Cách nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung

Các bác sĩ cho biết, ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu.

Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

cach nhan biet benh ung thu co tu cung 2ea 6789734

Khám sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung cho người dân tại một bệnh viện trong tỉnh

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung gồm: nhiễm virus HPV; ức chế miễn dịch; sinh con quá sớm khi cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện; phụ n.ữ s.inh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với phụ n.ữ s.inh từ 1-2 con; quan hệ t.ình d.ục bừa bãi…

BS Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho hay, chị em nếu có một trong số những dấu hiệu sau cần lưu ý để đi khám, sàng lọc, phát hiện, điều trị sớm bệnh ung thư cổ tử cung. Đó là: ra m.áu â.m đ.ạo bất thường; ra m.áu â.m đ.ạo sau quan hệ t.ình d.ục; ra khí hư â.m đ.ạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy m.áu; đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu, đi ngoài ra m.áu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng; k.inh n.guyệt kéo dài, không đều; mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại và hiệu quả như: phương pháp phẫu thuật triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở.

Để phòng ngừa bệnh, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, tiêm vaccine phòng HPV cho nữ giới từ 9-26 t.uổi là cách phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung đơn giản, hiệu quả nhất.

Giặt đồ lót kiểu này, cô gái mắc ung thư và qua đời khi mới 29 t.uổi

Đồ lót là trang phục tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nên cần được vệ sinh cẩn thận.

Tuy nhiên cô gái 29 t.uổi đã mắc một sai lầm nghiêm trọng.

Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin về trường hợp một cô gái họ Lâm qua đời ở t.uổi 29 sau gần nửa năm phát hiện ung thư cổ tử cung. Được biết, bệnh xuất phát từ thói quen xấu khi giặt đồ lót mà rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải.

Bác sĩ điều trị của cô Lâm cho biết, đa số phụ nữ hiện đại ý thức được tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe “vùng kín” nhưng vì nhiều lý do họ lại không tuân thủ.

Như trường hợp của cô Lâm, cô vốn sinh ra trong gia đình khó khăn ở một vùng quê nghèo. Quen với cuộc sống thiếu thốn nên khi đi học đại học, cô vẫn duy trì thói quen đó là hàng ngày khi thay quần áo thường gom tất cả đồ dài lẫn đồ lót bẩn để trong máy giặt vài ngày, đợi đủ số lượng rồi mới giặt. Theo cô, làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian lại đỡ tốn điện, nước.

giat do lot kieu nay co gai mac ung thu va qua doi khi moi 29 tuoi 6e6 6709995

Cô Lâm đã qua đời ở t.uổi 29 vì căn bệnh ung thư với biết bao dự định còn dang dở.

Tuy nhiên chính vì thói quen xấu này mà 3 năm trước cô bị rối loạn k.inh n.guyệt, đi khám thì phát hiện nhiễm virus HPV.

Thời gian đầu phát hiện nhiễm HPV, cô Lâm cũng điều chỉnh lại chế độ ăn uống, quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh và các mối quan hệ khác giới. Tuy nhiên, thói quen “gom” quần lót nhiều ngày mới giặt, cô vẫn không bỏ được.

Theo bác sĩ, đây chính là lý do khiến bệnh tình của cô trầm trọng và diễn tiến thành ung thư cổ tử cung một cách nhanh chóng. Đáng tiếc, sau chưa đầy nửa năm chống chọi với căn bệnh, cô Lâm đã qua đời ở t.uổi 29 với biết bao dự định còn dang dở.

Câu chuyện của cô Lâm là hồi chuông cảnh tỉnh với tất cả chị em phụ nữ. Đồ lót là trang phục tiếp xúc trực tiếp với vùng nhạy cảm trên cơ thể nên chúng cần được vệ sinh ngay sau khi sử dụng.

Đồ lót sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt là những người đã hoặc đang mắc bệnh phụ khoa, nếu không được vệ sinh kịp thời, để qua đêm hay lâu ngày sẽ khiến cho số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi. Sau đó, dù có giặt thì cũng không đảm bảo diệt được các vi khuẩn, virus. Những vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào tử cung, gây ra viêm nhiễm, hình thành các tế bào ung thư.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi giặt đồ lót cần chú ý:

-Không tích tụ lại giặt một lần

Lười giặt đồ lót mà tích tụ lại để giặt một lần có thể khiến cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Hơn nữa, khi để lâu, vi khuẩn lactic trong dịch tiết sẽ chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc lâu với không khí và tạo ra mùi đặc trưng không dễ chịu. Do đó, nên thay quần áo lót hàng ngày, giặt giũ kịp thời. Không nên để quần lót qua đêm để tránh mắc các bệnh phụ khoa do mặc quần lót bẩn.

-Không giặt chung với quần áo khác

Nhiều chị em có thói quen sai lầm là giặt chung quần áo ngoài với quần áo lót mà không biết rằng các lớp biểu bì, nấm bám trên quần áo ngoài có thể bám sang quần áo lót. Khi những “thứ bẩn” này bám sang quần lót sẽ lây vi khuẩn và rất khó giặt sạch.

-Không giặt nước quá nóng

Nước giặt quần áo lót lý tưởng là nhiệt độ 30-40 độ C, để xà phòng và nước xả vải được hòa tan hoàn toàn và không bị bám lại trên sợi vải. Khi giặt cũng không nên dùng nước quá nóng, vì chúng có thể khiến quần áo lót nhanh rão, hư hại và sờn màu.

-Không dùng hóa chất mạnh

Khi giặt đồ lót, lưu ý không nên sử dụng các loại hóa chất có nồng độ mạnh, bởi chúng có thể gây ra các vấn đề viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín khi không được xả sạch.

-Không phơi nơi thiếu ánh sáng

Sau khi giặt xong, không phải cứ phơi khô là được. Nếu chị em phơi quần lót trong môi trường tối và ẩm ướt, vi khuẩn sẽ sinh sôi với số lượng lớn. Tốt nhất nên phơi đồ lót đã giặt khô dưới ánh nắng mặt trời. Nếu thực sự không thể phơi dưới ánh mặt trời thì có thể được xử lý bằng nhiệt độ cao, ví dụ như ủi bằng bàn là hoặc thậm chí dùng máy sấy tóc.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em cần lưu ý:

-Chảy m.áu â.m đ.ạo bất thường

Chị em khi đi vệ sinh cần chú ý một số thay đổi quần lót. Nếu là phụ nữ bị xói mòn cổ tử cung sẽ khiến cổ tử cung bị viêm nhiễm, vỡ tử cung và c.hảy m.áu. Lúc này cần phải chú ý, nếu không có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

-Thường xuyên đau bụng dưới

Nếu thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới, kèm theo cảm giác nóng rát vùng kín thì đừng nghĩ đơn giản là do viêm nhiễm phụ khoa. Đó có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung, vì một khi ung thư cổ tử cung xảy ra, sự xuất hiện của các tế bào khối u chèn ép vào tử cung sẽ khiến chị em đau nhất là vùng bụng dưới.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, vì vậy chị em hãy luôn chú ý đến những thay đổi của cơ thể. Ngay khi có biểu hiện bất thường, nên chủ động đi khám để điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *