Bác sĩ Ngô nhận thấy trong lúc hội chẩn, bệnh nhi chỉ thở bằng đường miệng.
Bài Viết Liên Quan
- Giới trẻ có 4 món khoái khẩu thường ăn rất nhiều nhưng lại làm bệnh đau dạ dày thêm tồi tệ
- Giảm ô nhiễm không khí có lợi tức thì đối với sức khỏe
- Một nam giới bị nhiễm ấu trùng sán dây chó ký sinh ở phổi rất hiếm gặp
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện MOHW Nantou Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (12 t.uổi) sống tại Đài Loan.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện MOHW Nantou Hospital
Bệnh nhi đến khám trong tình trạng cằm phải sưng đau kéo dài 2 ngày. Trong lúc hội chẩn, bác sĩ Ngô phát hiện hàm bên phải của bệnh nhi sưng tấy rõ ràng, cả hàm đều là răng sâu và có mủ chảy ra từ nướu sưng đỏ, kết luận ban đầu là do bệnh nhi vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào nặng kết hợp với áp xe.
Sau một tuần điều trị kết hợp với thuốc kháng sinh, bệnh nhi tái khám và tình trạng sưng đau ở vùng cằm đã cải thiện. Tuy nhiên, bác sĩ Ngô nhận thấy trong lúc hội chẩn, bệnh nhi chỉ thở bằng đường miệng, khi kiểm tra khoang mũi của bệnh nhi phát hiện có 2 khối thịt hồng gây tắc nghẽn khoang mũi.
Khi kiểm tra khoang mũi của bệnh nhi phát hiện có 2 khối thịt hồng gây tắc nghẽn khoang mũi.
Sau khi hỏi thăm tình trạng trước đây của bệnh nhi, bác sĩ Ngô được biết cậu bé bị viêm mũi dị ứng trong thời gian dài, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa thì tình trạng trở nên nghiêm trọng. Nhận thấy con bị viêm mũi dị ứng, phụ huynh đã tự ý đến tiệm thuốc mua thuốc co mạch mũi dạng xịt và tình trạng của cậu bé có cải thiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, bệnh nhi xuất hiện dấu hiệu nhờn thuốc, tình trạng niêm mạc mũi đàn hồi kém và sưng tấy, khoang mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn, chỉ có thể thở bằng miệng.
Bác sĩ Ngô chỉ ra, ban đầu nước bọt được tiết ra để bảo vệ răng miệng và trung hòa axit khi vi khuẩn phân giải thức ăn. Tuy nhiên, tình trạng ngạt mũi và thở bằng miệng trong thời gian dài dẫn đến hệ lụy là lượng nước bọt không đủ, lâu dần axit trong khoang miệng ăn mòn răng và gây sâu răng cả hàm của bệnh nhi, thủ phạm được xác định là do lạm dụng thuốc co mạch mũi điều trị viêm mũi trong thời gian dài.
Bệnh nhi đã được khuyên ngừng sử dụng thuốc co mạch mũi, tiến hành phẫu thuật và tình trạng hô hấp đã cải thiện hoàn toàn, hiện nay bệnh nhi đang được điều trị vấn đề sâu răng. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc co mạch mũi và không sử dụng kéo dài hơn 7 ngày, nếu không sẽ gây ra tình trạng niêm mạc mũi phù nề và ngạt mũi nghiêm trọng.
Bác sĩ nhắc nhở, ngạt mũi không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn tác động đến chức năng bảo vệ sinh lý của khoang mũi, một loại thuốc co mạch mũi có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả, nhưng người bệnh không nên sử dụng lâu dài hoặc tự ý tăng giảm liều lượng. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hay thậm chí gây ra phản tác dụng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thuốc co mạch mũi dài ngày được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là không nên và khi dùng thuốc thì không được dùng quá 7 ngày. Nguyên nhân là bởi:
Nếu lạm dụng thuốc co mạch mũi dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến việc rất khó chữa trị.
Ngoài việc có tác dụng tại chỗ, thuốc còn thấm qua niêm mạc vào m.áu gây tác dụng toàn thân, vì vậy tuyệt đối không nên dùng liều cao dài ngày.
Nếu dùng thuốc lâu ngày, tình trạng sung huyết mũi có thể nặng hơn, đường mũi trở nên hẹp hơn và bạn buộc phải dùng thuốc nhiều hơn và dùng thuốc liều cao hơn vì không dùng thuốc không chịu được.
Tình trạng dùng thuốc co mạch mũi lâu ngày sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn khiến bạn phải dùng thuốc nhiều lần, dẫn đến hình thành nhiều mô sẹo trong niêm mạc mũi và viêm mũi do dùng thuốc.
