Ho là một biểu hiện thường gặp ở t.rẻ e.m, là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Vì thế nhiều khi cha mẹ/người chăm sóc rất bối rối và không biết phải làm gì khi trẻ bị ho.
Khi thấy em bé bị ho, nhiều người liền cho trẻ uống một số thuốc theo kinh nghiệm dân gian như: lá hẹ, hoa hồng bạch, đường phèn, mật ong, chanh… và kết quả sẽ diễn ra theo hai chiều hướng: một số trẻ giảm dần ho rồi khỏi; nhưng ngược lại, một số trẻ ho nặng lên, nhiều đờm, sốt, khò khè… và lúc này mới đi khám thì tình trạng đã nặng thậm chí rất nặng, đã có một số biến chứng như viêm tai giữa, viêm thanh, khí, phế quản, viêm phổi.
Bài Viết Liên Quan
- TP HCM ‘đủ oxy’ điều trị bệnh nhân Covid-19
- Phẫu thuật điều trị bong võng mạc
- Một bé song sinh chào đời trong bọc ối
Hãy để ý thật kỹ tiếng ho của trẻ để xác định khi nào thì cần đưa trẻ tới bác sĩ
Vậy, thầy thuốc chuyên khoa Tai Mũi Họng khuyên gì?
Thứ nhất, hãy để ý tiếng ho của trẻ thật kĩ, bạn có thể xác định được khi nào mình cần cho trẻ tới gặp bác sĩ. Cần tới ngay các cơ sở y tế để có sự hỗ trợ của bác sĩ trong các trường hợp: Trẻ ho sâu, tiếng ho cảm nhận từ lồng ngực. Trẻ mệt nhiều, ho ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ. Bác sĩ sẽ giúp tìm nguyên nhân, xem mức độ nặng của bệnh để xác định hướng điều trị vì có thể trẻ đã bị viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản. Cũng phải đi khám bác sĩ nếu trẻ ho kèm theo sốt, hoặc nôn trớ.
Với những trẻ ho khan, bạn cảm nhận ho chỉ nông ở ngay họng, trẻ không mệt, không quấy khóc, ăn uống bình thường… Lúc này bạn có thể sử dụng một số phương thuốc dân gian tại nhà và tiếp tục theo dõi diễn biến của biểu hiện ho cũng như toàn trạng của trẻ. Bạn pha loãng mật ong và/hoặc nước chanh ấm, nước đường phèn và mật ong…, cho trẻ uống ít một, nhiều lần trong ngày. Cần cho trẻ ăn ít hơn, chia nhiều bữa với chế độ ăn mềm, loãng. Nếu trẻ diễn biến tốt: ho giảm dần, trẻ vẫn ăn, chơi và ngủ bình thường … thì duy trì thuốc dân gian trong vòng 10 ngày. Nếu trẻ ho nặng lên, ho thành cơn, bỏ ăn, cảm giác mệt mỏi (không hào hứng tham gia chơi)….; cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được hỗ trợ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho, cần cho trẻ tuyệt đối tuân thủ chế độ đơn thuốc, kiểm soát cách uống thuốc, liều thuốc. Khám lại theo đúng hẹn để bác sĩ xác định tình trạng bệnh của trẻ đã ổn định hẳn chưa, và điều trị theo yêu cầu của bác sĩ cho đến khi khỏi hẳn chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Không cho trẻ ngủ một mình trong giai đoạn này vì khi ngủ ho dễ gây trào ngược, sặc vào đường thở… Không cho trẻ đi chơi xa, hay đi chơi vào những nơi đông người như công viên, siêu thị…vì lúc này cơ thể trẻ đang giảm sức đề khác và rất dễ lây nhiễm bệnh từ cộng đồng.
Một số thức ăn nên tránh khi trẻ bị ho
Tránh ăn đồ khô cứng (kể cả món ăn yêu thích là bimbim…), bởi các đồ ăn này sẽ cọ vào niêm mạc họng của trẻ, kích thích làm tăng phản xạ ho. Tránh uống đồ có gas, đồ lạnh. Tránh ăn đồ tanh như: tôm, cua, cá… Tránh ăn thức ăn được chế biến theo cách chiên, xào… nhiều dầu mỡ. Tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ ăn đặc sánh, gây tắc (xốt khoai, xốt chứa bột năng, bột đao, lòng đỏ trứng….)
Tránh cho trẻ ăn những đồ đặc sánh, gây tắc
Nên ăn gì?
Cho trẻ ăn nhóm thực phẩm giàu vitamine A, vitamine C: cà rốt, cam, bưởi, dâu tây, gấc…; những thức ăn mềm như: cháo, sữa, cơm nát…; các loại canh mát: rau ngót, bí đao… Cần chia nhỏ các bữa ăn./.
Ráy tai cũng có tác dụng
Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng đảm đương một vai trò nhất định, kể cả những chất bài tiết.
Một trong những chất tiết luôn luôn tồn tại nhưng ít được để ý đến đó chính là ráy tai. Khi màu sắc của ráy tai thay đổi, hoặc bất thường có thể là một dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Ráy tai là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài. Cơ thể tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào đã c.hết đi, mồ hôi và bụi bẩn. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, sau khi đến ống tai ngoài ráy tai sẽ có xu hướng tự khô rồi bong tróc ra ngoài. Lúc này, lớp ráy tai mới sẽ được hình thành ở ống tai để thay thế lớp ráy tai bị đưa ra ngoài.
Ráy tai được tạo thành từ chất béo và cholesterol, các thành phần này khiến ráy tai khi mới hình thành có màu vàng, hơi dính. Ráy tai đóng vai trò giống như một “vệ sĩ” giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công vào các tổ chức bên trong của ống tai ngoài, giảm thiểu sự đe dọa đến thính giác của con người. Ngoài ra, ráy tai ở một mức độ vừa phải có chức năng bôi trơn giúp cho sóng âm thanh truyền đi dễ dàng, ngăn chặn côn trùng nhỏ, bụi bẩn… xâm nhập vào bên trong tai.
Ráy tai giữ vai trò bảo vệ ống tai.
Vì sao có ráy tai khô, ráy tai ướt?
Ráy tai hình thành là một quá trình tự nhiên của cơ thể, tính chất có thể thay đổi tùy theo cơ địa, chủng tộc, môi trường, lứa t.uổi và chế độ ăn uống. Ráy tai khô hay ráy tai ướt còn tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai ở từng người khác nhau. Ráy tai ướt hoặc khô có thể do gene di truyền quyết định. Cho dù ở trạng thái khô hay ướt thì ráy tai đều giữ vai trò bảo vệ ống tai.
Các dấu hiệu bất thường của ráy tai
Ráy tai ẩm ướt hơn và xuất hiện mùi hôi: Là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, đó là ráy tai có mùi hôi. Dấu hiệu này cho biết tai có thể đã bị n.hiễm t.rùng hoặc bị tổn thương tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng viêm tai giữa mạn tính.
Ráy tai có m.áu khô: Hiện tượng này báo động về vấn đề như bị xước bên trong tai gây ra m.áu hoặc màng nhĩ thủng, khi đó nên đi kiểm tra ngay, tuyệt đối không nên xem thường.
Ráy tai chảy nước và có màu xanh: Nếu cơ thể chảy nhiều mồ hôi, nước tiết ra từ lỗ tai có thể là do mồ hôi đã chảy vào tai, hòa lẫn với ráy tai rồi chảy ra ngoài. Trong trường hợp không chảy mồ hôi, nhưng ráy tai lại rất ẩm ướt và có màu xanh lá cây hoặc có vàng đậm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn tai.
Khi ráy tai quá nhiều và quá ít
Tiết quá nhiều ráy tai: Nếu vệ sinh ráy tai quá thường xuyên thì não sẽ nhận được phản hồi và phát ra tín hiệu để sản xuất nhiều ráy tai hơn nữa. Điều này không hẳn là tốt vì đây có thể là nguyên nhân dễ gây n.hiễm t.rùng tai và các biến chứng.
Mặt khác tình trạng căng thẳng, suy nghĩ tập trung cao độ cũng đẩy mạnh quá trình sản xuất ráy tai, cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi còn khiến ráy tai hình thành dễ dàng hơn. Không loại trừ nguyên nhân bệnh lý, những người bị n.hiễm t.rùng tai hoặc mắc các khuyết tật trong tai… cũng có thể gây ra tích tụ nhiều ráy tai, ảnh hưởng đến hoạt động của tai. Do đó, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu phát hiện có quá nhiều ráy tai một cách bất thường.
Không có ráy tai: Nếu ráy tai đột nhiên biến mất, không còn sản sinh nữa thì có thể đang mắc phải một bệnh lý rất hiếm và không rõ nguyên nhân, gọi là tình trạng tích tụ keratin ở ống tai. Hiện tượng này được miêu tả là: thay vì tự di chuyển ra tai ngoài, ráy tai lại tích lũy bên trong tai cho đến khi tai xuất hiện một nút cứng.
Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tai, có thể bị sốt, nếu ráy tai tích tụ đầy quá còn khiến tai sưng viêm. Khi đó, cần đến bác sĩ chuyên khoa để xử lý. Tuyệt đối không tự ý tìm mọi cách để lấy ráy tai ra vì việc làm này có thể gây nguy hiểm tai.