Các bác sĩ Khoa Phụ sản TTYT huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công trường hợp sản phụ bị băng huyết, đờ tử cung sau sinh.
Theo đó, vào khoảng 10h ngày 17/2/2021, Khoa Phụ Sản, TTYT Hải Hà tiếp nhận thai phụ N.T.Th ( 36 t.uổi), thường trú tại xã Vĩnh Thực, Móng Cái.
Thai phụ nhập viện trong tình trạng thai lần 3, thai 41 tuần, đau bụng cơn vào viện chờ chuyển dạ đẻ có t.iền sử sinh con 2 lần trước đều>4000g.
Theo dõi đến hồi 16h cùng ngày, sản phụ sinh thường được 1 b.é t.rai nặng 4.200g hồng hào, khóc to, phản xạ sơ sinh tốt.
Ngay sau sinh sản phụ xuất hiện ra m.áu â.m đ.ạo ồ ạt,số lượng nhiều, hoa mắt chóng mặt, tử cung co kém.
Các bác sĩ đã sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc tăng co, kiểm soát tử cung tích cực nhưng không có kết quả.
Nhận định bệnh nhân đang trong tình trạng mất m.áu cấp do đờ tử cung sau đẻ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Ngay lập tức các bác sĩ đã hội chẩn thống nhất tiến hành phẫu thuật cắt tử cung bán phần kết hợp truyền m.áu cùng nhóm cho bệnh nhân.
Bài Viết Liên Quan
- Sở Y tế Đà Nẵng nói gì về vụ 2 sản phụ nguy kịch ở bệnh viện Phụ nữ
- Bá tử nhân dưỡng tâm nhuận tràng
- Nhiễm HIV ở nhóm đồng tính nam tăng gấp ba lần
Huy động m.áu để truyền cho sản phụ (ảnh BVCC)
Ca phẫu thuật diễn ra phức tạp trong khoảng gần 3 giờ đồng hồ.
Vì lượng m.áu mất với số lượng nhiều và nhanh nên bệnh nhân có biểu hiện thiếu m.áu rất nặng, mạch huyết áp tụt, cùng với việc bệnh nhân có nhóm m.áu AB đây là nhóm m.áu hiếm, ngoài lượng m.áu dự trữ đang có tại Trung Tâm, các bác sĩ đã nhanh chóng xin hỗ trợ thêm từ ngân hàng m.áu sống của đoàn thanh niên huyện Hải Hà và của người nhà bệnh nhân, tổng cộng bênh nhân được truyền 9 đơn vị m.áu toàn phần và 6 đơn vị huyết tương tươi.
Kíp bác sĩ TTYT Hải Hà thực hiện cấp cứu sản phụ (ảnh BVCC)
Sau ca mổ hiện tại mạch và huyết áp của bệnh nhân đang dần ổn định và đã qua cơn nguy kịch, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi Sức Cấp Cứu-TTYT huyện Hải Hà.
Băng huyết sau sinh là một trong những tối cấp cứu của sản khoa là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong mẹ hàng đầu.
Nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh nhân sẽ nhanh chóng đi vào tình trạng sốc, choáng, rối loạn đông m.áu, suy thận, hoại tử tuyến yên, nguy cơ mất khả năng sinh sản sau này do phải cắt tử cung để cầm m.áu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Việc khám và quản lý thai nghén cũng như chọn nơi sinh con ở những cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cấp cứu là vô cùng cần thiết để phát hiện những ca bệnh có nguy cơ băng huyết cao , hạn chế tối đa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho bệnh nhân.
Cung cấp kịp thời 40 đơn vị chế phẩm m.áu cứu sản phụ thoát khỏi tử thần
40 đơn vị chế phẩm m.áu đã được Viện Huyết học – Truyền m.áu TƯ cung cấp cho BVĐK Sơn Tây để cấp cứu cho sản phụ bị băng huyết, sốc mất m.áu.
Trước đó, sáng 3/7, chị Nguyễn Thị Tám (30 t.uổi – thôn Ké, xã Tản Lĩnh, Ba Vì) vào Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, sinh thường được một b.é g.ái khỏe mạnh.
Tuy nhiên, ngay sau đó, tử cung của sản phụ co kém, m.áu â.m đ.ạo ra nhiều, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ. Qua hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện nhận định đây là trường hợp rất nặng: sốc mất m.áu, rối loạn đông cầm m.áu do đờ tử cung, chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần.
Sau phẫu thuật và truyền các chế phẩm m.áu, chị Tám đã có thể tươi tỉnh, trò chuyện với bác sĩ bên đứa con gái nhỏ đáng yêu (ảnh: BVCC).
Bệnh viện lập tức kích hoạt quy trình “báo động đỏ”, huy động các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Sản, Ngoại tổng hợp, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Huyết học – Truyền m.áu; chuẩn bị phương tiện, thiết bị sẵn sàng ứng cứu.
Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây đã liên hệ với khoa Lưu trữ và phân phối m.áu của Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương để được “chi viện” các chế phẩm m.áu an toàn. Do nhu cầu sử dụng m.áu ít, không thường xuyên, nên bệnh viện chỉ dự trữ một số đơn vị khối hồng cầu; trong khi đây lại là ca bệnh phức tạp, cần nhiều chế phẩm m.áu đặc biệt (huyết tương, tủa lạnh…) nhằm bù đắp sự thiếu hụt các yếu tố đông m.áu. Viện Huyết học và Truyền m.áu Trung ương đã vận chuyển chế phẩm m.áu kịp thời, nhưng vẫn chưa đủ cho sản phụ, Bệnh viện Sơn Tây tiếp tục cho xe đến Viện nhận thêm chế phẩm m.áu để truyền cho người bệnh.
Tính đến sáng 4/7, trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, bệnh nhân đã được truyền tổng cộng 40 đơn vị chế phẩm m.áu. Sau khi được phẫu thuật, truyền dịch, thuốc hồi sức, truyền các chế phẩm m.áu kịp thời nhằm giảm tình trạng đông m.áu, mất m.áu, đến sáng 6/7, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe ổn định, các chỉ số cận lâm sàng được cải thiện đáng kể, vết mổ khô, hiện đang được theo dõi tiếp tại bệnh viện.
BS. Kiều Thanh Vân – Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, băng huyết sau sinh là một tai biến thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong mẹ, là thách thức đối với các bác sĩ sản khoa, hồi sức cấp cứu. “Trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Tám là ca bệnh rất nặng, tiên lượng t.ử v.ong cao do mất m.áu và rối loạn đông cầm m.áu, cần đến lượng chế phẩm m.áu lớn trong thời gian ngắn”- BS Kiều Thanh Vân cho biết.
Việc triển khai hiệu quả, linh hoạt quy trình “báo động đỏ” của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây và việc chuẩn bị chu đáo, cung cấp kịp thời các chế phẩm m.áu an toàn từ Viện Huyết học và truyền m.áu Trung ương đã giúp những trường hợp như chị Tám được thoát khỏi “tử thần”, mang lại niềm tin cho người bệnh./.