Do vậy, sau thời gian dùng thuốc co mạch mũi được bác sĩ khuyến cáo mà bạn còn tình trạng ngạt mũi thì không nên tiếp tục sử dụng thuốc, mà thay vào đó bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi trước khi có chỉ định điều trị phù hợp của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đối với tình trạng của bạn.
Ăn lẩu cay 3 lần/tuần, người đàn ông đi khám trong tình trạng bùng phát mụn trên da đầu
Ngay khi chạm tay vào đỉnh đầu, ông Nam cảm nhận đau đớn lan tỏa do cso mụn trên da đầu nên đã đến phòng khám điều trị.
Bác sĩ Hoàng Tĩnh Văn, khoa da liễu, công tác tại phòng khám Aphrodite medical clinic, chia sẻ về trường hợp ông Nam (40 t.uổi) sống tại Đài Loan. Dạo gần đây khi thời tiết trở lạnh, ông Nam thường xuyên cùng đồng nghiệp đi ăn lẩu cay 3 lần/tuần để làm nóng thân nhiệt.
Ảnh minh họa
Không lâu sau, ông Nam phát hiện tình trạng mụn bùng phát trên da đầu, ngay khi chạm tay vào đỉnh đầu, ông Nam cảm nhận đau đớn lan tỏa nên đã đến phòng khám điều trị. Bác sĩ Hoàng cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm nang lông, trên da đầu của bệnh nhân đều là mụn đỏ, thậm chí có cả mụn mủ.
Trên da đầu của bệnh nhân đều là mụn đỏ, thậm chí có cả mụn mủ.
Bệnh viêm nang lông chủ yếu là do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, vì nang lông là nơi phát triển của tóc và cung cấp dưỡng chất nên da đầu, cơ thể và mặt đều có thể xuất hiện tình trạng này. Ví dụ, mụn trứng cá rất phổ biến ở lứa t.uổi thanh thiếu niên và cũng là một phản ứng viêm nang lông điển hình, nguyên nhân xảy ra bệnh viêm nang lông có liên quan đến thể chất, thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống.
Vào mùa đông, nhóm người thích ăn lẩu cay sẽ khiến tình trạng viêm nang lông bùng phát, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và chỉ cần sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da. Trong trường hợp nghiêm trọng, trên cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành mụn mủ, nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị ngay sẽ dẫn đến tình trạng n.hiễm t.rùng lan rộng và gây ra bệnh viêm mô tế bào.
Làm cách nào để ngăn ngừa bệnh viêm nang lông tái phát?
Bác sĩ Hoàng chỉ ra, hiện nay bệnh viêm nang lông hầu hết được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tùy theo tình trạng của bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc mỡ bôi ngoài da. Tuy nhiên, ngoài sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, quan trọng nhất vẫn là bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên mặc quần áo thoáng khí, tránh mặc đồ bó sát hoặc chất liệu không thấm hút mồ hôi, cần vệ sinh cơ thể đúng cách, và nếu vệ sinh quá mức có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ, tránh thức khuya, nghỉ ngơi điều độ sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm nang lông.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông, nhưng một số yếu tố dễ mắc phải tình trạng này, bao gồm:
Mắc các bệnh làm giảm sức đề kháng với n.hiễm t.rùng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu mãn tính và HIV/AIDS.
Bị mụn trứng cá hoặc viêm da.
Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như kem có chứa steroid hoặc phác đồ điều trị có thuốc kháng sinh lâu dài để trị mụn trứng cá.
Người đàn ông với mái tóc xoăn, người cạo râu.
Thường xuyên mặc quần áo giữ nhiệt và mồ hôi, như găng tay cao su hoặc giày cao cổ.
Ngâm mình trong bồn nước nóng không được duy trì tốt về nhiệt độ và chất lượng nước.
Gây tổn thương cho nang tóc bằng cách cạo, tẩy lông hoặc mặc quần áo chật.
Triệu chứng bệnh Viêm nang lông
Các cụm mụn nhỏ mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh nang lông
Mụn nước đầy mủ vỡ ra.
Ngứa, rát da.
Đau.
Một vết sưng lớn hoặc khối.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh lan rộng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng không biến mất sau một vài ngày. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để giúp kiểm soát bệnh.
Các biến chứng có thể có của viêm nang lông bao gồm:
N.hiễm t.rùng tái phát hoặc lan rộng.
Bệnh nhọt dưới da (furunculosis).
Tổn thương da vĩnh viễn, như sẹo hoặc đốm đen.
Phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn.