Ngay trong những ngày cuối năm, các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu sống mẹ con sản phụ nguy kịch vì nhau cài răng lược xâm lấn bàng quang sau phẫu thuật với suy đa tạng, suy tim nặng sau sinh
Bài Viết Liên Quan
- Củ sâm tố nữ có tác dụng gì? 7 Công dụng của sâm tố nữ
- Người trẻ bị suy thận ngày càng nhiều
- Những người nào nên đi niềng răng?
Bệnh nhân được lọc m.áu liên tục.
Sản phụ nói trên là H. T. H., sinh năm 1982, ngụ tại Châu Thành, An Giang được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu, với chẩn đoán ban đầu: thai 31 tuần 05 ngày, ngôi đầu, nhau t.iền đạo trung tâm, vết mổ cũ, nhau cài răng lược (Thai lần 3).
Bệnh nhân được nhập viện với tình trạng đau bụng nhiều, có dấu hiệu chuyển dạ và ra huyết â.m đ.ạo nhiều nên không thể trì hoãn để mổ chương trình được.
Hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân. Sau 04 giờ phẫu thuật căng thẳng, tình trạng c.hảy m.áu đã được kiểm soát. Bệnh nhân được chỉ định truyền 24 đơn vị m.áu và chế phẩm.
Trong và sau phẫu thuật, do tình trạng mất m.áu nhiều, bệnh nhân có biểu hiện suy đa tạng và suy tim nặng sau sinh nên được chuyển Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để điều trị nội khoa tích cực và được chỉ định lọc m.áu liên tục.
Các bác sĩ phẫu thuật cho sản phụ.
Chiều 11/02 (nhằm 30 tết), tình trạng suy đa tạng đã cải thiện tốt, đã ngưng lọc m.áu liên tục. Bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, nằm đầu ngang (tình trạng suy tim đã cải thiện).
Cháu bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ chăm sóc, sức khỏe ổn định.
Theo Ths.Bs Nguyễn Hữu Thời – Phó Trưởng Khoa phụ trách Khoa Sản phụ: Sản phụ được chuyển đến bệnh viện với tình trạng rất nặng, nhau cài răng lược thể Percreta là thể đặc biệt nặng; bánh nhau xâm lấn xuyên qua lớp thanh mạc tử cung, lấn đến những cơ quan lân cận như: ruột, bàng quang nên cần kết hợp nhiều chuyên khoa để chẩn đoán, xử trí cứu sống mẹ và bé.
Ăn tiết canh lợn sạch vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên cầu lợn
Diễn biến của bệnh liên cầu lợn rất nhanh. Từ lúc ăn tiết canh mắc liên cầu lợn đến lúc sức khỏe nguy kịch chỉ trong 2-3 ngày. Mặc dù được điều trị hồi sức tối đa, bệnh nhân vẫn rơi vào tình cảnh nặng nề.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn gia tăng vào dịp Tết. Chủ yếu do thói quen g.iết mổ lợn nhiều vào dịp Tết và thói quen ăn tiết canh cuối năm.
Đặc biệt, có nhiều người có tâm lý nuôi lợn sạch nên cho rằng không có nguy cơ lây bệnh. Nhưng thực tế, BS Khiêm cho rằng, đó là suy nghĩ sai lầm vì lợn khỏe cũng không loại trừ mắc vi khuẩn.
“Với lợn sạch, khỏe mạnh vì vi khuẩn vẫn có thể khu trú ở trong hầu họng và không gây bệnh tật gì cho lợn, không phát hiện ra. Trong quá trình làm tiết lợn, vi khuẩn vẫn có nguy cơ lây bệnh cho người nếu chúng ta ăn tiết canh. Nếu sức đề kháng kém, vi khuẩn sẽ lây rất nhanh”, BS Khiêm cho hay.
Dịp gần Tết những năm gần đây ghi nhận nhiều ca mắc liên cầu lợn nhập BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các ca bệnh vào viện đều trong tình trạng suy đa tạng, viêm màng não mủ, điều trị hồi sức khó khăn.
“Hầu hết các ca liên cầu lợn đều nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc suy đa tạng, gây viêm màng não nặng. Trong đó, có 50-60% trường hợp phát hiện thấy căn nguyên, viêm màng não do liên cầu lợn”, BS Khiêm cho hay.
Bệnh liên cầu lợn thường hay gặp chủ yếu ở người nông dân, hay uống rượu nhiều, sống không đối tốt với gia đình làng xóm, bảo hiểm không có. Có nhiều trường hợp cơ hội chữa lớn nhưng vì bảo hiểm không có, gia đình kinh tế khó khăn nát rượu nên gia đình không quyết tâm điều trị mà nhất quyết xin về. Nhiều trường hợp, các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải kêu gọi các nguồn hỗ trợ, ủng hộ để quyết tâm điều trị cho bệnh nhân.
Triệu chứng của liên cầu lợn là bệnh gây hoại tử da đầu, tay, mặt và nhìn rất rõ bằng mắt thường. Có trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm, được điều trị khỏi nhưng để lại di chứng điếc tai, hoại tử các đầu ngón tay, buộc phải tháo cụt.
Tuy nhiên, đa phần người ăn tiết canh ở con lợn bệnh bị phơi nhiễm nguồn lây khoảng 20 giờ sau khi ăn gỏi, tiết canh sẽ có biểu hiện sốt, đau bụng, buồn nôn, nổi ban trên người nhanh. Từ lúc ăn đến lúc bệnh nhân có biểu hiện nặng chỉ 2-3 ngày, mặc dù được điều trị hồi sức tối đa vẫn nguy cơ nặng. Nếu bệnh nhân sống được, gia đình phải chi phí tới 200-300 triệu đồng mới thoát khỏi tình trạng ngộ độc.