Thịt dê có giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, xung quanh món thịt dê lại có rất nhiều điều cấm kỵ mà chắc hẳn bạn chưa biết.
Trong chuyến đi Ninh Bình, đoàn thăm quan chúng tôi có ghé vào một quán ăn được mệnh danh là đệ nhất dê ở vùng Ninh Bình có view nhìn sông nhìn núi thật lên thơ. Và cũng thật may mắn khi đoàn chúng tôi được chính những người dân ở đây chế biến món đặc sản – thịt dê. Không những vậy, chúng tôi còn được nghe những điều cấm kỵ khi ăn thịt dê mà người dân nơi đây truyền từ đời này sang đời khác.
Thịt dê có gia trị dinh dưỡng cao.
Theo người dân, khi ăn thịt dê không nên ăn kèm với giấm. Bởi theo quan niệm Đông y, thịt dê có tính nóng, trong khi giấm lại chỉ phù hợp với những món ăn có tính lạnh. Khi ăn cùng sẽ khiến món thịt dê giảm đi giá trị dinh dưỡng.
Thứ hai, khi ăn thịt dê thì không ăn dưa hấu bởi thịt dê có tính nóng còn dưa hấu có tính hàn. Khi ăn dưa hấu và thịt dê sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt dê, đồng thời gây rối loạn tiêu hóa.
Thứ ba, thịt dê được xem là thực phẩm xung khắc với đậu đỏ, bởi khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau trong cùng một món ăn có thể gây ngộ độc.
Theo quan niệm Đông y, đậu đỏ có tính ngọt, mặn, lạnh, có thể làm giảm phù nề, ích khí, giải độc, giải nhiệt độc, trong khi thịt dê có tác dụng làm ấm dạ dày, vị ngọt, có khả năng làm cho lá lách và dạ dày khỏe mạnh như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, thịt dê còn có thể giúp bồi bổ cơ thể yếu nhược, ra mồ hôi nhiều, ngăn chặn tình trạng đi tiểu nhiều, có tác dụng tốt cho việc bổ dương. Chính vì vậy, cả thịt dê và đậu đỏ đều có những tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng cùng nhau thì lại gây hại.
Một lời khuyên tiếp mà người dân chia sẻ là không nên ăn thịt dê và bí ngô cùng với nhau, điều này có thể gây vàng da và bệnh hôi chân. Thịt dê và bí ngô là thực phẩm tính nóng, nếu ăn với nhau là rất dễ bốc hỏa, sinh nhiệt, nóng trong, từ đó nổi mụn nhọt, da dẻ kém đi. Trong khi đó, quá trình chế biến thịt dê còn cho thêm các loại gia vị có tính nóng như ớt tiêu, cay, gừng, đinh hương… nên món ăn lại càng nóng hơn.
Thịt dê và bí ngô là thực phẩm tính nóng, không nên ăn cùng với nhau.
Khi bạn đã ăn thịt dê thì không nên tiếp tục ăn hạt dẻ, hoặc 2 thực phẩm này không nên hầm chung với nhau thành một món ăn. Đây là 2 thực phẩm giàu dinh dưỡng và khó tiêu hóa, nếu ăn cùng nhau hoặc ăn với số lượng nhiều đều có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
Phong Linh
Theo nguoiduatin
Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 5: Đã ăn thịt cua thì thôi uống trà
Ăn một con cua to bự, tận hưởng vị thịt ngọt thơm rồi làm một ly trà thì còn gì thú bằng. Nhưng bạn có biết một trong các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa đó chính là ăn cua xong uống trà.
Gia đình anh Phan Văn Long (Gia Lâm, Hà Nội) có thói quen uống trà xanh, đặc biệt là sau bữa ăn. Hôm đó gia đình được người bà con cho con cua biển hấp. Sau bữa ăn, theo thói quen cả nhà ngồi uống trà xanh trò chuyện.
Sau bữa cơm với món cua hấp, cả gia đình uống nước trà không ngờ lại đầy bụng.
Đến chiều người thấy đầy bụng, khó tiêu, cơ thể khó chịu. Lúc ấy, mọi người mới tá hỏa biết rằng trong trà có chứa một lượng axit tannic làm loãng dịch vị trong dạ dày. Việc dịch vị bị pha loãng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể bạn mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày.
Do vậy, sau khi ăn mà uống nước trà thì dù cua chứa nhiều dưỡng chất như: Protid, lipid, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, PP, B6 cũng sẽ phí phạm, cơ thể không hấp thụ được.
Thịt cua có rất nhiều lợi ích:
Thịt cua chứa rất nhiều dưỡng chất.
– Với lượng vitamin B12 và chất sắt có trong thịt cua, chúng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và chữa trị được chứng bệnh thiếu m.áu hiệu quả.
– Giảm lượng mỡ trong m.áu: Trong thịt cua chứa nhiều chất khoáng, axit béo Omega 3, magie có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa có trong m.áu. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về nhồi m.áu cơ tim, hoặc đột quỵ.
– Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển cơ bắp: Lượng protein có trong thịt cua nhiều hơn so với các loại cá và thịt khác, do đó có thể bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết có trong thịt cua. Chúng giúp cơ bắp phát triển, giúp cho tóc, móng tay và làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
– Phát triển của não bộ và tim mạch: Omega 3 có trong cua sẽ là dưỡng chất giúp não bộ và tim mạch phát triển. Đồng thời, chúng cung cấp hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen.
– Phòng ngừa bệnh viêm khớp: Trong thịt cua có chất selen – đóng vai trò như chất chống oxy hóa, nhằm ngừa các bệnh về viêm khớp. Đồng thời, chúng còn dùng để chữa trị những vết bầm dập, trật khớp, ứ huyết hoặc gãy xương khá hiệu quả.
Ngoài ra thịt cua còn có khả năng phòng bệnh loãng xương, giúp giảm cân, ngừa mụn, giảm thiểu cholesterol, điều chỉnh huyết áp. Tốt cho phụ nữ mang thai và người lớn t.uổi mắc các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch.
Phong Linh
Theo nguoiduatin