Bệnh trĩ rất phổ biến, nếu không được can thiệp sớm có thể gây n.hiễm t.rùng lan rộng vùng h.ậu m.ôn và gây n.hiễm t.rùng m.áu…
Vậy có những biện pháp và nào dùng để điều trị?
1. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Khoảng 40% bệnh nhân trĩ sẽ không có triệu chứng, trong khi bệnh nhân có triệu chứng thường có các biểu hiện sau:
– Phân có m.áu (trong một số ít trường hợp, mất m.áu mạn tính có thể gây thiếu m.áu, suy nhược, đau đầu, khó chịu, mệt mỏi và các vấn đề khác);
– Kích ứng da hoặc ngứa xung quanh h.ậu m.ôn;
– Đau h.ậu m.ôn cấp tính…
Điều trị bảo tồn bao gồm: Tăng lượng chất xơ, bổ sung nhiều nước, sử dụng thuốc làm mềm phân và bôi thuốc mỡ hoặc đặt thuốc đạn tại chỗ. Đối với bệnh trĩ đơn hoặc nhẹ, các phương pháp điều trị không phẫu thuật như thắt búi trĩ, liệu pháp tiêm xơ cứng, laser… thường an toàn, hiệu quả, ít xâm lấn.
Nếu các biện pháp trên không làm giảm triệu chứng hoặc búi trĩ có kích thước đặc biệt lớn thì cần phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Người bệnh trĩ cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thuốc điều trị bệnh trĩ
Thuốc thường được kê toa để giảm bớt các triệu chứng như đau, kích ứng, sưng tấy và làm mềm phân.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
2.1 Thuốc điều trị tại chỗ
– Tác dụng: Các loại thuốc dạng kem, thuốc mỡ và thuốc đạn chứa các thành phần như hydrocortisone (giúp giảm viêm, sưng, giảm ngứa và kích ứng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vùng da bị ảnh hưởng), phenylephrine (hỗ trợ thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn làm giảm cảm giác nóng rát và sưng tấy), lidocain (giảm sưng đau)…
– Tác dụng phụ: Những loại thuốc điều trị tại chỗ này có thể mang lại hiệu quả tạm thời trong việc giảm viêm và đau do trĩ gây ra, nhưng không phải là giải pháp lâu dài và không phải là thuốc điều trị bệnh triệt để. Không nên dùng trong thời gian dài vì có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm ở h.ậu m.ôn và làm mỏng da.
2.2 Thuốc hỗ trợ độ bền tĩnh mạch
– Tác dụng: Khi mắc bệnh trĩ, tĩnh mạch chịu áp lực lớn. Thuốc trị giãn tĩnh mạch như diosmin thường được sử dụng để tăng độ bền của tĩnh mạch, giúp giảm các triệu chứng cấp tính của bệnh trĩ nội và ngoại như ngứa và đau do giãn tĩnh mạch.
– Tác dụng phụ: Tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp là nôn, buồn nôn, tiêu chảy…
– Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.3 Thuốc giảm đau
– Tác dụng: Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn cấp tính, có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol để giảm đau. Tuy nhiên, nên tránh dùng các loại thuốc như ibuprofen trong trường hợp c.hảy m.áu quá nhiều.
– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài. Vì vậy cần tuân thủ liều lượng.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người suy gan suy thận nặng, quá mẫn với thành phần của thuốc.
2.4 Thuốc nhuận tràng
– Tác dụng: Thuốc được sử dụng để làm mềm phân và giúp làm rỗng ruột. Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng là lactulose, macrogol, sorbitol.
– Tác dụng phụ: Mặc dù thuốc tương đối an toàn nhưng vẫn có những tác dụng phụ như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mất nước.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc nhuận tràng cho người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng chưa có chẩn đoán xác định rõ nguyên nhân.
3. Lưu ý khi dùng thuốc
Bệnh trĩ không khó điều trị nhưng để điều trị hiệu quả, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh, phân độ trĩ và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Tránh việc tự điều trị, tự dùng thuốc tại nhà.
Khi dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, cần tái khám để bác sĩ kiểm tra, đ.ánh giá và điều chỉnh lại phương án điều trị, tránh để bệnh tiến triển nặng.
Song song với sử dụng thuốc người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh, bao gồm:
– Tăng cường ăn chất xơ và uống nhiều nước để làm mềm phân. Phân mềm sẽ làm giảm sự căng thẳng khi đại tiện, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Lượng chất xơ không hòa tan hàng ngày nên đạt từ 20 đến 30 gram, và lượng nước uống hàng ngày phải đạt 1,5 đến 2 lít.
Có thể tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây để đáp ứng lượng chất xơ ăn vào. Các loại trái cây có tác dụng nhuận tràng bao gồm mận, táo, lê, thanh long, kiwi, chuối chín và các loại trái cây khác. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không thể đáp ứng những yêu cầu này, có thể mua một số chế phẩm bổ sung chất xơ như psyllium và methylcellulos. Nếu bị táo bón nặng hơn, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể.
– Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, cũng cần hình thành thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày. Tránh ngồi xổm trong bồn cầu lâu (tốt nhất là không quá 5 phút).
– Tập thể dục phù hợp mỗi ngày có thể thúc đẩy nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện.
– Cũng lưu ý rằng một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, cần thận trọng khi sử dụng.
Mùa hè uống nước mía nhiều có tốt không?
Nước mía, với hương vị tươi mát và độ ngọt tự nhiên, là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng của mùa hè.
Tuy nhiên, uống nước mía nhiều có tốt cho sức khỏe hay không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mùa hè uống nước mía nhiều có tốt không?
Lợi ích của nước mía với sức khỏe
Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng và suy nhược.
Thức uống này có thể giúp loại bỏ đầy hơi và mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ hoạt động của thận.
Ngoài ra, mía còn được sử dụng như một phương pháp điều trị truyền thống cho các vấn đề về gan vàng da.
Hàm lượng cao canxi, magiê, kali, sắt và mangan trong nước mía cùng với sự hiện diện của flavonoid có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Axit alpha hydroxy trong nước mía có thể giúp làn da trở nên mịn màng và ngăn ngừa mụn trứng cá và gàu.
Những điều cần lưu ý khi uống nước mía
Hạn chế lượng uống: do nước mía có hàm lượng đường cao, nên cần hạn chế lượng uống đối với những nhóm người như người già, t.rẻ e.m dưới 4 t.uổi, người thừa cân béo phì, và người bị bệnh tiểu đường.
Uống đúng cách: mặc dù có lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc uống nước mía nhiều cũng cần được kiểm soát. Không nên sử dụng nước mía thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.
Bảo quản đúng cách: tránh để nước mía quá lâu trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng, vì điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe.
Nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc uống nhiều cần được kiểm soát và cân nhắc để tận hưởng tốt nhất các lợi ích mà nó mang lại.