Cảnh báo gia tăng bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Ngành Y tế cảnh báo, tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm đối với t.rẻ e.m, do đó phụ huynh cần hết sức tuân thủ các biện pháp phòng bệnh.

canh bao gia tang benh tay chan mieng tai khu vuc phia nam bb6 7171395

Trong tháng 4, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh tiếp nhận hơn 900 lượt khám bệnh tay chân miệng, trong đó có khoảng 10% trẻ phải nhập viện. Con số này tăng cao so với tháng 3 và tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Quản lý và điều hành Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, số lượng trẻ đến khám tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng trong những ngày gần đây. Bác sĩ Qui cũng cho biết, đến thời điểm này, hầu hết trẻ bị tay chân miệng độ 2 – mức độ trung bình và chưa ghi nhận ca bệnh nặng. Mặc dù vậy, đơn vị này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng giường bệnh, thuốc men để ứng phó với các tình huống số lượng trẻ nhập viện có thể gia tăng.

Thống kê của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 19/5, trên địa bàn đã có 4.471 ca bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong 2 tuần qua (tuần 19 và tuần 20) số ca bệnh hằng tuần có dấu hiệu tăng nhanh hơn những tuần trước đó, tuy nhiên không ghi nhận ca bệnh nặng trong thời gian này.

Còn theo báo cáo của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, tính chung khu vực phía Nam, tổng số ca mắc bệnh tay chân miệng trong 19 tuần đầu năm 2024 là 13.495 ca, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 55% so với trung bình cùng kỳ 5 năm trước. Số ca mắc những tuần gần đây của khu vực cũng đang gia tăng so với những tuần trước đó và đã có 1 trường hợp t.ử v.ong.

Đến nay hệ thống giám sát tác nhân gây dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh chưa phát hiện virus EV71 – tác nhân thường gây ra những vụ dịch tay chân miệng với nhiều ca bệnh nặng.

Mặc dù vậy, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu hệ thống phòng, chống dịch, hệ thống điều trị phải trong tư thế chủ động phòng, chống dịch và sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh tay chân miệng có thể xảy ra. Các hoạt động giám sát dịch tễ, giám sát tác nhân gây bệnh tay chân miệng được duy trì thường xuyên nhằm cung cấp dữ liệu cho việc dự báo tình hình dịch bệnh. Các kịch bản phân tuyến điều trị ca bệnh triển khai từ năm 2023 vẫn tiếp tục duy trì tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố.

Ngành Y tế và ngành Giáo dục các cấp phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong các trường mầm non, nhóm trẻ. Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố giám sát hỗ trợ các trung tâm y tế quận huyện và thành phố Thủ Đức thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong trường học và trong cộng đồng.

Hiện, Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng do đó, để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện theo phương châm 3 sạch: Ăn (uống) sạch; ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Hai bệnh truyền nhiễm đang gia tăng ở TP.HCM

So với trung bình 4 tuần trước, số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM trong tuần 20 tăng tới 51%.

hai benh truyen nhiem dang gia tang o tphcm de1 7170077

Bàn tay của một bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: Shuttertock.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 20 (13-19/5), toàn thành phố ghi nhận 587 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 51% so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 20 là 4.471 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và quận 6.

Cũng trong tuần 20, HCDC cũng báo cáo 137 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 6% so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 20 là 3.251 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và TP Thủ Đức.

hai benh truyen nhiem dang gia tang o tphcm 325 7170077

Sốt xuất huyết và tay chân miệng là 2 bệnh truyền nhiễm theo mùa phổ biến với số ca mắc cao tại TP.HCM và khu vực phía Nam.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp nhất từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 t.uổi, trẻ lớn ít gặp hơn. Triệu chứng dễ thấy nhất của trẻ mắc bệnh là nổi bóng nước tại các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông, bên trong niêm mạc miệng.

Bệnh tay chân miệng thường có 4 cấp độ. Ở độ I, IIA, trẻ có thể được điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu mắc bệnh ở cấp độ cao hơn, trẻ cần được nhập viện theo dõi, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Hiện tại, tay chân miệng vẫn chưa có vaccine dự phòng. Cách duy nhất ngừa bệnh cho trẻ là thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, môi trường sống; tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn. Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ban đỏ dưới da toàn thân.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm. Đôi khi, sốt xuất huyết vẫn gây triệu chứng và biến chứng nặng.

Mới đây, Bộ Y tế đã cấp phép cho vaccine phòng sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam do Tập đoàn dược phẩm Takeda sản xuất. Dự kiến, vaccine sốt xuất huyết sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong cả nước bắt đầu từ tháng 9 năm nay.

Người dân từ 4 t.uổi trở lên, dù đã mắc bệnh hay chưa, đều được tiêm vaccine mà không cần làm xét nghiệm trước đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *