kiểm tra ngay lập tức.

Dáng đi khác thường

Hình dạng tự nhiên của đầu gối giúp phân bổ tốt áp lực từ cơ thể và cho phép chuyển động dễ dàng. Tuy nhiên, các yếu tố như vấn đề phát triển, bẩm sinh, viêm khớp, bệnh chuyển hóa xương, n.hiễm t.rùng và chấn thương có thể khiến đầu gối bị cong vẹo, dẫn đến dáng đi bị ảnh hưởng.

Ở t.rẻ e.m, hầu hết trẻ sinh ra với chân hơi cong vẹo vào trong, hay nói cách khác là chân vòng kiềng. Nhưng khi trẻ lớn lên, chân sẽ thẳng dần và trở nên bình thường khi 7 hoặc 8 t.uổi. Trong trường hợp chân trẻ không thẳng hoặc vẫn bị vòng kiềng một bên thì cha mẹ cần đưa đi kiểm tra.

Đi khập khiễng

Đi bộ là động tác lặp đi lặp lại trong trạng thái cơ thể được giữ thăng bằng. Chấn thương, n.hiễm t.rùng, khối u ở chân, đầu gối hay hông sẽ làm gián đoạn chuyển động cơ thể khi đi bộ. Áp lực sẽ tác động lên vị trí đau và khiến dáng đi khập khiễng.

Nếu cơn đau đầu gối khó chịu đến mức khiến bạn phải đi khập khiễng thì đó là dấu hiệu cảnh báo cần khám bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân và mức độ đau đầu gối mà bác sĩ sẽ dùng thuốc, thiết bị hỗ trợ đi lại, vật lý trị liệu hay phẫu thuật.

Lảo đảo

Thông thường, đi lảo đảo là do các chấn thương vật lý gây ra như viêm gân, bong gân hay gãy xương. Với người cao t.uổi, dáng đi lảo đảo còn có thể do viêm xương khớp. Sau nhiều năm, lớp sụn ở khớp bị mòn, dẫn đến khớp xương tăng ma sát và viêm nhiễm.

Có nhiều cách khác nhau để kiểm soát và điều trị viêm xương khớp. Bác sĩ có thể tiêm corticosteroid, đồng thời kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện vận động cho bệnh nhân, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *