Bị cua kẹp nhưng tự ý đắp gừng trộn với mật ong, người đàn ông suýt c.hết: Bác sĩ cảnh báo các bà nội trợ

Bị cua kẹp nhưng tự ý đắp gừng trộn với mật vong lên vết thương, người đàn ông bị nhồi m.áu cơ tim nguy kịch.

Bài Viết Liên Quan

bi cua kep nhung tu y dap gung tron voi mat ong nguoi dan ong suyt chet bac si canh bao cac ba noi tro 337 5490391

Ngày 4/1, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ nơi đây vừa cứu sống một trường hợp bị cua kẹp biến chứng viêm mô tế bào, n.hiễm t.rùng huyết nguy kịch.

Bệnh nhân là ông Võ Văn L. (58 t.uổi, ngụ Bạc Liêu) được chuyển đến từ BV địa phương ngày 28/12 với chẩn đoán choáng n.hiễm t.rùng, viêm mô tế bào cẳng chân phải, theo dõi nhồi m.áu cơ tim cấp.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng, tri giác lơ mơ, huyết áp thấp dù sử dụng thuốc vận mạch liều cao, suy hô hấp nặng, đã được can thiệp đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở.

Do nguy cơ t.ử v.ong cao nên bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến khoa Hồi sức tích Cực – Chống độc (ICU) để tiến hành điều trị.

Theo gia đình bệnh nhân cho biết cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân bị vết thương ngoài da vùng cẳng chân do cua nuôi kẹp.

Bệnh nhân tự đắp gừng trộn với mật ong lên vết thương theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên sau đắp thuốc, vết thương ngày càng tấy đỏ nhiều hơn khiến bệnh nhân sốt cao, mệt và khó thở ngày càng tăng.

bi cua kep nhung tu y dap gung tron voi mat ong nguoi dan ong suyt chet bac si canh bao cac ba noi tro 099 5490391

Bệnh nhân nguy kịch sau khi bị cua kẹp.

Bệnh nhân nhập BV địa phương với tình trạng huyết áp khó đo, suy hô hấp nặng, được xử trí cấp cứu thở máy, kháng sinh phổ rộng liều cao, vận mạch… rồi chuyển lên tuyến trên.

Được biết, ông L. có t.iền sử sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên do bệnh lý thoái hóa đa khớp khoảng 10 năm nay cùng nhiều loại thuốc đông y dân gian không rõ thành phần.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa ICU chẩn đoán bệnh nhân bị cua kẹp (cắp) biến chứng viêm mô tế bào cẳng chân phải – n.hiễm t.rùng huyết biến chứng choáng n.hiễm t.rùng suy đa cơ quan.

Bệnh nhân có chỉ định lọc m.áu liên tục cấp cứu và sử dụng kháng sinh phổ rộng theo phác đồ.

Qua 48 giờ lọc m.áu liên tục, huyết áp bệnh nhân cải thiện dần, ngưng được thuốc vận mạch, các chỉ số suy tạng dần trở về giá trị bình thường.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ngưng máy thở và rút được ống thở thành công. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, đang được theo dõi điều trị tiếp tại khoa Nội Tim mạch – Khớp.

bi cua kep nhung tu y dap gung tron voi mat ong nguoi dan ong suyt chet bac si canh bao cac ba noi tro fb6 5490391

Hiện bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn định.

Bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của BV cho biết, trong đời sống đôi khi do sơ suất trong lúc làm cua để chế biến món ăn người nội trợ có thể bị cua cắp.

Khi bị cua kẹp thường gây đau, bầm tím, ra m.áu… Đặc biệt nếu bị cua bể kẹp thì nỗi đau càng kinh khủng hơn. Trên thực tế, thế giới đã chứng kiến nhiều trường hợp cua kẹp dẫn đến t.ử v.ong. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể bị ra m.áu, rách da, tạo vết thương hở hoặc mất một mảng thịt.

Ngoài ra còn có cảm giác đau tại nơi bị cắp và sưng, nóng, đỏ, đau vùng lân cận. Một số người cũng ghi nhận sốt và n.hiễm t.rùng tại nơi cắp, biến chứng n.hiễm t.rùng huyết.

Bác sĩ khuyên người dân nếu chẳng may bị cua kẹp, cần bình tĩnh tách cua ra sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương.

Nên rửa vết thương bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già và băng ép vết thương khi ra m.áu nhiều hoặc miệng vết thương rộng. Không được tự ý đắp các loại thuốc nam lên vết thương.

Trường hợp vết đau sưng nóng, khả năng vùng sưng đau đó đang bị viêm mô tế bào cần đến BV để kiểm tra, xác định mức độ thương tổn để có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ra cần lưu ý nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Nam giới không t.huốc l.á, không rượu bia.

Suýt m.ất m.ạng vì “đam mê” tiết mục xiếc nuốt kiếm

Trong lúc học nuốt thanh kiếm bằng kim loại, một nam thanh niên ở miền Tây phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Vụ việc dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh, cần hết sức thận trọng khi lựa chọn thử nghiệm bản thân với các tiết mục xiếc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

suyt mat mang vi dam me tiet muc xiec nuot kiem 902 5408843

N.V.L. đang thực hành nuốt kiếm nhưng không may gặp “sự cố”.

Đam mê hay u mê?

Sau nhiều ngày được các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ điều trị tích cực, bệnh nhân N.V.L. (sinh năm 1990, ngụ phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) – người học nuốt kiếm để diễn xiếc – đã được xuất viện trở về nhà. Hiện, N.V.L. có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh.

BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó giám đốc chuyên môn bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ – xác nhận, bệnh nhân N.V.L được chuyển đến từ bệnh viện Phương Châu. Bệnh nhân nhập viện lúc 17h31 ngày 9/11 với chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày… Các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa – Huyết học lâm sàng đã tích cực điều trị cho bệnh nhân. Đến 15h ngày 11/11, bệnh nhân N.V.L. được xuất viện.

Ngày 24/11, trao đổi với PV tạp chí Đời sống và Pháp luật, anh N.V.L. cho biết, mình như người từ cõi c.hết trở về. Do đam mê trở thành một người diễn tiết mục xiếc nuốt kiếm chuyên nghiệp nên anh đã tìm và liên hệ với một người đàn ông ở TP.HCM có tên K.L. để học nghề nuốt kiếm.

Sau khi thỏa thuận mua đạo cụ như kiếm, kéo, cưa,… bằng kim loại, ông K.L. từ TP.HCM đến Cần Thơ để “dạy” nghề cho N.V.L.. Theo lời anh N.V.L., chi phí mua đạo cụ và học nghề tổng cộng là 11 triệu đồng.

Ngày 9/11, ông K.L. đến Cần Thơ để hướng dẫn N.V.L. nuốt kiếm. Sau đó, anh N.V.L. đã đưa trước chi phí cho ông K.L. là 5 triệu đồng. Tuy nhiên, trong lúc thực hành nuốt thanh kiếm, anh L. bất ngờ gặp “sự cố” phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói, người tím tái.

“Lúc đó, em nôn ói ra m.áu, tưởng sẽ không qua khỏi. Khi gặp “sự cố”, em đã từ chối việc tiếp tục học tiết mục xiếc nuốt kiếm do quá nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, khi dạy, chú K.L. chỉ nói miệng rồi em tin tưởng làm theo, chứ chú K.L. không hề diễn thực hành mẫu”, anh N.V.L. kể.

Cũng theo lời anh N.V.L., sau khi xảy ra “sự cố”, ông K.L. đã thu hồi lại đạo cụ, nhưng 5 triệu đồng t.iền đưa trước thì chưa hoàn lại.

“Sư phụ” trần tình

Để có thông tin đa chiều, PV đã liên hệ với ông K.L.. Trao đổi với PV, ông K.L. khẳng định có nhận dạy xiếc nuốt kiếm theo yêu cầu của anh N.V.L.. Tuy nhiên, việc dạy xiếc nuốt kiếm này là hoàn toàn miễn phí, ông chỉ bán đạo cụ với giá 5 triệu đồng.

“Sau “sự cố” xảy ra, tôi cũng đồng ý trả lại 5 triệu đồng t.iền đạo cụ và hỗ trợ 5 triệu đồng t.iền viện phí, nhưng do tôi đang đi diễn nên chưa gửi lại ngay được”, ông K.L. nói.

Trước đó, vào năm 2017, hai diễn viên xiếc, ảo thuật tự do, chuyên phục vụ tại các đám tang trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long suýt m.ất m.ạng khi trình diễn màn nuốt kiếm, nuốt lưỡi cưa.

Cụ thể, trường hợp của ông Trần Thanh P. (SN 1964, ngụ xã Hòa Bình, Trà Ôn, Vĩnh Long) gặp nạn khi biểu diễn màn nuốt lưỡi cưa tại một đám tang. “Sự cố” thủng thực quản ngoài ý muốn đã khiến ông P. phải nằm 21 ngày tại bệnh viện điều trị, chi phí gần 50 triệu đồng.

Tương tự, trong lúc biểu diễn nuốt kiếm, phục vụ tại đám tang, anh Nguyễn Thanh H. (SN 1985, ngụ xã Mỹ Hạnh Trung, Tam Bình, Vĩnh Long) không may cũng gặp phải “sự cố” khiến thủng thực quản.

Diễn viên xiếc nuốt kiếm Hoàng Tân – người có hơn 20 năm trong nghề diễn tiết mục nuốt kiếm – chia sẻ, tiết mục này đòi hỏi sự tập luyện khắc nghiệt. Việc nuốt kiếm rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nên anh Tân khuyến cáo mọi người không nên tự tập dưới mọi hình thức. Đặc biệt, khi tập luyện, người học cần phải có thầy chuyên nghiệp và hướng dẫn một cách bài bản. Để diễn được tiết mục nuốt kiếm phải khổ công luyện tập ít nhất 6 tháng liên tục thì mới có thể đứng trên sân khấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *